Nghi án gian lận thuế “khủng” từ hoạt động kinh doanh ắc qui nhập khẩu
Mỗi bình ắc qui khi khai thuế chỉ có giá chưa đến 500.000 đồng nhưng giá bán thực tế lên tới gần 2 triệu đồng/chiếc.
Theo cơ quan Hải quan, mỗi năm, các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu một lượng ắc qui lớn, với kim ngạch lên tới hàng trăm triệu USD từ các thị trường như Hàn Quốc,Nhật Bản, Thái Lan… Chỉ tính riêng hai nhãn hiệu ắc qui nhập khẩu là Rocket và Atlas, trong năm 2013 đã nhập khẩu 2 triệu USD.
Nếu nhà nhập khẩu nào cũng làm ăn nghiêm túc, kế khai thuế đầy đủ thì hàng ắc qui nhập khẩu sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu da dạng của khách hàng, kích thích cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất ắc qui trong nước. Tuy nhiên, thực tế không diễn ra như vậy.
Qua tìm hiểu của phóng viên trên thực tế, hiện tượng gian lận, trốn thuế đang diễn ra khá phổ biến mà các cơ quan chức năng như thuế, quản lý thị trường… có thể chưa nắm được. Đó là, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ắc quy viết hóa đơn bán hàng (VAT), thấp hơn giá trị thực tế mà khách hàng phải thanh toán.
Cụ thể, là đối với ắc quy nhãn hiệu Rocket và Atlas nhập khẩu từ Hàn Quốc. Hóa đơn giá trị gia tăng của nhà nhập khẩu, phân phối ắc qui Rocket (Công ty cổ phần viễn thông An Mạnh Phát, địa chỉ 343B Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) ghi cho một đại lý như sau: Loại bình SMFNX 100 là 295.000 đồng/bình; SMF NX120 là 545.000 đồng/bình. Trong khi báo giá tương ứng (giá bán thực tế) hai loại ắc qui này là 980.000 đồng/bình và 1.765.000/bình. Chủ đại lý cam kết:Bình có xuât xứ rõ ràng; chuyển hàng theo yêu cầu…
Một chủ đại lý ắc qui ở tỉnh Hà Nam cho biết, gặp những khách hàng muốn lấy hóa đơn đỏ (hóa đơn VAT) để thanh toán đúng giá trị thực của hàng hóa thì trước khi mua, người này thường phải trao đổi với khách. “Nếu chị mua hàng nhập khẩu thì hóa đơn chỉ có hơn 200.000 đồng thôi nhưng nếu lấy của một hãng trong nước như GS, Pinaco chẳng hạn thì có hóa đơn 1,8-2 triệu đồng/bình. Nhiều ông lấy bình 60Ah của Rocket thì chị đều viết bằng giá bình N120 của các hãng ắc quy sản xuất trong nước” – Chủ đại lý này tiết lộ.
Từ 2011-2013, kim ngạch nhập khẩu ắc qui hiệu Atlas, Rocket xuất xứ từ Hàn Quốc là: 2011: 1,27 triệu USD, 2012: 1,93 triệu USD, 2013: 1,98 triệu USD.
Video đang HOT
Mức giá khai báo và xác định (để tính thuế) từ 6,97 USD/chiếc đến 50,25 USD/chiếc (Tùy theo dung lượng, qui các các thông số kỹ thuật kèm theo).
Hỏi sao Công ty nhập khẩu không viết hóa đơn theo đúng giá trị bán cho khách hàng, chủ đại lý trả lời: Chắc chắn không viết. Vì hàng nhập khẩu về chỉ xuất hóa đơn giá mấy trăm nghìn. Cụ thể như bình Rocket 100, nhà nhập khẩu phân phối chỉ viết hoa đơn giá trị 295.000 đồng/bình trong khi thực tế mua vào đã là 1.998.000 đồng. Sau đó thì nhà phân phối cũng chiết khấu cho đại lý 12%.
Chủ đại lý bán ắc qui này cho biết, việc ghi hóa đơn VAT chỉ là “làm phép” để đi đường đối phó với tình huống chẳng may bị các lực lượng chức năng kiểm tra.
Trong vai người muốn mở đại lý bán ắc qui, phóng viên VOV đã tìm đến một trong các Nhà nhập khẩu ắc quy Atlas là Công Ty TNHH Đầu Tư phát Triển Kỹ Thuật & Thương Mại Thiên Sơn – 93 Vĩnh Phúc, P. Vĩnh Phúc, Q. Ba Đình, Hà Nội. Tình hình cũng không có gì khác. Một nhân viên phụ trách kinh doanh tên Thủy cho biết, nếu làm đại lý cho Atlas thì hóa đơn Công ty này xuất ra cũng chỉ là “hình thức” để qua mặt các lực lượng kiểm tra khi đi đường và cũng ở mức trên 500.000 đồng/chiếc. “Tội gì phải ghi cao để phải khai thuế đầu vào cao” – nhân viên này tư vấn.
Theo báo giá “Mừng xuân Giáp Ngọ” của Thiên Sơn, thì các mặt hàng ắc qui tại đây có giá từ 790.000 đến 1.700.000 đồng/chiếc (chưa bao gồm VAT).
Thậm chí, giá ắc qui ghi trên hóa đơn VAT của các doanh nghiệp nhập khẩu ắc qui còn thấp hơn cả giá bán ắc quy phế liệu trên thị trường!
Như vậy, với mỗi chiếc ắc qui (lớn, nhỏ tùy loại), các doanh nghiệp kinh doanh ắc qui nhập khẩu đã ăn chênh lệch gấp 3 lần giá trị khai báo với cơ quan Hải quan, Thuế, Quản lý thị trường. Với các thủ đoạn như trên, các doanh nghiệp làm ăn không đàng hoàng có thể trốn được một lượng thuế khủng (VAT và Thuế thu nhập doanh nghiệp). Nhà nước thì thất thu thuế, trong khi gánh nặng chi tiêu ngân sách mỗi năm một tăng, còn các doanh nghiệp sản xuất ắc qui trong nước thì điêu đứng vì không thể cạnh tranh nổi với hàng trốn thuế.Vì sao giá trị trên hóa đơn VAT của các doanh nghiệp này lại ghi thấp, không đúng thực tế như vậy? Nguyên do ban đầu được xác định là khi làm tờ khai hải quan, các doanh nghiệp này đều khai giá trị nhập khẩu của bình ắc quy ở mức rất thấp nên khi bán hàng, hóa đơn VAT cũng ghi thấp hơn giá bán thực tế tới 3 lần. Rõ ràng, các doanh nghiệp đã gian lận nộp thuế VAT và đặc biệt là để trốn phần lớn Thuế thu nhập Doanh nghiệp ở phần chênh lệch này.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin thêm về vụ việc này.
Tổng cục Hải quan nói gì?
Trả lời công văn của tòa soạn, Tổng Cục Hải quan cho biết: Để hạn chế tình trạng này, cơ quan Hải quan căn cứ qui định hiện hành để có các biện pháp: Điều tra, khảo sát, xây dựng danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá theo đình kỳ 6 tháng một lần hoặc đột xuất; Tham vấn, bác bỏ trị giá và ấn định thuế; Tiến hành kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan và trụ sở doanh nghiệp; Đẩy mạnh công tác điều tra chống buôn lậu và gian lận thương mại; Thanh tra.
Với biểu hiện gian lận của mặt hàng ắc qui nhập khẩu mà Báo điện tử VOV nêu, Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ rà soát xây dựng bổ sung đưa vào danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá trong thời gian sớm nhất.
Theo VOV
Ý: Cựu Thủ tướng Berlusconi bị cấm ra nước ngoài
Cựu Thủ tướng đầy tai tiếng Berlusconi đã không được cấp lại hộ chiếu để sang Bỉ tham dự một hội nghị quốc tế như mong muốn.
Theo một số nguồn tin tư pháp Ý, ông Silvio Berlusconi đã bị nhà chức trách nước này từ chối cấp lại hộ chiếu, buộc vị cựu thủ tướng Ý đầy tai tiếng này không được rời khỏi nước Ý để sang Bỉ để tham dự một hội nghị diễn ra gần Brussels.
Hộ chiếu của Berlusconi đã bị tịch thu sau khi ông này bị kết tội gian lận thuế hồi tháng 8 và bị kết án 4 năm tù giam, sau đó được giảm xuống còn 1 năm quản thúc tại gia hoặc lao động công ích.
Cựu Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi
Berlusconi liên tục từ chối lời khuyên nên trốn ra nước ngoài giống như cựu thủ tướng Bettino Craxi, người đã sống những năm cuối đời tại Tunisia vào những năm 90 sau khi bị kết tội tham nhũng.
Hôm thứ Hai, các luật sư của Berlusconi cho rằng việc không cho phép ông Berlusconi tham dự hội nghị là sự coi thường Hiệp ước Schengen về quyền tự do đi lại của công dân. Tuy nhiên, tòa án đã bác bỏ luận điểm này và cho rằng Hiệp ước Schengen không phân biệt biên giới lãnh thổ song cũng không cho phép công dân đi lại mà thiếu giấy tờ hợp lệ.
Cựu Bộ trưởng Giáo dục Ý Mariastella Gelmini cho rằng quyết định của tòa án là một trong những "đòn tấn công" nhằm tước bỏ các quyền chính trị của Berlusconi.
"Sự vắng mặt của Berlusconi trong hội nghị của đảng Nhân dân châu Âu có có thể là một cơ hội thuận lợi để các lãnh đạo cánh hữu châu Âu chỉ trích tình hình tư pháp ở Ý", bà này cho biết thêm.
Cựu thủ tướng Berlusconi, 77 tuổi, bị trục xuất khỏi quốc hội Ý vào tháng trước, đã lựa chọn lao động công ích song vẫn chưa bắt đầu thi hành án phạt. Hiện Berlusconi đang khiếu nại các bản án luận tội ông này lạm dụng chức quyền và mua dâm trẻ em.
Tuy nhiên, cựu thủ tướng Ý tuyên bố ông vẫn nắm vai trò lãnh đạo đảng Forza từ bên ngoài quốc hội. Berlusconi phủ nhận mọi cáo buộc chống lại mình và cho rằng ông bị luận tội bởi các công tố viên và thẩm phán mang động cơ chính trị.
Theo AP
Tỉ phú Ý Berlusconi sẽ phải đi nhặt rác 1 năm Ông trùm truyền thông Ý Berlusconi sẽ phải chịu phạt lao động công ích 1 năm vì tội trốn thuế để khỏi bị quản thúc tại gia. Trước đây, những "công việc tay chân thấp kém và lặng thầm" là thứ mà cựu Thủ tướng kiêm ông trùm truyền thông Ý Silvio Berlusconi không bao giờ nghĩ tới. Thế nhưng nhờ có bộ...