Nghi án đường dây in đô la giả “được bôi rất trơn”
Thái Lan bị xem là nguồn cung ứng đồng USD giả số 1 Đông Nam Á, theo ghi nhận của hãng tin Reuters và được báo Bangkok Post đăng lại ngày 13.10. Có khả năng sĩ quan quân đội Thái Lan tham gia một đường dây in tiền đô la giả “được bôi rất trơn”.
Tướng Preth khoe chiến lợi phẩm tịch thu 7,16 triệu USD giả.
Thông tin này tiếp sau một vụ tịch thu một khoản tiền đô-la Mỹ giả lớn nhất Đông Nam Á từ 10 năm nay, và là vụ tịch thu lớn nhất ở Campuchia.
Thiếu tướng Sar Theth chỉ là cảnh sát trưởng thành phố Battambang (miền tây Campuchia) nhưng gần đây, người dân gọi ông là “Ông 7 triệu đô”.
Vì ngày 19.9, quân của ông bám theo 3 người đàn ông Thái trên một xe tải nhỏ vừa qua chốt biên phòng giáp Thái Lan. Khi xe dừng ở quận Phnom Proek, cảnh sát liền yêu cầu khám xét, và họ tìm thấy 3 thùng các-tông chứa số tiền 7,16 triệu USD giả. Các tờ tiền giả này có mệnh giá 100 USD.
Tướng Theth cho biết: “Nếu tôi nhắm mắt lại và sờ chúng, tôi sẽ không biết đó là tiền giả”.
Tướng Preth với các tờ USD giả.
Sĩ quan hải quân in tiền giả ?
Sự dính líu của quân đội Thái Lan-3 người bị bắt là cựu và đương kim sĩ quan hải quân hoàng gia-có thể làm Thủ tướng Prayut Chan-o-cha bị bẽ mặt. Từ sau cuộc đảo chính ngày 22.5, ông Prayuth đã hứa sẽ xóa sạch các tổ chức tội phạm.
Người phát ngôn hải quân hoàng gia Thái Lan, chuẩn đô đốc Kan Deeubol xác nhận với Reuters: 3 người bị bắt ở Campuchia là cựu và đương kim sĩ quan của lực lượng.
Tướng Theth nói họ bị bắt, sau khi đang ráng đổi tiền giả với một “đối tác” Campuchia, thực chất là một “đặc tình” của cảnh sát Campuchia.
Video đang HOT
Tướng Theth cho biết đại úy hải quân Chamras Pongsart, 52 tuổi, đã được thả ngày 21.9 vì “Ông ấy không dính líu”.
Theo báo giới Thái Lan, hai người còn lại vẫn bị giam là thiếu úy hải quân Pramote Raisiri, 48 tuổi, và Kittithamet Meethekulsawat, 47 tuổi, đã xuất ngũ trước khi xảy ra vụ bắt giữ-tịch thu.
Hai nghi can này bị buộc tội tàng trữ và vận chuyển tiền giả, nếu bị kết tội có thể lãnh từ 5 đến 20 năm tù. Luật sư của họ nói họ không làm gì sai trái. Hải quân Thái Lan nói họ chờ có kết luận điều tra mới quyết định xử lý vụ này.
Tiền USD giả bị cảnh sát Campuchia tịch thu.
Theo báo Bangkok Post, Cục mật vụ S.S Mỹ (ngoài việc bảo vệ tổng thống Mỹ còn điều tra tội phạm tài chính khắp thế giới) thì vụ tịch thu tiền giả “khủng” này chỉ ra một đường dây in tiền giả được “bôi rất trơn” ở Thái Lan, nơi đã tịch thu những khoản tiền giả giống hệt.
Theo S.S, Mỹ đang có hơn 1.000 tỉ USD lưu thông toàn cầu, trong đó là ngoài Mỹ. Do đồng đô-la được xem là “tiền chung của thế giới”, việc truy bắt nơi in tiền giả là cần thiết để bảo đảm độ tín cậy của đồng USD.
Theo đặc vụ S.S Kevin Traylor ở Sứ quán Mỹ tại Bangkok nói với Reuters, trong 1.000 tỉ USD nói trên, có 2,5 tỉ USD là tiền giả (tỷ lệ 1 %).
“Những nhân tài” tiền giả
Tại Nam Mỹ, nơi nạn buôn lậu ma túy và in tiền giả thường bắt tay nhau, chẳng thiếu những vụ tịch thu tiền giả số lượng lớn. Hồi tháng 6, S.S Mỹ giúp cảnh sát Peru bắt một nghi can in tiền giả cùng 4, 5 triệu USD giả.
Nhưng những vụ tịch thu này rất hiếm ở Đông Nam Á. Vụ tịch thu ở Campuchia có thể chỉ ra rằng đang có sự bùng phát in tiền giả, cùng sự phối hợp tốt hơn giữa cảnh sát địa phương với S.S Mỹ.
Đối với S.S, việc tịch thu tiền giả chỉ là nhiệm vụ thứ nhì, còn nhiệm vụ số 1 là tìm ra được nơi in tiền giả và đóng cửa nơi này.
Loại mực in đặc biệt và giấy in mà Bộ Tài chính Mỹ dùng để in các loại tiền USD được kiểm soát rất chặt. Điều này giúp xóa nạn in offset tiền giả ở Mỹ, nơi bọn in tiền giả dựa cậy vào các biện pháp như photocopy màu hoặc in phun.
Nhưng in offset-hình ảnh thấm mực được đúc thành khuôn, đưa lên miếng nhựa rồi lên giấy in-vẫn được áp dụng ngoài Mỹ, để in ra tờ tiền giả có kết quả rất thuyết phục và in số lượng lớn.
Quy trình này cần có mực và máy in đắt tiền, cùng các nghệ nhân khéo tay.
Đặc vụ Traylor nói: “Bạn cần người có tài để làm việc này. Và thời gian. Số tiền 7,16 triệu USD giả có thể mất 2 tháng thực hiện”.
“Campuchia là chợ tiền giả mới”
Ông đến Battambang để chứng kiến vụ tịch thu số tiền 7,16 triệu USD giả, nói khoảng 1 triệu USD tiền giả đã bị tịch thu ở Thái Lan và một người đã bị bắt để điều tra.
Traylor nói: “Đây là một tờ tiền bắt đầu được in số lượng lớn và cuộc điều tra của chúng tôi đã chỉ ra nguồn gốc của chúng là ở Thái Lan. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực xác định nơi in tiền giả này”.
Năm 2013, với sự hỗ trợ của S.S, cảnh sát Thái Lan thực hiện 67 vụ bắt giữ, tịch thu 3,7 triệu USD giả.
Nhưng năm 2015, số vụ bắt giữ đã là 76 và tịch thu 5,6 triệu USD giả, không kể vụ tịch thu ở Campuchia.
Đặc vụ Traylor cũng nói bọn tội phạm in tiền giả ở Thái Lan rất có tổ chức, dính líu với các đường dây khác. Những cuộc điều tra đã phá vỡ hoạt động của chúng khiến chúng phải “dùng Campuchia làm chợ mới”, vì đồng USD được sử dụng phổ biến ở Campuchia.
Nhưng tướng Theth nói không thể nào chuyển quá nhiều tiền giả vào chợ đen đầy tiền giả của Campuchia. Ông bảo ngay cả nông dân cũng nhận thấy số tiền 7,16 triệu USD là đáng ngờ, thì đừng nói chi đến ngân hàng hoặc chủ các buồng đổi tiền.
Bà Chi Kimcheav, 47 tuổi, chủ một buồng đổi tiền ở chợ Battambang, cho biết kinh nghiệm phân biệt tiền giả của bà: chỉ cần sờ tay vào tờ tiền, nếu cảm thấy giấy chất lượng kém thì đó là tiền giả.
“Tôi làm nghề này nhiều năm nay, nên nếu ai đưa tôi tiền giả, tôi biết liền”, bà nói.
S.S được lập năm 1865, là một đơn vị của Bộ Tài chính Mỹ, để xử lý nạn in tiền giả tràn lan sau cuộc Nội chiến Mỹ.
36 năm sau, S.S mới bắt đầu bảo vệ tổng thống, phó tổng thống Mỹ cùng các VIP. Ngày nay, hầu hết trong 3.200 đặc vụ S.S bận điều tra tội phạm tài chính.
Theo Một Thế Giới
Mánh lới tiêu thụ tiền giả ở chợ quê
Ngày 19/6, Thượng tá Lương Ngọc Hòa, Trưởng phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh Thái Bình cho biết, vừa điều tra 3 vụ lưu hành tiền giả trên địa bàn tỉnh. Từ những vụ án này, mới thấy rằng, các đối tượng phạm tội rất tinh vi, đang len lỏi về từng ngõ chợ của vùng nông thôn để lừa bịp bà con.
Ba đối tượng bị khởi tố, bắt giam trong vụ án đầu tiên đều có quan hệ họ hàng với nhau. Cầm đầu đường dây là Nguyễn Văn Kiếm, 43 tuổi, trú tại huyện Gia Lộc (Hải Dương), đồng phạm là Đỗ Thị Ngần, 30 tuổi (em vợ Kiếm) và Bùi Thị Mát, 30 tuổi, chị dâu Ngần. Kiếm đem 7,5 triệu đồng đi mua 15 triệu đồng tiền giả, loại mệnh giá 200 ngàn đồng. Sau đó, cả 3 đi sang chợ ở thị trấn Hưng Nhân (Hưng Hà, Thái Bình) để tiêu thụ tiền giả.
Tại đây, Kiếm là người trông xe và đưa tiền giả cho Ngần và Mát vào chợ Tây Xuyên và chợ trung tâm thị trấn Hưng Nhân để mua hàng. Bọn chúng dùng tiền giả mệnh giá 200 ngàn mua những mặt hàng có giá trị nhỏ như hoa quả, thịt lợn để lấy lại tiền thừa là tiền thật của người bán hàng.
Trong khi đang tiêu thụ tiền giả tại thị trấn Hưng Nhân, Kiếm, Ngần và Mát đã bị Công an thị trấn Hưng Nhân và quần chúng nhân dân bắt giữ. Công an huyện đã thu giữ của các đối tượng 55 tờ tiền giả có mệnh giá 200 ngàn đồng, trong đó thu của Kiếm 52 tờ, Ngần 1 tờ và Bùi Thị Mát 2 tờ. Số tiền này đã được giám định đều là tiền giả VNĐ. Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố 3 bị can về tội "Lưu hành tiền giả".
Nguyễn Văn Kiếm tại cơ quan điều tra.
Trong vụ thứ hai, đối tượng Vũ Văn Trung, 41 tuổi, trú tại thị trấn Thanh Nê (Kiến Xương, Thái Bình), là chủ một tiệm vàng ở huyện Kiến Xương. Không may, trong quá trình kinh doanh, Trung mua phải 3 tờ Euro giả, mỗi tờ mệnh giá 500 Euro. Tiếc số tiền bỏ ra mua số ngoại tệ giả trên, Trung đã rủ cháu ruột là Vũ Trọng Thuấn xuống Đông Xuyên (Tiền Hải, Thái Bình) để tiêu thụ.
Hai chú cháu vào chợ, lân la tìm đến gạ bà Đoàn Thị Cốm, chủ hiệu bán vải mua 3 tờ Euro giả. Bởi qua trò chuyện, Trung biết rằng bà Cốm có con gái và con rể đang ở nước ngoài, bà chuẩn bị cho một đứa con nữa sang thăm anh chị nên muốn mua một số tiền Euro cho con mang theo.
Đánh vào nhu cầu của bà Cốm, lại hạ giá hơn so với giá thị trường nên Trung đã bán được cho bà Cốm cả 3 tờ ngoại tệ giả. Nhưng khi về nhà, bà Cốm nghi ngờ, đưa cho chồng một tờ đến Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Bình kiểm tra. Khi biết đó là ngoại tệ giả, bà Cốm đã làm đơn tố cáo gửi cơ quan Công an. Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã tiến hành khởi tố, bắt tạm giam đối với Vũ Văn Trung về tội lưu hành tiền giả.
Đáng trách nhưng cũng đáng thương là trường hợp đối tượng Phạm Thị Hoa, 43 tuổi, trú tại xã Thị Chính (Thái Thụy, Thái Bình) làm nghề chăn nuôi. Hoa bán được lứa lợn, thu về 23 triệu đồng thì phát hiện có 1 triệu (gồm 5 tờ 200 ngàn đồng) tiền giả. Do tiếc tiền, Hoa đã lên chợ Đề Thám để tìm cách tiêu số tiền giả trên.
Chị ta vào chợ mua cá, thịt với giá trị tiền nhỏ hơn để được trả lại tiền. Đến cửa hàng thứ 3, khi Hoa dùng tiền giả mua hàng thì bị phát hiện, bắt giữ. Cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Phạm Thị Hoa về hành vi lưu hành tiền giả.
Theo CAND Online
Dùng tiền "âm phủ" để lừa lấy hơn 300 trăm triệu tiền thật Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Bình Phước xảy ra nhiều vụ lừa đảo với thủ đoạn mới: Đối tượng xấu dùng tiền "âm phủ", bằng nhiều hình thức tạo lòng tin cho người dân để lừa đảo chiếm tiền thật. Lê Thị Thanh và các cọc tiền "âm phủ" dùng để lừa đảo Ngày 2-4-2014, ông Nguyễn Phước Nhu (50...