Nghi án đụng độ giữa tàu chiến Iran và máy bay P-3C của Australia
Vào đầu tháng này đã có một cuộc “tao ngộ” trên Ấn Độ Dương giữa máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C “Orion” của Australia và biên đội tàu chiến Iran.
Người phát ngôn của Bộ quốc phòng Australia xác nhận, vào đầu tháng này, 2 chiếc tàu chiến Iran trên đường từ Trung Quốc trở về đến Ấn Độ Dương thì gặp phải 1 chiếc máy bay tuần tiễu trinh sát P-3C của không quân Australia.
Tuy nhiên người phát ngôn này phủ nhận giữa 2 bên đã xảy ra đụng độ và cho biết “cuộc giao lưu” giữa máy bay và tàu chiến “rất hữu nghị và chuyên nghiệp”. Về việc máy bay trinh sát Australia thả các thiết bị giám sát để thu thập thông tin về tàu chiến Iran, người phát ngôn này đã từ chối không đưa ra bình luận.
Tàu hộ vệ tên lửa Salaban của Hạm đội 24 – hải quân Iran
Theo tin của Defencenews ngày 22/03, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Australia tuyên bố: “Vào ngày 10/03, trong khi tiến hành hoạt động tuần tiễu công khai như thường lệ, 1 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C “Orion” của hải quân Australia đã gặp 1 biên đội tàu hộ vệ của Iran”.
Theo tin cho biết, biên đội tàu của hải quân Iran bao gồm tàu chi viện hỏa lực Kharg và tàu hộ vệ tên lửa Sabalan, thuộc hạm đội 24 hải quân Iran đang trên đường về Iran, sau chuyến thăm cảng Trương Gia Khẩu – Trung Quốc thì bị máy bay trinh sát chống ngầm Australia chặn lại ở khu vực phụ cận Sri Lanka.
Video đang HOT
Về việc này, hãng thông tấn Fars (Fars News Agency – FNA) của Iran cho biết, 2 tàu chiến thuộc hạm đội 24 Iran đã buộc máy bay của Australia phải rời đi chỗ khác.
Hãng thông tấn này viện dẫn tuyên bố của Thượng tướng Siyavash Jarreh – chỉ huy lực lượng hoạt động của hải quân Iran: “Sau khi máy bay trinh sát nhận được tín hiệu cảnh cáo của tàu chiến Iran, liền lập tức đổi hướng hành trình nhưng trên đường bay lại thả xuống một số thiết bị trinh sát. Tất cả các thiết bị này đều bị tàu chiến Iran trục vớt hết”.
Tàu chi viện hỏa lực Kharg
Thượng tướng Siyavash Jarreh còn khẳng định: “Khi thực hiện nhiệm vụ tại vùng biển quốc tế, hạm đội 24 của hải quân Iran đã giám sát hơn 130 hoạt động của các lực lượng quân sự trên không và mặt biển”
Còn người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Australia thì khẳng định, đây là hoạt động tuần tiễu bình thường theo định kỳ của P3C “Orion” và giữa hai bên không xảy ra đối kháng, đồng thời cũng từ chối đưa ra bình luận về vấn đề P-3C đã thả các thiết bị cảm biến, giám sát xuống biển theo dõi tàu chiến Iran.
Theo ANTD
Mỹ dốc sức giúp Ấn Độ trở thành "Người bảo hộ" an ninh Nam Á
Mỹ khẳng định, xây dựng mối quan hệ hợp tác đồng minh thân thiết với Ấn Độ sẽ có lợi cho cả 2 bên và Ấn Độ, với tiềm lực quốc phòng và tham vọng của mình có đủ khả năng trở thành "Người bảo hộ" an ninh Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.
Ngày 05/03, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Samuel J. Locke Lyle cho biết, Mỹ đang mưu cầu xây dựng mối quan hệ đồng minh thân thiết lâu dài với Ấn Độ, vì chỉ có Ấn Độ mới đủ khả năng trở thành "Người bảo hộ" an ninh Nam Á. Thế nhưng, mối quan hệ khá nồng ấm giữa Mỹ và Pakistan sẽ trở thành một rào cản rất lớn đối với mối quan hệ đồng minh Mỹ - Ấn.
Trong một buổi điều trần trước Quốc hội, Tư lệnh Locke Lyle đã nói: "Tuy mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ vẫn đang trên đà phát triển, nhưng chúng ta phải thừa nhận giữa mối quan hệ này còn có một chướng ngại cần khắc phục. Định hướng phát triển tương lai và sự lo lắng của chính phủ Ấn Độ về mối quan hệ giữa Mỹ và Pakistan, chính là những nút thắt phải tháo gỡ trên con đường xây dựng mối quan hệ đồng minh thân thiết giữa Mỹ và Ấn Độ".
Ấn Độ sẽ trở thành nước có phi đội máy bay vận tải chiến lược C-17 mạnh thứ nhì thế giới
gồm 10 chiếc, chỉ kém chính Mỹ
Trong một buổi thuyết trình trước Ủy ban quốc phòng của Hạ viện Mỹ, Locke Lyle đã đưa ra lời giải khi cho rằng, chiến lược phát triển thương mại quốc phòng song phương Mỹ - Ấn do Thứ trưởng quốc phòng Mỹ Carter khởi xướng có tiềm năng rất to lớn, có thể khắc phục được phần lớn những trở ngại trên con đường mở rộng sự hợp tác. Khi trả lời những chất vấn của các nhà lập pháp, Tư lệnh Locke Lyle khẳng định, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tìm kiếm những mối quan hệ thân thiết bên ngoài những liên minh hiện có.
Ông nói: "Như các ngài đã biết, chúng ta đang nỗ lực xây dựng mối quan hệ đồng minh chiến lược thân thiết về lâu dài với Ấn Độ. Vì vậy, tôi đã từng viếng thăm New Dehli để khởi động quá trình đối thoại. Ấn Độ có khả năng tiềm tàng để trở thành "Người bảo hộ" an ninh trong khu vực của chính họ, tức Ấn Độ Dương, mà chúng ta lại rất hoan nghênh điều đó".
Lực lượng máy bay vận tải C-130J hùng hậu của Ấn Độ
Nhấn mạnh đến mối quan hệ Mỹ - Ấn đang ở trong thời kỳ nồng ấm nhất, kể từ khi Ấn Độ giành được độc lập năm 1947, Tư lệnh Locke Lyle khẳng định, đối với hàng loạt vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia của Mỹ như: bảo đảm an ninh và lợi ích chung của khu vực, thúc đẩy quan hệ mậu dịch trên thế giới, ngăn chặn sự phát triển và chống khủng bố quốc tế..., tăng cường mối quan hệ hợp tác chiến lược Mỹ - Ấn là vấn đề phải được ưu tiên hàng đầu.
Ông Locke Lyle còn cho rằng, hiện nay có rất nhiều không gian để cải thiện và mở rộng quan hệ giữa 2 nước, Hoa Kỳ rất lạc quan trước tiềm lực mạnh mẽ của Ấn Độ. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra, chính quan điểm "Không liên kết và tự chủ về chiến lược" của Ấn Độ là hạn chế lớn nhất trong mở rộng quan hệ song phương.
Theo số liệu của Tư lệnh Locke Lyle, trải qua quá trình xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện về quốc phòng Mỹ - Ấn trên các lĩnh vực: đối thoại và tìm kiếm hiểu biết chung, diễn tập quân sự, giao lưu phái đoàn quân sự, thương mại vũ khí... trong vòng chưa đến 10 năm, kim ngạch giao dịch quốc phòng giữa 2 nước đã từ con số 0 vươn lên đến 9 tỷ USD.
Chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8I đầu tiên trong số 8 chiếc Ấn Độ mua của Mỹ
Ấn Độ hiện đang sử dụng 6 chiếc máy bay vận tải C-130J của Mỹ, họ cũng đã tiếp nhận chiếc đầu tiên, trong số 8 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8I "Poseidon" và chiếc đầu tiên trong số 10 máy bay vận tải chiến lược C-17 trong các hợp đồng vũ khí với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ rất muốn Ấn Độ cùng chung sức tham gia trong chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35.
Cuối cùng Tư lệnh Locke Lyle chốt lại: Xây dựng mối quan hệ đồng minh thân thiết với Ấn Độ hiện đã trở thành vấn đề có tính cấp thiết, vừa giúp ích cho Ấn Độ mà cũng có lợi cho Mỹ.
Với ngân sách quốc phòng gần như vô tận và tham vọng trở thành cường quốc trong khu vực, có thể khẳng định chính Ấn Độ là ứng cử viên nặng ký nhất cho vai trò "Người bảo hộ" an ninh cho khu vực Nam Á nói chung và châu Á nói riêng. Mỹ sẽ dốc sức giúp Ấn Độ hoàn thành tâm nguyện
Theo ANTD
UAV nước ngoài bị Iran bắt giữ thực tế chỉ là... "quân xanh" Chiếc tàu hộ vệ tàng hình Type 056 đầu tiên của Trung Quốc đã được bàn giao cho hải quân nước này tại Thượng Hải vào chiều 25-2. Mô hình Tàu hộ vệ tàng hình Type 056 Theo thông tin đăng tải trên tờ PLA Daily ra ngày 26-2, thế hệ tàu hộ vệ mới, sắp được đưa vào phiên chế trên quy...