Nghi án con gái đầu độc cha mẹ ruột vì tranh chấp đất đai
Người giúp việc phát hiện con gái ông S. dùng bình thuốc trừ sâu xịt vào thùng phuy nước sinh hoạt của gia đình. Công an điều tra nghi vấn bà này đầu độc cha mẹ ruột vì mâu thuẫn đất đai.
Thông tin từ cơ quan công an huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cho biết đang thụ lý điều tra vụ việc bà Lê Thị Nga (SN 1952, ngụ xã Long Trị, huyện Long Mỹ) có ý định đầu độc cha mẹ ruột bằng thuốc trừ sâu xảy ra tại tại địa phương.
Theo điều tra, vào khoảng 7h sáng 29/11 chị Mai Thị T. (SN 1969), là người giúp việc cho gia đình ông Lê Văn S. (SN 1929, ngụ xã Long Trị, huyện Long Mỹ) phát hiện bà Nga, là con gái ruột của ông S. có hành động đáng ngờ phía sau nhà. Cụ thể, người giúp việc thấy bà Nga mở nắp phuy nước sinh hoạt nhà cha mẹ ruột ra rồi thò tay vào khuấy, đồng thời sử dụng bình thuốc trừ sâu xịt vào trong đó.
Do trước đó giữa bà Nga và anh em trong gia đình có xảy ra tranh chấp đất đai với cha mẹ ruột, tức vợ chồng ông S., nên khi phát hiện sự việc trên, người giúp việc nghi ngờ bà này đầu độc những người trong gia đình ông S. Biết chuyện, bà Lê Thị D. (SN 1955, là con gái ông S.) đã đến công an địa phương trình báo. Cơ quan CSĐT huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đang vào cuộc điều tra, làm rõ.
Theo ANTD
Video đang HOT
Kê khai đất khống, trưởng, phó thôn đi tù, đúng hay sai?
Nội dung vụ án: Hai ông Nguyễn Văn A và Nguyễn Ngọc D trưởng và phó thôn Râm có canh tác trên 2 mảnh ruộng sát chân đê từ năm 1988. Đây là đất được quy hoạch là hành lang bảo vệ đê và đất hoang do tập thể quản lý nhưng các hộ tự do canh tác. Khi có dự án tu bổ đê, đất bị thu hồi, hai ông đã kê khai và do là trưởng, phó thôn nên đã tự xác nhận là đất được thôn giao quyền sử dụng của các hộ dân từ trước năm 1993.
Trên cơ sở đó, các cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện công tác bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất đã lập phương án, phê duyệt và chi trả gia đình ông A số tiền 100 triệu đồng, ông D số tiền 46,5 triệu đồng. Ngay sau đó do có khiếu nại nên cơ quan điều tra vào cuộc và xác định hai ông kê khai và xác nhận không đúng nguồn gốc đất. Số tiền được bồi thường, hỗ trợ thật sự là: Ông A được bồi thường hỗ trợ 27 triệu, ông D được bồi thường hỗ trợ 1,5 triệu đồng. Gia đình 2 ông đã nộp lại số tiền chênh lệch.
Ảnh minh họa
Nội dung cáo trạng của VKSND
UBND tỉnh B đã phê duyệt nhiệm vụ tu bổ đê điều thường xuyên năm 2011, trong đó có hạng mục đắp cơ đê, hoàn thiện mặt cắt trên 800m đê thuộc thôn R. Để hoàn thiện hạng mục này phải thu hồi một số diện tích đất đang sản xuất nông nghiệp sát chân đê. Đơn vị được giao thu hồi và thực hiện bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất đã làm việc trực tiếp với ông Nguyễn Văn A trưởng thôn R và ông Nguyễn Ngọc D phó thôn, thông báo chủ trương, chế độ bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất để lãnh đạo thôn công khai cho bà con trong thôn. Cả hai ông trưởng và phó thôn đều có đất canh tác trong diện thu hồi. Mặc dù biết rõ và ngay sau khi có chủ trương hai ông đã được UBND xã thông báo phần đất thu hồi này đã được quy hoạch là hành lang bảo vệ đê từ trước năm 1993 tạm giao cho thôn quản lý, canh tác nhưng khi kê khai nguồn gốc đất, hai ông đã khai diện tích gia đình mình đang canh tác là đất các hộ được thôn giao cho sử dụng lâu dài từ trước năm 1993 để được hưởng bồi thường về đất. Là trưởng, phó thôn, hai ông đã xác nhận nguồn gốc đất không đúng sự thật để chiếm đoạt 116 triệu đồng (Ông A chiếm đoạt 73 triệu, ông D 43 triệu).
Quyết định:
Truy tố các bị can có lý lịch nêu trên ra trước Tòa án nhân dân huyện V để xét xử: Đối với Nguyễn Văn A về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" theo điểm đ Khoản 2 Điều 280 Bộ luật hình sự; Đối với Nguyễn Ngọc D về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" theo khoản 1 Điều 280 Bộ luật hình sự.
Ý kiến của Luật sư bảo vệ quyền lợi của bị cáo
Không có căn cứ xác định Nhà nước bị chiếm đoạt 116 triệu đồng vì gia đình hai ông thật sự có sử dụng, canh tác trên diện tích bị thu hồi từ năm 1988. Theo tất cả các quy định của Pháp luật về hành lang bảo vệ đê từ lập nước đến nay chưa khi nào coi hành vi trồng lúa trong hành lang đê là vi phạm. Điều 21 Luật Đê điều năm 2006 còn nêu rõ quy định đối với đất sử dụng cho việc xây dựng tu bổ nâng cấp kiên cố hóa đê điều, khi Nhà nước sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ đê điều để xây dựng, nâng cấp kiên cố hóa đê điều thì người sử dụng đất đó được bồi thường hoặc hỗ trợ về hoa màu và tải sản trên đất theo quy định của pháp luật đất đai. Do vậy đất của gia đình bị cáo Nguyễn Văn A đủ điều kiện bồi thường hỗ trợ theo quy định của Luật đất đai. Mặt khác, đơn vị thực hiện giải tỏa mặt bằng đã có văn bản, Phó chủ tịch huyện V, người phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ cho hai ông, khẳng định đã thực hiện đúng chính sách Nhà nước đối với gia đình hai ông, số tiền hai ông nhận là đúng pháp luật. Như vậy Nhà nước không có thiệt hại số tiền 116 triệu đồng.
2. Hai bị cáo cũng không phạm tội theo Điều 280 BLHS vì trưởng, phó thôn không có trách nhiệm quản lý đất đai. Nhiệm vụ của trưởng thôn theo quy định tại Điều 10 Thông tư 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 thì không có nhiệm vụ quản lý đất đai. Cho nên trưởng thôn có xác nhận về đất đai thì cũng không có giá trị pháp lý, xác nhận của trưởng thôn chỉ để tham khảo, như ý kiến của người dân thường. Nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhiệm vụ quản lý đất đai mà chỉ dựa vào ý kiến của một người không có nhiệm vụ, quyền hạn mà dẫn đến sai phạm thì phải tự chịu trách nhiệm.
3. Hai bị cáo không lợi dụng chức vụ quyền hạn để kê khai sai hay xác nhận về nguồn gốc đất của mình đang sử dụng. Kê khai đất đang sử dụng khi Nhà nước thu hồi là quyền bình thường của mọi chủ sử dụng đất, việc hai bị cáo kê khai đất của mình đang sử dụng với tư cách là chủ sử dụng đất chứ không phải sử dụng chức vụ quyền hạn của trưởng thôn như một phương tiện để thực hiện hành vi kê khai nên không có dấu hiệu đặc trưng của lạm dụng chức vụ quyền hạn theo Điều 280 BLHS mà Viện kiểm sát truy tố bị cáo, như trên đã trình bày, nếu có việc trưởng thôn có ý kiến thì dù nói đúng hay sai cũng không phải là lạm dụng chức vụ quyền hạn trưởng thôn nên không có dấu hiệu đặc trưng của lạm dụng chức vụ quyền hạn theo Điều 280 BLHS mà Viện kiểm sát truy tố bị cáo.
Đề nghị Vị đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố rút toàn bộ cáo trạng truy tố hai bị cáo về tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo điều 280 Bộ luật Hình sự.
Kết thúc phiên tòa
Tòa án nhân dân huyện V xác định hai bị cáo có tội như cáo trạng nêu. Mức án dành cho bị cáo Nguyễn Văn A là 7 năm tù giam, Nguyễn Ngọc D là 6 năm tù giam. Các bị cáo phải trả lại cho Nhà nước tất cả khoản tiền đã chiếm hưởng trái pháp luật.
Bình luận của luật sư Phạm Hồng Hải
1- Phần đất nằm trong hành lang bảo vệ đê đã được quy hoạch, cắm mốc từ trước năm 1993. Gia đình hai ông A và D nếu được sự đồng ý của tập thể, có quyền canh tác trên phần đất này. Tuy nhiên khi thu hồi, theo đúng quy định pháp luật, gia đình hai ông chỉ được hưởng bồi thường về hoa màu và tài sản trên đất. Hai ông kê khai sai nguồn gốc đất làm Nhà nước phải bồi thường nhiều hơn số tiền gia đình hai ông đáng được hưởng, như vậy là Nhà nước đã bị chiếm đoạt.
2 - Việc kê khai và xác nhận ở cấp thôn không phải là yếu tố quyết định việc hai ông A và D được nhận số tiền nhiều hơn số tiền đáng được hưởng. Vì vậy nếu truy tố hai bị can tội Lạm dụng trách nhiệm và quyền hạn chiếm đoạt tài sản (điều 280 bộ Luật hình sự) thì chưa xác đáng.
3 - Hai ông có nhiều tình tiết giảm nhẹ, trong đó quan trọng nhất là gia đình hai ông đã nộp cho cơ quan điều tra toàn bộ số tiền được xác nhận chiếm hưởng trái pháp luật. Sau khi Tòa án tuyên án, hai ông nên làm thủ tục kháng án để được xử theo trình tự phúc thẩm. Thời hạn chống án là 15 ngày sau khi nhận được án văn của Tòa án.
Theo ANTD
Các vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên môi trường: Xử lý hình sự không đơn giản Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2012 đến tháng 10-2013 cho thấy, vi phạm trong lĩnh vực đất đai luôn diễn biến phức tạp. Việc thu hồi đất vi phạm còn nhiều vướng mắc Con voi chui lọt lỗ kim Ông Lê Quốc Trung - Chánh...