Nghi án chùa Bồ Đề mua bán trẻ em:Nhà báo lên tiếng, dân bức xúc
“Trẻ em bị bỏ rơi thì không có cha mẹ, không xác định được cha mẹ. Thế nhưng, nhà chùa lại trả lời có mẹ đón về thì điều ấy nó rất bất hợp lý”, nhà báo Nguyễn Thị Thu Trang nói về việc phát hiện ra việc chùa Bồ Đề buôn bán trẻ em.
Theo phản ánh trên VTC1, trước sự việc chùa Bồ Đề buôn bán trẻ em được phanh phui, người dân vô cùng bức xúc về tình trạng này. Bởi trước đó, người dân vẫn luôn biết đến chùa Bồ Đề là nơi cứu độ chúng sinh, cưu mang nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là những trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, trẻ tật nguyền, nhiễm HIV…
Xem video: Nhà báo phanh phui vụ mua bán trẻ ở chùa Bồ Đề lên tiếng
Ông Trần Công Danh, phường Bồ đề, quận Long Biên cho biết: “Ngôi chùa này rất gần chỗ chúng tôi, thỉnh thoảng chúng tôi cũng đã sang và cũng đã nghe nói được tiếng rất nhiều về chuyện nuôi các cháu mồ côi nhưng cho đến bây giờ thì lòng tin cũng bị giảm sút rất nhiều.
Cùng tâm trạng bức xúc với ông Trần Công Danh, bà Hà Thi Phương chia sẻ: “Cũng rất là bức xúc và bất ngờ, không ngờ nó lại là như thế. Vì từ trước đến nay, cứ thấy bảo mất trẻ em hoặc là có người ngoài vào bắt cóc thì đúng là không ngờ bây giờ lại nói là người trong chùa thì bất ngờ thật”.
“Riêng cá nhân tôi cũng như nhân dân ở đây rất bức xúc về vấn đề buôn bán trẻ em ở trong chùa, sự lãnh đạo của trụ trì chùa nhiều cái rất là khó”, Ông Nguyễn Xuân Dũng nói.
Sau khi bảo mẫu chùa Bồ Đề bị bắt, trẻ trong chùa bị cách ly không cho ra ngoài (Ảnh Zing).
Được biết, trước khi bị cơ quan điều tra công an Hà Nội bắt khẩn cấp vào ngày 3/8 về hành vi mua bán trẻ em thì người quản lý trẻ trong chùa là Nguyễn Thị Thanh Trang khăng khăng rằng không có chuyện mua bán trẻ em ở chùa và nhà chùa chưa từng nhận trẻ em nào làm con nuôi.
“Hiện tại nhà chùa chưa cho một trẻ em nào làm con nuôi, chưa cho các cháu mang ra ngoài. Mỗi một cháu đến đều báo chính quyền địa phương. Tôi khẳng định rằng thông tin đó là hoàn toàn không có thật”, Nguyễn Thị Thanh Trang cho biết.
Đối tượng Nguyễn Thị Thanh Trang luôn khẳng định không có việc mua bán trẻ em ở chùa cho tới khi sự việc được làm sáng tỏ.
Nguyễn Thị Thanh Trang cho biết thêm: Như các bạn biết, chùa Bồ Đề, thầy đã cưu mang rất nhiều bạn và hiện tại cũng có nhiều bạn trưởng thành rất thành đạt, đã đi làm rồi, thậm chí là học đại học.
Video đang HOT
Ni cô Thích Đàm Chinh: “Nó hoàn toàn chỉ là dư luận ngoài xã hội chứ thực tế thì không có”.
Tại thời điểm đó, UBND phường Bồ Đề cũng lúng túng, khi thì khẳng định chỉ có một trường hợp, khi thì cho rằng từ trước tới nay cho vài trường hợp.
Ông nguyễn Hữu Lâm, Phó Chủ tịch UBND phường Bồ Đề – Quận Long Biên – Hà Nội cho biết: “Cách đây vài năm, cũng có 1 số cháu bé được cho con nuôi. Con số trước phải để tra cứu lại hồ sơ. Cho đến nay, thì nhà chùa chỉ cho 1 trường hợp, cháu bé được cho một gia đình ở tổ 1, phường bồ Đề vào năm 2008″.
Tuy nhiên, đến thời điểm tối ngày 1/8, sự thật về việc mua bán người tại chùa Bồ Đề mới bắt đầu được hé lộ.
Nói về việc phát hiện ra việc chùa Bồ Đề buôn bán trẻ em, nhà báo Nguyễn Thị Thu Trang, báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh cho biết đã theo đuổi điều tra từng mắt xích của vụ việc này trong thời gian cách đây khoảng 1 năm, khi thực hiện đề tài điều tra thâm nhập về đường dây kinh doanh con nuôi ở Hà Nội.
“Khi tôi làm đề tài điều tra thâm nhập về đường dây kinh doanh con nuôi ở Hà Nội, thật ra, đường dây mà tôi tiếp cận là ở các bệnh viện cũng như đường dây ở những trung tâm bảo trợ, đều có nói có những trẻ em được sinh ra ngoài ý muốn thì được bán vào chùa Bồ Đề. Tôi không tin điều đấy, thế nhưng vì có rất nhiều thông tin khẳng định là có việc đó. Có những phòng khám tư nhân mà khi họ sẵn sàng tiếp nhận là bán những trẻ em không mong muốn được sinh ra vào ngôi chùa này thì tôi muốn theo đuổi thông tin này cho đến khi nó bùng lên trên thế giới mạng”, chị Trang cho biết.
Nhà báo Nguyễn Thị Thu Trang chia sẻ về quá trình điều tra thông tin vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề.
Nói về sự bất thường khi một số trẻ ở chùa Bồ Đề bỗng dưng biến mất, chị Trang cho hay: “Tôi nhận được đơn đề nghị điều tra của rất nhiều bạn trẻ thường xuyên làm tình nguyện ở ngôi chùa này từ nhiều năm trước và ai cũng có một thắc mắc rất chung là em bé mà họ đã từng cưu mang, bỗng một thời gian lại biến mất một cách rất đáng ngờ. Gần đây, trả lời trên các phương tiện thông tin đại chúng, tôi thấy Chùa Bồ Đề trả lời rất nhiều trường hợp có địa chỉ là mẹ đón về. Điều ấy nó mâu thuẫn với tất cả những phát ngôn, cũng như là báo cáo với chính quyền địa phương đều khẳng định đó là những trẻ em bị bỏ rơi, mà trẻ em bỏ rơi thì không có cha mẹ, không xác định được cha mẹ. Thế nhưng, nhà chùa lại trả lời có mẹ đón về thì điều ấy nó rất bất hợp lý”.
Chị Trang cho rằng, việc biến mất bất thường của trẻ em ở đây không chỉ có riêng bé Cù Nguyên Công, mà rất nhiều em bé khác. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa được các cơ quan chức năng và chùa Bồ Đề trả lời một cách thẳng thắn.
Liên quan đến việc mua bán bé Cù Nguyên Công với giá 35 triệu đồng, cơ quan công an cho biết, 3 người khác cũng đã được triệu tập vào ngày 3/8 để lấy lời khai.
Công an Hà Nội cũng đã triệu tập Ni sư Thích Đàm Lan để thẩm tra nhưng chưa xác định có dấu hiệu liên quan nên nên Ni sư Thích Đàm Lan không bị bắt giữ.
Tuy nhiên, trước sự việc trên, sư trụ trì chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội Thích Đàm Lan cho biết: “Nhà chùa khẳng định không có chuyện chùa Bồ Đề là kênh trung gian mua bán con nuôi. Nhà chùa dám khẳng định nếu làm sai sẵn sàng đi tù”.
Cho tới chiều ngày 4/8, UBND quận Long Biên, Hà Nội đã triệu tập cuộc họp bất thường, quyết định thành lập đoàn thanh tra để thanh tra toàn diện hoạt động nuôi dưỡng trẻ em tại chùa Bồ Đề và kết luận của thanh tra sẽ có sau 1 tuần nữa.
Cũng trong chiều 4/8, Phòng cảnh sát hình sự (PC45), Công an Hà Nội cho biết đã chính thức khởi tố vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
GS. Đào Trọng Thi: "Đừng gắn chuyện mua bán trẻ em với nhà chùa"
Trước vụ việc "mua bán trẻ em" xảy ra tại chùa Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội), ông Đào Trọng Thi cho rằng: "Chúng ta đừng nên gắn chuyện buôn bán trẻ em với nhà chùa, vì nếu như vậy là xúc phạm tôn giáo".
GS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đã có cuộctrao đổi với PV xung quanh vụ việc "mua bán trẻ em" xảy ra tại chùa Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội).
Hiện nay dư luận đang xôn xao trước việc cơ quan công an bắt đối tượng quản lý khu nuôi trẻ trong chùa Bồ Đề vì tội buôn bán trẻ em. Ông nhìn nhận như thế nào về sự việc này?
Trước hết chúng ta phải nhìn nhận, việc buôn bán trẻ em không phải mới mẻ gì. Chúng ta cần phải xem những đối tượng buôn bán trẻ em trong chùa là vi phạm pháp luật, nhưng cũng không nên đặt ra vấn đề gì quá lớn.
Trong trường hợp này, việc buôn bán trẻ em diễn ra ngay trong khuôn viên một ngôi chùa. Tuy nhiên những người tham gia vụ việc lại không phải là các nhà hoạt động tôn giáo. Còn hoạt động từ thiện thì bao giờ cũng diễn ra ở khai khía cạnh: ngoài tính nhân văn ra thì bao giờ nó cũng có thể kèm theo một số tiêu cực nếu như người ta lợi dụng.
Đối với các cơ sở tôn giáo cũng như các nhà chùa, chúng ta phải công nhận họ làm được rất nhiều các hoạt động từ thiện. Đồng thời cũng phải công nhận họ làm rất tốt những việc này. Thường trong lĩnh vực từ thiện thì tôn giáo và đặc biệt là Phật giáo luôn có đóng góp rất lớn.
Còn chuyện một số người lợi dụng việc làm từ thiện thì đó là mặt trái của hoạt động đó và cũng xuất phát từ sự lỏng lẻo trong công tác quản lý.
Chùa Bồ Đề nơi đang nuôi dưỡng hàng trăm đứa trẻ thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian qua.
Ông vừa nói đến việc những người tham gia buôn bán trẻ em không phải là những nhà hoạt động tôn giáo và đã là hoạt động từ thiện thì thường có hai mặt. Như vậy nghĩa là phải hiểu việc buôn bán trẻ em diễn ra tại chính ngôi chùa và nhà chùa có tham gia hay không là hai việc hoàn toàn khác nhau?
Hiện bây giờ cơ quan công an vẫn đang trong quá trình điều tra vụ việc. Vì thế chúng ta cần phải chờ đợi thêm để có được kết quả chính xác nhất.
Nhưng theo tôi, trong câu chuyện này chúng ta đừng nên gắn chuyện buôn bán trẻ em với nhà chùa, vì nếu như vậy là xúc phạm tôn giáo. Vì những người vi phạm ở đây, như tôi đã nói, họ không phải là người nhà chùa. Mà người nhà chùa thường có truyền thống về nuôi trẻ mồ côi, còn người lợi dụng làm chuyện xấu thì chúng ta không nên gán ghép vào.
Chính vì nó không gắn với nhà chùa nên chúng ta phải xem đây là mặt trái của công tác từ thiện. Nếu chúng ta hiểu đơn giản như vậy thì tôi nghĩ không có chuyện gì quá đặc biệt ở đây.
Cần phải nói rõ đây là những người vi phạm pháp luật, lợi dụng sơ hở trong công tác từ thiện để buôn bán người. Họ lợi dụng danh nghĩa từ thiện để vi phạm pháp luật thì đó là tội phạm hình sự, chứ không phải vấn đề từ thiện có tính chất như vậy.
Việc buôn bán trẻ em trong trường hợp này là họ núp bóng danh nghĩa làm từ thiện. Vì thế chúng ta đừng ghép đây là hoạt động từ thiện, và lại càng không đúng nếu ghép với tôn giáo, vì như vậy có thể xem là xúc phạm tôn giáo.
Chúng ta cũng không nên nói nhiều quá, soi mói nhiều quá vào chuyện đó làm gì. Đặc biệt tôi nhấn mạnh, không nên gắn việc này với tôn giáo, không nên gắn với các hoạt động từ thiện một cách đúng nghĩa. Nếu chúng ta nói từ thiện thế này, tôn giáo thế này thì câu chuyện lúc đó khác hẳn đi. Khi đó là xúc phạm đến những người hoạt động nhân văn và hoạt động tôn giáo chân chính.
Chúng ta đều biết, hai đối tượng buôn bán trẻ em kia không phải là người của nhà chùa, không phải sư, không tu hành gì cả, vì thế chúng ta không nên quy kết lung tung, sẽ rất không hay. Chẳng qua việc buôn bán trẻ em này lại dính đúng đến nơi linh thiêng mà thôi. Theo tôi, nên có một quan điểm như vậy!
GS Đào Trọng Thi - ĐBQH đoàn Hà Nội - Chủ nhiệm Ủy ban giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Một câu chuyện đặt ra là các hoạt động từ thiện nói chung hiện nay chưa được giám sát một cách chặt chẽ, dễ sinh tiêu cực. Theo ông, Quốc hội có nên thực hiện giám sát về các nguồn quỹ từ thiện, để nó có thể được diễn ra theo đúng nghĩa và hạn chế đi những tiêu cực?
Việc giám sát quỹ từ thiện không nằm trong phạm vi của Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của chúng tôi. Nếu là quỹ chính thức thì nó lại thuộc vấn đề tài chính.
Nhưng việc này không phải là quỹ, mà chẳng qua chỉ là lấy danh nghĩa từ một hoạt động của việc nuôi trẻ mồ côi - một hoạt động rất nhân đạo để người ta làm hành động phi pháp - buôn bán người. Đó là vi phạm pháp luật về buôn bán người và câu chuyện cho con nuôi một cách bất hợp pháp. Nếu làm theo đúng luật nuôi con nuôi thì sẽ không có những chuyện như vậy.
Ngoài ra cũng không nên đặt vấn đề giám sát hoạt động từ thiện, cũng không đáng phải tổ chức các hoạt động giám sát ở cấp Quốc hội. Đối với các cơ quan nhà nước, có thể thực hiện việc quản lý để những hoạt động đó thực hiện theo đúng quy định của pháp luật thôi. Còn ở Quốc hội chắc còn nhiều vấn đề rất quan trọng của Quốc gia cần phải giám sát, chứ không phải việc gì cũng giám sát được. Nhưng dù sao thì cái này cũng không thuộc lĩnh vực của chúng tôi, mà nó thuộc về lĩnh vực của người khác.
Xin cảm ơn ông!
Theo ViệtBAO
Hé lộ sự thật vụ Chùa Bồ Đề buôn bán trẻ em Sư trụ trì Chùa Bồ Đề vừa chính thức lên tiếng về nghi án buôn bán, bỏ rơi trẻ em gây bức xúc trong dư luận. Chùa Bồ Đề buôn bán, bỏ rơi trẻ em: Tiếng nói từ người trong cuộc Những ngày qua, dư luận lại xôn xao một sự việc liên quan lến chùa Bồ Đề bỏ rơi trẻ mồ côi....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lý do Hà Nội, TPHCM cách Myanmar hơn 1.000km vẫn thấy rung lắc vì động đất

Từ động đất ở Myanmar, chuyên gia cảnh báo gì về các tòa nhà cao tầng ở Việt Nam?

Công an phạt tiền nhóm người chặn hẻm quây lưới đánh bóng bàn ở TPHCM

TPHCM: Kiểm tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại hệ thống Trường Tuệ Đức

CSGT thu hồi giấy phép đèn ưu tiên xe cấp cứu chở diễn viên đi sự kiện

Va chạm với xe container, người đàn ông tử vong tại chỗ

Quảng Trị: Chơi đùa ở đập ngăn mặn, một học sinh đuối nước tử vong

Phương án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã của TPHCM có gì đặc biệt?

Xe công nông va chạm với tàu hỏa, một người tử vong

Người nổi tiếng phải xác minh, kiểm tra hàng hóa, dịch vụ quảng cáo

Nữ tài xế xe công nghệ tử vong sau va chạm với ô tô trên cầu vượt Mai Dịch

Sử dụng xe cứu thương đi ra mắt phim có vi phạm luật?
Có thể bạn quan tâm

Động đất tại Myanmar: Số nạn nhân thiệt mạng lên tới 694 người
Thế giới
3 phút trước
Cái kết cho những bộ phim dùng chiêu trò 'PR bẩn'
Hậu trường phim
24 phút trước
Vợ Quý Bình vừa lau bàn thờ cho chồng vừa nghẹn ngào tâm sự: "Em vẫn như xưa, cắm hoa xấu hoắc"
Sao việt
31 phút trước
Phát hiện Sulli cố tự tử sau ồn ào đóng cảnh nóng với Kim Soo Hyun
Sao châu á
34 phút trước
Những con giáp chẳng thiết tha gì yêu đương, cứ hễ nhắc đến chuyện cưới xin là "lặn" mất tăm hơi
Trắc nghiệm
1 giờ trước
4 món ăn sang chảnh khiến bạn ngỡ ngàng vì quá ngon với một thực phẩm bình dân - quả chuối
Ẩm thực
1 giờ trước
ViruSs tung timeline "tà lưa" với Pháo và Ngọc Kem, nhờ ChatGPT ra định nghĩa thế nào là hẹn hò nhưng chưa yêu
Netizen
2 giờ trước
Kroos 'trở lại' Real Madrid
Sao thể thao
2 giờ trước
Phát hiện thành phố ngầm khổng lồ bên dưới kim tự tháp Giza của Ai Cập
Lạ vui
2 giờ trước