Nghi án chồng đánh chết vợ rồi uống thuốc trừ sâu tự sát
Nạn nhân Nguyễn Thị Phương bị đánh vào đầu, có nhiều vết máu trên giường và dưới đất.
ảnh minh họa
Hồi 7h50 ngày 7.10, Công an huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La nhận được tin báo có vụ án mạng xảy ra tại bản Chiềng Kim, xã Chiềng Sàng, huyện Yên Châu. Ngay sau đó, Công an huyện đã có mặt tại hiện trường.
Nạn nhân là Nguyễn Thị Phương (25 tuổi, quê xã Trần Lộc, huyện Ứng Hòa, TP.Hà Nội, trú tại Chiềng Kim, Chiềng Sàng, Yên Châu) bị đánh vào đầu, có nhiều vết máu trên giường và dưới đất. Chồng chị Phương là Nguyễn Văn Nam (37 tuổi, quê xã Nam Sơn, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) hiện đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Châu, nghi ngộ độc thuốc trừ sâu.
Ngay khi nhận báo cáo của Công an huyện, Công an tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với Công an huyện Yên Châu khám nghiệm hiện trường, tử thi và điều tra để làm rõ vụ việc.
Theo CAND
Gặp "dũng sĩ" nhỏ tuổi cứu 5 bạn khỏi tay thủy thần
"Tắm xong, em định ra về thì nghe tiếng các bạn kêu cứu ở dưới sông. Lúc đó, em nghĩ làm sao cứu các bạn lên bờ an toàn thôi chứ không đắn đo gì" - Lê Văn Được, nam sinh lớp 9 vừa cứu 5 bạn nhỏ thoát khỏi đuối nước, chia sẻ.
Video đang HOT
Một mình dũng cảm cứu 5 nữ sinh
Những ngày qua, người dân huyện huyện Thanh Chương (Nghệ An) không ngớt lời khen ngợi hành động dũng cảm của em Lê Văn Được - học sinh lớp 9B trường THCS Thanh Ngọc (trú tại xóm Ngọc Hạ, xã Thanh Ngọc) đã xả thân cứu 5 em nhỏ thoát khỏi miệng "Hà Bá" vào chiều ngày 17/6.
Em Lê Văn Được cùng 5 bạn gái được Được cứu sống tại sông Gang (xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương, Nghệ An) vào chiều ngày 17/6.
Chiều ngày 19/6, chúng tôi tìm về gia đình em Lê Văn Được khi câu chuyện vẫn đang rất râm ran. Ở nhà Được vẫn thường được gọi với cái tên giản dị: "thằng Tèo" nhưng từ khi nghe chuyện Được dũng cảm, mưu trí cứu người, nhiều người dân làng Ngọc Hạ đã "phong" cho em là "dũng sĩ làng".
Mặc dù đã là học sinh cuối cấp 2 nhưng Được có dáng vẻ gầy gò thấp bé hơn so với những bạn cùng trang lứa. Được nhớ lại, buổi chiều ngày 17/6, một đám trẻ đưa trâu đi chăn ở dọc bãi sông Gang đoạn chảy qua xã Thanh Ngọc. Xế chiều, nhóm nữ sinh lội qua đoạn nước nông để sang bên kia sông đưa trâu trở về nhà. Khi lùa được trâu sang sông, nhóm nữ sinh quay lại tranh thủ mò hến thì gặp phải vũng lầy, nước chảy mạnh. Giữa dòng nước xiết, cả 5 em nhỏ chỉ biết ôm nhau khóc, hoảng loạn kêu cứu.
Nghe tiếng kêu cứu thất thanh của đám bạn từ dưới sông, Lê Văn Được ở gần đó đã không ngần ngại lao xuống cứu người. Vì biết bơi thành thạo nên Được đã nhanh chóng cứu được em Nguyễn Thị Uyển Nhi (12 tuổi) và Nguyễn Thị Trang (13 tuổi) lên bờ. Sau đó Được tiếp tục nhảy xuống sông kéo 3 em còn lại đang chới với gồm em Nguyễn Thị Tú (10 tuổi), Trịnh Thị Hậu (13 tuổi) và Nguyễn Thị Phương (13 tuổi).
Khi lên bờ, do bị uống nhiều nước nên em Nhi và Trang có dấu hiệu ngạt nước, khó thở. Thấy vậy, Được đã nhanh trí, bình tĩnh lần lượt tiến hành các biện pháp sơ cứu ban đầu cho hai em nhỏ này. "Mấy biện pháp sơ cứu người bị đuối nước em được bố và cô giáo dạy nên em biết và làm theo. Khi mấy bạn tỉnh lại em mới đi gọi mọi người đến cứu và đưa các bạn về nhà", chàng "dũng sĩ làng" nhớ lại.
Việc cứu người dưới sông có thể nguy hiểm đến tính mạng của mình, sao em không gọi người lớn đến giúp? Nghe câu hỏi này, Được thật thà: "Nghe tiếng các bạn kêu cứu dưới sông, em chỉ nghĩ làm sao cứu được các bạn lên bờ an toàn chứ không đắn đo gì, bởi lúc đó không có cách nào khác, gần đó cũng không có người nào cả".
Đại diện huyện đoàn Thanh Chương tặng quà động viên, khích lệ em Được đã dũng cảm cứu người (Ảnh: Tiến Đông)
Câu chuyện về nam sinh Nguyễn Văn Nam - học sinh lớp 12T7 trường THPT Đô Lương I (huyện Đô Lương, Nghệ An) hy sinh thân mình cứu 5 em nhỏ ở sông Lam đã làm lay động hàng triệu trái tim, cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Được. "Ở trường, lớp, chúng em được thầy cô kể rất nhiều về câu chuyện của anh Nam. Anh Nam là tấm gương sáng cho chúng em học tập và noi theo", Được bộc bạch.
Dạy bơi cho trẻ: Không thể chần chừ!
Hai ngày sau khi được cứu sống, 5 bạn gái vừa thoát khỏi tay thủy thần vẫn còn khá hoảng loạn. Em Nguyễn Thị Uyển Nhi (12 tuổi, học sinh lớp 6A, trường THCS Thanh Ngọc) kể: "Vì đều không biết bơi nên lúc sang bên kia sông để đưa trâu về chúng em chọn chỗ nước cạn để lội qua cho an toàn. Trên đường quay về thì gặp phải vùng nước sâu nên gặp nạn. Lúc đó, em chỉ biết bám vào người mấy bạn còn lại. Một lúc sau thì em thấy có người từ đằng sau đẩy mình lên bờ, khi lên bờ em mới biết là mình được anh Được cứu sống".
"Dũng sĩ" nhỏ tuổi với nụ cười hiền khô.
Ngồi kế bên Nhi, em Nguyễn Thị Trang tiếp lời: "Khi bị rơi vào chỗ nước sâu, em bị uống nước khá nhiều. Lúc anh Được cứu em lên bờ thì anh ấy sơ cứu em bằng cách xóc người cho nước ra. Nếu anh Được không nhảy xuống sông cứu thì chắc bọn em chết hết cả rồi".
Nghe tin Được dũng cảm cứu người, bà con làng Ngọc Hạ không hết lời cảm phục nhưng cũng "rùng mình", không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu lúc đó Được không nhanh trí, dũng cảm; nếu Được kiệt sức? Anh Nguyễn Doãn Phú - bố em Nguyễn Thị Tú được Được cứu sống xúc động chia sẻ: "Nếu chậm chút nữa chắc con tôi sẽ không còn sống trên đời. Gia đình tôi vô cùng biết ơn trước nghĩa cử của cháu Được, chính cháu Được đã cứu sống con tôi và là người sinh ra cháu lần thứ hai".
Từ xưa đến nay, dòng sông Gang có lúc hiền hòa vào mùa cạn nhưng cũng trở nên hung dữ vào mùa mưa. Lòng sông chỉ rộng chừng khoảng 50m nhưng đã có không ít vụ đuối nước xảy ra mà phần lớn nạn nhân đều là học sinh. Ông Nguyễn Mạnh Quý - xóm trưởng xóm Ngọc Hạ cho biết: "Hè đến, chúng tôi lo nhất là các em học sinh được nghỉ hè đi chăn trâu, tắm sông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đuối nước do phụ huynh không để ý đến. Sau sự việc em Được cứu 5 em nhỏ thoát khỏi đuối nước, các bậc phụ huynh ở đây cũng lưu ý hơn về đảm bảo môi trường an tàn cho các em".
Được là con trai cả trong một gia đình có 3 anh em, cuộc sống gia đình khá khó khăn khi phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp. Không chỉ là người con ngoan ngoãn, mà Được còn là một học sinh học khá, được thầy cô, bạn bè yêu mến. Mặc dù cuộc sống ở nông thôn còn nhiều thiếu thốn nhưng bố mẹ của Được đều dạy bơi cho các con của mình, phòng những trường hợp xấu.
Chị Lê Thị Lượng (43 tuổi) - mẹ Được tâm sự: "Vì gia đình sống cạnh khu vực gần sông hồ, ao suối nên từ bé, mấy đứa nhỏ trong nhà đều được bố nó dạy bơi và bày cho cách cứu người bị đuối nước cũng như cách hô hấp, sơ cứu người bị đuối nước. Thằng Được bơi giỏi lắm và chắc rất bình tĩnh mới sơ cứu được bạn nó trong vụ đuối nước vừa rồi".
Chiều ngày 19/6, ngay khi biết thông tin em Lê Văn Được quên mình cứu 5 bạn khỏi chết đuối, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã gửi thư biểu dương tinh thần dũng cảm của em. Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định trao bằng khen cùng phần thưởng 5 triệu đồng cho học sinh Lê Văn Được.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận gửi thư khen ngợi em Lê Văn Được Bức thư của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận viết: "Qua các phương tiện thông tin đại chúng và báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, tôi được biết, vào hồi 17 giờ ngày 17/6/2013, em Lê Văn Được, học sinh lớp 9B - Trường THCS Thanh Ngọc, trong lúc đang chăn trâu tại khu vực lầy sông Gang, đã dũng cảm cứu được 5 em nhỏ khỏi đuối nước. Cùng với hành động quên mình cứu bạn của em Nguyễn Văn Nam, học sinh lớp 12 T7 - Trường THPT Đô Lương 1, huyện Đô Lương, lòng dũng cảm của Được hôm nay là tấm gương sáng cho học sinh cả nước noi theo. Chúc em học tập tốt, rèn luyện tốt, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ kính yêu".
Theo Dantri
Nuôi gà thành tỷ phú Từ một nông dân lam lũ, ông Nguyễn Văn Nam (62 tuổi), ở xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, Bình Định) đã trở thành tỷ phú. Biến đồi hoang thành trang trại chăn nuôi, gia đình ông đạt mức thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm... Rất nhiều nông dân đã "xuống ruộng" vì giấc mộng chăn nuôi trang trại và rồi...