Nghi án bé gái 6 tuổi bị xâm hại ngay trong lớp học
Theo lời bé L.A, cháu bị 2 bạn cùng lớp đè xuống và dùng thước, kim đâm vào vùng kín khiến bé đau, đi tiểu ra máu. Đáng nói là sự việc xảy ra ngay trong lớp học mầm non và bé bị đến lần thứ 2.
Sáng 15/5, trao đổi với PV Dân Trí, anh Dương Văn Phúc (SN 1970, ngụ huyện Tân Trụ) vẫn chưa hết bức xúc về việc con gái mình bị tổn thương vùng kín hơn 1 tháng trước tại trường mẫu giáo Bình Hoà. Hiện anh vẫn rất lo lắng cho sức khoẻ và tâm lý con mình bị ảnh hưởng sau sự việc lần này.
“Hơn 1 tháng qua, tôi phải đưa cháu đi TPHCM khám và điều trị. Về vết thương ở vùng kín thì cháu đã lành lại nhưng tâm lý cháu vẫn rất hoảng loạn. Cứ thấy máu là cháu sợ và khóc rất lớn. Tính tình cháu cũng trầm hơn so với trước đây rất nhiều. Vì lo sợ cháu sẽ bị tổn hại một lần nữa nên đến giờ gia đình tôi cũng chưa đưa cháu tới trường trở lại”, anh Phúc tâm sự.
Anh Phúc kể: “Khoảng 16h ngày 6/4/2018, cháu L.A được chị ruột rước từ trường mẫu giáo B.H (xã Đức Tân, huyện Tân Trụ) trở về nhà. Đang ăn cơm tối, nhìn thấy con có biểu hiện lạ, ngồi ghế chưa được bao lâu lại đứng dậy và gương mặt luôn biểu lộ thất thần. Vợ tôi kêu con hỏi bị bệnh gì, gặng nhiều lần cháu mới kể lại chuyện bị bạn bè xâm hại vùng kín”.
Theo lời của cháu L.A, 1 bạn trai và 1 bạn gái trong lớp của cháu đè cháu xuống nền nhà, cởi quần rồi dùng thước eke, kim tây… đâm vào vùng kín nhiều lần đến chảy máu.
Gia đình phản ánh bé L.A bị xâm hại vùng kín ngay trong lớp học mẫu giáo
“Nghe sự việc như vậy, vợ tôi đưa con vào buồng cởi quần ra xem thì thấy có nhiều vết thương và vùng âm hộ bị sưng to lên. Cháu còn kể, do máu chảy nhiều, sau đó cô T. (trường Bình Hoà) lấy gối, quần áo đem giặt hết rồi. Ngay lúc đó tôi điện thoại báo cô giáo trường mẫu giáo và báo UBND xã Đức Tân biết”, anh Phúc nhớ lại.
Tiếp đó, sáng ngày 8/4, vợ chồng anh Phúc đưa con đi bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) khám để điều trị tổn thương. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán L.A chấn thương âm hộ, tiểu máu, thở nhiều, sau đó cho giấy chuyển sang Trung tâm pháp y TPHCM vì nghi bị xâm hại tình dục. Tuy nhiên, do không phải cơ quan Công an đề nghị nên Trung tâm từ chối giám định.
Video đang HOT
Trong toa thuốc, bác sĩ chẩn đoán bé L.A bị tổn thương vùng kín nhưng phía nhà trường vẫn thờ ơ.
Sau khi được phản ánh, ngày 10/4, Công an xã Đức Tân mời gia đình đến làm việc nhưng phía UBND xã cho rằng lời của con trẻ không đáng tin cậy và hẹn sẽ tìm hiểu thêm. Phía trường học Bình Hoà cũng nói sẽ tìm hiểu nhưng hơn 1 tháng qua vẫn chưa có động thái nào.
“Con gái tôi mới 6 tuổi thì không thể nói dối cha mẹ, qua đó, cùng với vết thương vùng kín đã được bác sĩ xác định trong giấy tờ nghi bị xâm hại âm hộ. Song, mọi lời cầu cứu của tôi đều vô vọng. Hoàn cảnh gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn, mỗi lần đưa con đi khám, tái khám tốn nhiều tiền, nhưng đau nhất là cháu học mẫu giáo đã bị hành hạ như vậy ngay trong lớp học”, anh Phúc bức xúc.
Cũng theo anh Phúc, đây là lần thứ hai cháu L.A bị xâm hại vùng kín. Trước đó, ngày 15/11/2017, cháu bị nhóm bạn cùng lớp dùng kim đâm vào vùng kín, sau đó gia đình phải chở bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM điều trị. Chính cô giáo Trinh đã gặp gia đình nhận lỗi và hứa sẽ quản lý tốt hơn, song sau đó cháu lại bị xâm hại thêm lần nữa.
Trao đổi về vấn đề trên, ông Đỗ Tiến Lâm – Trưởng Công an xã Đức Tân (huyện Tân Trụ), cho biết: “Hiện công an xã đang làm báo cáo sự việc để cùng công an huyện làm rõ sự việc. Bước đầu, chúng tôi nhận định đây không phải vụ xâm hại tình dục vì toàn các em 4,5 tuổi với nhau thì làm sao có chuyện đó. Chúng tôi đã giải thích với gia đình nhưng gia đình cứ khẳng định con mình bị tổn hại vùng kín và nói các cô giáo tại trường Bình Hoà phải chịu trách nhiệm. Trong ngày mai chúng tôi sẽ có báo cáo chính thức để gửi báo Dân Trí. Do công tác tại địa phương còn nhiều hạn chế nên cũng cần phải phối hợp với các cơ quan khác để làm rõ vấn đề”.
Xuân Hinh
Theo Dantri
Vì đâu con phải gặm bánh mì, ăn tạm xôi cho kịp học thêm?
Điểm số các con đạt được hôm nay không thể nói hộ tương lai trẻ sau này. Thế nhưng nhiều phụ huynh cứ biến con thành 'ngựa đua', bắt con chạy theo đểm 9, 10, vào trường chuyên lớp chọn...
Giờ ra về của một lớp học thêm THPT tại một điểm dạy trên địa bàn Q.3, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
1. Mỗi lần đến nhà anh chị chơi, rất hiếm khi tôi thấy các cháu - một đứa học lớp 6, một đứa học mẫu giáo, ở nhà. Trong câu chuyện với tôi, chị nói nhiều đến việc học hành của con, về điểm số...
Tôi thắc mắc sao cháu nhỏ mới 5 tuổi đã phải tuần 3 buổi đi học thêm tiếng Anh? Chị giải thích: "Nếu không học thêm, chị sợ cháu không theo được các bạn. Trẻ con bây giờ 2 tuổi đã phải đi học thêm rồi".
Tôi chỉ biết thở dài với sự vất vả của cháu, ngồi trên xe hơn chục cây số từ quận Long Biên sang quận Thanh Xuân học thêm. Ngoài tiếng Anh, cháu còn phải học làm toán, học lớp viết chữ đẹp, học lớp kỹ năng sống cho trẻ...
Nhiều hôm tôi thắc mắc: "Sao chị cho cháu đi học nhiều thế?". Chị bảo: "Thời buổi này trẻ phải học nhiều kỹ năng để tránh bị tăng động, bị trầm cảm, tự kỷ".
Chị nói thế nhưng rõ ràng cháu tôi rất ít khi được tham gia hoạt động trong gia đình, không được nghỉ ngơi cuối tuần, buổi tối cũng phải học. Vậy thì kỹ năng ở đâu ra? Cháu muốn ngồi chơi với cô chú cũng bị mẹ nhắc: "Con lên phòng học đi".
2. Chuyện khác, con gái một đồng nghiệp của tôi đã 17 tuổi rồi nhưng vẫn làm nũng mẹ. Có khách đến chơi, cháu vẫn ăn vạ nếu không được đáp ứng yêu cầu của mình.
Không chỉ vậy, trong khi các cô, các bác vào bếp nấu nướng, cháu vẫn ngoài cuộc, không phụ giúp nhặt rau, dọn bàn ăn, rửa bát.
Tôi ái ngại: "Sao bạn chiều con quá vậy?". Bạn tôi gạt đi: "Nhà có mỗi cô con gái, không chiều nó thì chiều ai? Mình quần quật làm việc cũng là lo cho tương lai của con". Bạn còn thêm: "Chỗ của nó là ở bàn học, dưới bếp không có việc gì cho nó cả".
Theo những gì tôi quan sát, chính phụ huynh đã và đang giành phần việc với con, vô tình đẩy con vào cái thế "không biết gì". Điều này ai cũng nhìn thấy nhưng không chịu hiểu.
3. Thực tế, trẻ con hiện nay nói là học nhiều nhưng chủ yếu làm bài tập và học thêm. Vì thế khi ra đời, nhiều em cảm thấy bị sốc, hụt hẫng và không đứng vững trên đôi chân của mình.
Có đôi lúc tôi tự hỏi: "Liệu kiến thức các con dung nạp để phục vụ cuộc sống sau này được bao nhiêu từ những buổi đi học thêm lẫn làm bài tập miệt mài ở nhà?".
Từng sống ở nước ngoài nhiều năm, tôi cảm nhận trẻ con và phụ huynh ở Việt Nam khác nước ngoài rất nhiều.
Nếu như các bạn trẻ nước ngoài đạt điểm cao, họ xem đó là chuyện bình thường thì ở Việt Nam, đó là một thành quả lớn lao. Đáng nói, trẻ con hiện nay nói là học nhiều nhưng thực ra hỏi về những vấn đề xã hội thì mù tịt, lơ mơ.
Có lẽ phụ huynh nên nhìn nhận lại khái niệm học của con. Các con cần trưởng thành trong một thế giới tự lập thật sự.
Các con có thể không cần biết nhiều về những điều xa xôi nhưng đến những việc cơ bản như tự dọn phòng riêng, giúp mẹ vào bếp, đổ rác, rửa rau cũng không làm được thì có lẽ chúng ta nên nhìn lại tiêu chí của sự trưởng thành.
Tôi cho rằng sự hiểu biết của trẻ không phải là giải các bài toán, viết những bài văn hay, mà ở việc trẻ đề ra và thực hiện các kế hoạch cho tương lai của mình. Nhưng rõ ràng điều này trẻ đã để phụ huynh làm thay rồi còn đâu?
Điểm số các con đạt được hôm nay không thể nói hộ tương lai trẻ sau này. Thế nhưng nhiều phụ huynh cứ biến con thành 'ngựa đua'.
Chúng cứ mải miết chạy theo những mốc học tập, rồi vượt cấp, rồi vào trường chuyên lớp chọn, rồi vào đại học và không ít em thất nghiệp nếu không có sự can thiệp, giúp đỡ của cha mẹ.
Vì đâu trẻ đang không được quyền lớn lên, quyền tự quyết, quyền được trưởng thành? Vì đâu trẻ phải gặm chiếc bánh mì hoặc ăn tạm gói xôi cho kịp giờ đến lớp học thêm?
Và, đến bao giờ các con mới hết khổ vì điểm số?
Theo tuoitre.vn
Tháo dỡ quán cà phê, bi-a trong khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi đã yêu cầu dừng mọi hoạt động dịch vụ và tiến hành tháo dỡ công trình trái phép trong khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Sau khi báo điện tử Dân trí phản ánh nhiều công trình dịch vụ mọc lên tại khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng (xã Đức Tân, huyện Mộ...