Nghi án 4 trai làng bị phạt tù oan: Nhặt ve chai đi đòi công lý
Theo 4 trai làng ở xã Phú Dương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế), việc các cơ quan tố tụng không đủ chứng cứ nhưng vẫn khởi tố, bắt giam và phạt tù họ đã đẩy gia đình họ vào thế bần cùng, khánh kiệt.
Nhặt ve chai kiếm tiền kêu oan
Sau khi TAND cấp cao tại Đà Nẵng yêu cầu 4 thanh niên ở xã Phú Dương bổ sung tài liệu, chứng cứ để thụ lý đơn kêu oan, cha của anh Dương Quang Việt là ông Dương Quang Tuấn lặn lội từ Quảng Trị vào Huế để cùng con chuẩn bị tài liệu, chứng cứ gửi cho tòa.
Nguyễn Thành Huy tâm sự, nếu không được minh oan, con anh khi lớn lên sẽ bị ảnh hưởng bởi lý lịch của cha. Ảnh: An Sơn
Từ ngày Việt bị bắt giam rồi bị phạt tù, vợ chồng ông Tuấn phải bán hết những tài sản có giá trị trong nhà, vay mượn khắp nơi để kêu oan cho con. Đến khi Việt mãn hạn tù cũng là lúc vợ chồng ông Tuấn vỡ nợ. Đường cùng, vợ chồng ông phải rời quê ra Quảng Trị nhặt ve chai tại một bãi rác để kiếm tiền trả nợ và tiếp tục đi đòi công lý.
Ông Tuấn kể, từ ngày ra Quảng Trị lượm ve chai, vợ chồng ông rất ít khi dám về nhà và nếu có về thì chỉ về vào ban đêm vì sợ người ta đến đòi nợ. Đợt này vào Huế để bổ sung tài liệu chứng cứ thì ông cũng không dám ghé nhà.
“Bao nhiêu tiền làm thuê tích cóp được chỉ đủ để trang trải cho việc ngược xuôi kêu oan nên vợ chồng tôi vẫn chưa trả được nợ cho những người mình đã vay mượn. Nhiều lúc chúng tôi tưởng rằng sẽ gục ngã, nhưng niềm tin một ngày nào đó thằng Việt sẽ được minh oan lại thôi thúc, giúp chúng tôi gượng dậy” – ông Tuấn tâm sự nghẹn ngào.
Tương tự vợ chồng ông Tuấn, hơn 6 năm đi đòi công lý cho con là Nguyễn Văn Hùng đã khiến vợ chồng ông Nguyễn Văn Viên rơi vào cảnh bần cùng. Trước đây ông Viên làm nghề đạp xích lô chở hàng, còn vợ ông sản xuất hơn 5 sào ruộng, cuộc sống gia đình đủ ngày ba bữa cơm. Từ ngày Hùng bị bắt, ông Viên phải bán chiếc xích lô và vay ngân hàng thêm 50 triệu đồng để có tiền đi kêu oan. Gia sản khánh kiệt, không có tiền nộp thuế, nên cách đây 3 năm gia đình ông Viên đã bị thu hồi số ruộng được cấp.
Video đang HOT
Trước đây, gia đình bà Võ Thị Hà – mẹ anh Nguyễn Thành Huy thuộc diện khá giả ở xã Phú Dương. Vậy nhưng, sau những chuỗi ngày ngược xuôi lên tỉnh, ra Hà Nội kêu oan, kinh tế gia đình bà Hà ngày càng tụt dốc.
“Hơn 6 năm gia đình tôi phải bỏ bê gần như tất cả mọi việc, miếng đất vợ chồng tích cóp mua được trước đây đã phải đem bán để gõ cửa hết cơ quan này đến cơ quan khác. Nó bị oan, bị phạt tù nên dù khổ cực đến mấy chúng tôi cũng không thể buông xuôi được” – bà Hà nói trong nước mắt.
Minh oan xong mới lấy vợ
“Hơn 6 năm gia đình tôi phải bỏ bê gần như tất cả mọi việc, miếng đất vợ chồng tích cóp mua được trước đây đã phải đem bán để gõ cửa hết cơ quan này đến cơ quan khác”.
Bà Võ Thị Hà – mẹ anh Nguyễn Thành Huy
Anh Võ Đại Quốc Dũng kể, ngày đầu tiên ra tù, anh được nhiều bà con lối xóm đến nhà thăm hỏi, chia sẻ vì họ tin rằng anh bị phạt tù oan. Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít người nhìn anh bằng cặp mắt thiếu thiện cảm bởi cái án tù về tội cướp giật tài sản mà anh đã phải nhận. Bằng việc sống tử tế với mọi người và làm việc chăm chỉ như bản chất vốn có, số người dị nghị anh ngày càng ít dần, nhưng anh vẫn không thể sống tự tin như trước đây.
Dũng tâm sự: “Những người dị nghị em không hề có lỗi. Từ ngày ra tù, nhiều người hỏi em chuyện vụ cướp, em nói mình bị oan và sẽ đi kêu oan đến cùng. Nếu đã lỡ dại đi cướp thì ra tù rồi kêu oan làm chi nữa cho tốn kém, nhưng mình bị oan thật mà không kêu thì làm sao lấy lại danh dự cho mình, cho gia đình mình. Khi nào được minh oan em mới dám lấy vợ vì em không muốn vợ mình bị mang tiếng xấu”.
Nói đoạn, giọng Dũng chùng xuống khi nhắc đến người mẹ: “Mẹ em bị bệnh hiểm nghèo, chắc không sống được bao lâu nữa. Mấy năm rồi ngày nào mẹ cũng trông chờ ngày em được minh oan, em sợ khi mẹ qua đời rồi em vẫn chưa được giải oan”.
Trong số 4 thanh niên bị kết tội cướp giật tài sản, hiện mới chỉ có anh Nguyễn Thành Huy đã lập gia đình. Anh Huy cưới vợ là chị Ngô Thị Lý sau khi mãn hạn tù vài tháng, hiện đã có hai đứa con. Huy chia sẻ rằng, nếu không yêu nhau trước khi vụ cướp xảy ra và nếu không tin tưởng nhau thì có lẽ Huy và chị Lý không thể trở thành vợ chồng.
“Em giờ làm thợ sơn nhưng không mấy suôn sẻ vì bị mang tiếng là kẻ cướp nên nhiều người không dám thuê. Nếu em không được minh oan thì hai đứa con khi lớn lên sẽ bị ảnh hưởng bởi “vết đen” trong lý lịch của bố nó. Rồi hai đứa em ruột của em học rất giỏi, rất muốn thi vào ngành công an, không biết có được chấp nhận không” – Huy lo lắng.
Sau thời điểm xảy ra vụ cướp giật tài sản của bà Lê Thị Hoa, người dân địa phương nghi ngờ thủ phạm gây ra vụ cướp là một thanh niên khác trú trên địa bàn xã. Sau khi vụ cướp xảy ra, nhiều người phát hiện đối tượng này bán xe máy của mình cho một người ở Đà Nẵng rồi bỏ đi nơi khác.
(Còn tiếp)
Theo Danviet
Xét xử 12 đối tượng trộm trâu bò với giá trị gần 1 tỷ đồng
Lợi dụng sự sơ hở của người dân, 12 đối tượng này đã thực hiện 20 vụ trộm, bắt 32 con trâu bò của người dân trên địa bàn Nghệ An và Hà Tĩnh, với giá trị gần 1 tỷ đồng.
Ngày 8/12, TAND tỉnh Nghệ An xét xử sơ thẩm vụ án trộm cắp tài sản đối với 12 bị cáo thực hiện 20 vụ trộm trâu, bò chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng.
Các bị cáo đưa ra xét xử lần này gồm: Ngô Văn Hùng (SN 1996); Nguyễn Văn Điểm (SN 1996); Nguyễn Văn Huấn (SN 1996); Nguyễn Văn Sửu (SN 1997); Nguyễn Văn Hải (SN 1994); Nguyễn Thọ Trí (SN 1980); Nguyễn Thúc Hợi (SN 1983) và Nguyễn Thúc Tiến (SN 1985); Nguyễn Văn Hùng (SN 1995) đều trú tại huyện Đô Lương (Nghệ An); Trương Văn Tiến (SN 1988); Nguyễn Đức Danh (SN 1990); Hoàng Văn Lợi (SN 1989) đều trú tại huyện Nghi Lộc (Nghệ An).
Các bị cáo trước vành móng ngựa.
Theo cáo trạng, từ năm 2013 đến 2014, lợi dụng đêm khuya vắng, sự sơ hở quản lý trâu, bò của người dân, các đối tượng trên đã thực hiện 20 vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn các huyện Đô Lương, huyện Nghi Lộc và huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Sau khi trộm được trâu, bò thì các đối tượng đã sử dụng 2 xe ô tô tải đến chở đi bán với giá chỉ bằng một nửa giá trị thực. Số tiền sau khi bán, các đối tượng chia nhau tiêu xài và ăn chơi. Tổng số giá trị trâu, bò mà băng nhóm này trộm được trị giá gần 1 tỷ đồng.
Tại phiên tòa các bị cáo thành khẩn khai báo, thể hiện ăn năn hối cải xin được giảm án. Đồng thời, các bị hại cũng đã đề nghị HĐXX giảm nhẹ khung hình phạt cho các bị cáo để có thời gian hòa nhập cộng đồng trả lại số tiền đã bị chiếm đoạt.
Tuy nhiên, HĐXX cho rằng, hành vi phạm tội của các bị cáo là nghiêm trọng, có bàn bạc tổ chức, hoạt động hành vi trộm cắp trong thời gian nhiều và gây tới 20 vụ trộm cắp, gây mất an ninh trật tự, hoang mang trong người dân, do đó những kẻ cầm đầu cần xử phạt nghiêm minh.
Sau khi cân nhắc mức độ phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của từng bị cáo, Tòa đã tuyên án Ngô Văn Hùng 13 năm tù; Nguyễn Văn Điểm 10 năm tù, Nguyễn Văn Hùng 9 năm tù; Nguyễn Văn Huấn 7 năm tù; Hoàng Văn Lợi 2 năm tù về tội trộm cắp tài sản.
Các bị cáo khác bị phạt từ 9 đến 24 tháng tù treo về tội danh trên và buộc các bị cáo bồi thường cho các bị hại hơn 600 triệu đồng. Trong số 12 bị cáo đưa ra xét xử, có 6 bị cáo đã có tiền án, tiền sự bị tòa án xử phạt về tội trộm cắp tài sản trước đó.
Hiện, có 2 đối tượng là Nguyễn Đức Lợi và Hoàng Viết Thông đang bỏ trốn khỏi địa phương. Công an đã ra quyết định truy nã, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.
Đối với bồi thường cho bị hại thì Ngô Văn Hùng là đối tượng cầm đầu nên phải chịu trách nhiệm chính. Trong đó, Hùng bồi thường 290 triệu; Nguyễn Văn Điểm 161 triệu đồng; Nguyễn Văn Hùng 110 triệu đồng, Nguyễn Văn Huấn và Hoàng Văn Lợi mỗi bị cáo 23 triệu đồng.
Anh Ngọc - Ngọc Tấn
Theo_Người Đưa Tin
Giang hồ đất Cảng "dậy sóng" Sài thành Không ai có thể phủ nhận hành trình "Nam tiến" của giang hồ đất Cảng vào Sài thành. Ở đâu, nhóm người này cũng muốn khẳng định ngôi vị số 1 thuộc riêng về giang hồ đất Cảng. Lấy số... đổi ngôi Nguyễn Văn Hùng, tức Hùng "trắng", mới hơn 30 tuổi nhưng đã có gần 15 năm gắn với giang hồ, dao...