Nghêu lụa Triều Tiên làm khó Trung Quốc
Ở một số ngư trường nơi sông Áp Lục (Yalu) đổ ra biển Hoàng Hải, ngư dân Trung Quốc và Triều Tiên cùng nhau đánh bắt cua, ốc xà cừ và nghêu lụa.
Họ đánh bắt cho các tàu môi giới Trung Quốc, thường được gọi là “tàu mẹ”, để đổi lấy tiền bạc hay thậm chí là một số sản phẩm như thuốc lá, theo các thương gia trên tàu. Một thương gia tự xưng là Du cho biếthải sản sau đó sẽ được chuyển vào trong đất liền Trung Quốc và bán ở các chợ sỉ.
Theo Bloomberg, hoạt động đánh bắt hải sản nêu trên là một hình thức buôn lậu dọc biên giới khu vực Trung Quốc-Triều Tiên dài 1.350 km.
Dân địa phương sử dụng thuyền, xe hơi, xe tải và tàu hỏa để vận chuyển mọi thứ từ dầu diesel đến tằm hay điện thoại qua lại sông Yalu.
Hoạt động thương mại diễn ra tại khu vực cho thấy những khó khăn mà giới chức Trung Quốc đang gặp phải trong cam kết thực hiện nghiêm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc (LHQ) đối với Triều Tiên.
Là một đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, Trung Quốc đang hứng chịu sức ép từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong vấn đề kiềm chế chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, chủ yếu thông qua các biện pháp trừng phạt nhắm vào kinh tế.
Ngư dân Triều Tiên và Trung Quốc săn bắt hải sản và bán cho các tàu môi giới Trung Quốc, thường được gọi là tàu mẹ. Ảnh: Bloomberg
Với Trung Quốc, việc thực hiện lệnh trừng phạt Triều Tiên là một vấn đề không đơn giản. Bắc Kinh muốn Triều Tiên ngưng các hành động khiêu khích có thể khiến Mỹ gia tăng lực lượng phòng ngự trong khu vực có thể được dùng để chống lại Trung Quốc. Cùng lúc, giới chức Trung Quốc lo ngại chính quyền Triều Tiên sụp đổ, kéo theo tình trạng bất ổn tại khu vực Đông Bắc Trung Quốc và dẫn đến việc triển khai binh lính Mỹ đến khu vực sông Áp Lục.
Video đang HOT
LHQ hôm 11-9 thông qua lệnh trừng phạt mới chống lại Triều Tiên liên quan đến vụ thử nghiệm hạt nhân lần 6. Giới chức Mỹ khẳng định lệnh trừng phạt mới cùng với các biện pháp trừng phạt trước đó sẽ cắt giảm 90% sản phẩm xuất khẩu của Triều Tiên.
Trong khi đó, lệnh cấm hải sản Triều Tiên được thông qua vào tháng trước và thực hiện vào hôm 5-9 sẽ cắt giảm khoảng 300 triệu USD thu nhập mỗi năm của Triều Tiên.
Tuy nhiên, các cuộc phỏng vấn vào tuần rồi với hàng chục thương gia, chủ cửa hàng bán sỉ, cựu quan chức địa phương và các nhà ngoại giao nước ngoài…cho thấy hải sản tươi của Triều Tiên vẫn xuất hiện tại Trung Quốc mặc dù Bắc Kinh đã tăng cường thực thi lệnh trừng phạt.
Một số nhà hàng ở thị xã Hồn Xuân, tỉnh Cát Lâm – Trung Quốc vẫn phục vụ cua và ốc xà cừ Triều Tiên. Những mặt hàng này khó kiếm hơn nhưng không phải là không có, Bloomberg dẫn lời một chủ cửa hàng hải sản họ Lyu cho biết.
Tình hình cũng tương tự ở Đan Đông, thành phố lớn nhất của Trung Quốc dọc biên giới Triều Tiên và cũng là trung tâm thương mại của đại lục với Triều Tiên.
Ở Dong Sheng, chợ hải sản chính của Đan Đông, 4 thương gia khẳng định vào tuần trước rằng họ vẫn có thể cung cấp mặt hàng nghêu lụanổi tiếng của Triều Tiên mặc dù nguồn cung đã giảm. Thương gia Ha Wei, 38 tuổi, cho biết giá cả nghêu lụa đã tăng 20% lên 30 nhân dân tệ (4,6 USD)/500 gr kể từ khi lệnh trừng phạt được thực thi.
Theo Cao Lực
Người lao động
Khi nào Mỹ, Nhật mới bắn hạ tên lửa Triều Tiên?
Hai lần Triều Tiên phóng tên lửa qua vùng đảo Hokkaido của Nhật Bản, hai lần hàng triệu người Nhật Bản bị đánh thức bởi còi báo động tên lửa, tuy nhiên quân đội Mỹ và Nhật Bản vẫn quyết định không bắn hạ.
Triều Tiên công bố video phóng tên lửa qua Nhật Bản
Nhiều người đặc biệt ở Mỹ và Nhật Bản đang tự hỏi tại sao quân đội của họ không bắn hạ tên lửa của Triều Tiên mặc dù hai lần các tên lửa này bay qua đảo Hokkaido.
Phát biểu trước các nhà làm luật trong tuần này, nghị sĩ Cộng hòa Mỹ Dana Rohrabacher nói: "Tôi hy vọng lần tới khi Triều Tiên phóng tên lửa, đặc biệt là phóng qua đồng minh Nhật Bản, chúng ta sẽ bắn hạ nó và coi đó là lời cảnh báo với Triều Tiên và là thông điệp cho các nước như Nhật Bản đang đặt niềm tin vào chúng ta. Nếu không thể hiện được chúng ta sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự, không có lý do nào để họ tin rằng chúng ta sẽ làm thế".
Evans Revere và Jonathan Pollack, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Brookings, cho rằng Washington cần tuyên bố rõ rằng các vụ phóng tiếp theo của Triều Tiên nếu bay qua Mỹ hay lãnh thổ của đồng minh sẽ bị coi là mối đe dọa trực tiếp và nhận đáp trả bằng "toàn bộ năng lực phòng vệ của Mỹ và đồng minh".
Tại sao không bắn hạ và khi nào mới bắn hạ?
Tên lửa Triều Tiên phóng lần hai qua Nhật Bản bay xa 3.700km, so với lần đầu là 2.200km. (Ảnh: Dailymail)
Mỹ và Nhật Bản tuyên bố rằng, họ hoàn toàn có khả năng bắn hạ tên lửa, song khẳng định vụ phóng tên lửa hôm 29/8 và hôm 15/9 của Triều Tiên đều chưa tới ngưỡng phải hành động như vậy.
Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ xác nhận, tên lửa phóng đi hôm 15/9 của Triều Tiên đã bay xa 3.700km và bay cao, nhưng cho rằng tên lửa không gây ra mối đe dọa. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Rob Manning cho biết: "Nếu Mỹ và đồng minh xác định đó là mối đe dọa trực tiếp, chúng tôi sẽ bắn hạ".
Công nghệ chưa thực sự hoàn hảo, song Lầu Năm Góc khẳng định họ có thể tiêu diệt các mục tiêu tên tầm trung và tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nhật Bản trong khi đó cũng sở hữu các hệ thống phòng không tầm thấp Patriot, hay hệ thống SM-3 có thể tiêu diệt các tên lửa tầm ngắn đến tầm trung.
Tuy nhiên, ông Bruce Klingner, chuyên gia cấp cao tại Viện Heritage Foundation, cho biết khi tên lửa Triều Tiên bay qua Nhật Bản, nó bay cao hơn so với khả năng đánh chặn của bất cứ hệ thống phòng thủ nào đặt gần đó, trong đó có hệ thống SM-3 của Nhật Bản. Đó là chưa kể đến việc hiến pháp Nhật Bản có những quy định riêng về hành động tự vệ quân sự.
Hideshi Takesada, chuyên gia quốc phòng tại Đại học Takushoku ở Tokyo, nhận định Nhật Bản chỉ có kế hoạch đánh chặn tên lửa khi tên lửa đó xâm phạm không phận hoặc mảnh vỡ rơi xuống lãnh thổ của họ.
Trong khi đó, ở cả hai lần phóng tên lửa gần đây, tên lửa Triều Tiên đều không xâm phạm không phận Nhật Bản, mảnh vỡ cũng không rơi xuống Nhật Bản. "Do đó, chính phủ không chỉ thị bắn hạ", ông Takesada nói.
Về khía cạnh kỹ thuật, giáo sư về quan hệ quốc tế Akira Kato tại đại học J.F. Oberlin cho biết: "Ở giai đoạn đầu khi tên lửa được phóng đi, rất khó xác định nó có thực sự là mối đe dọa trực tiếp tới lãnh thổ Nhật Bản hay không".
Nhật Bản và Mỹ sẽ không liều lĩnh đánh chặn tên lửa trừ khi xác định nó là mối đe dọa thực sự bởi nếu đánh chặn thất bại có thể sẽ phô ra điểm yếu của hệ thống phòng thủ.
"Một vụ đánh chặn thất bại sẽ kéo theo quan niệm rằng khả năng phòng thủ của Nhật Bản chưa đủ đối phó với Triều Tiên", ông Kato nói.
Minh Phương
Theo AFP
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cân nhắc bầu cử trước hạn Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang cân nhắc kêu gọi một cuộc bầu cử trước hạn vào tháng 10 tới nhằm tận dụng lợi thế tỷ lệ ủng hộ đang có xu hướng tăng, Reuters dẫn tin truyền thông địa phương cho biết ngày 17/9. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Ảnh: Reuters) NHK dẫn lời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe...