Nghẹt thở phút bắt con từ sản phụ tử vong do TNGT
Sản phụ Ngoan đưa vào viện trong tình trạng phần đầu tổn thương nặng, ngừng thở. Các bác sĩ chỉ có khoảng 5 phút để cứu đứa trẻ trong vụng.
Ngày 7/11/2020, trao đổi với Đất Việt, bác sĩ Phùng Thị Hương – người trực tiếp mổ bắt con cho sản phụ Lý Thị Ngoan (25 tuổi, quê Lạng Sợ) bị tai nạn giao thông được đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang ( Bắc Giang) vẫn không quên được giây phút nghẹt thở của toàn ê kíp công tác tại đơn vị khi tiến hành mổ cấp cứu đưa đứa bé ra khỏi bụng người mẹ đã tử vong.
Theo chị Ngoan, sáng ngày 7/11/2020, Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang tiếp nhận bệnh nhân Lý Thị Ngoan được người dân đưa tới bệnh viện trong tình trạng tổn thương phần đầu nặng, không còn thở.
Qua kiểm tra, các bác sĩ xác định bệnh nhân Ngoan đã tử vong. Tuy nhiên, bệnh nhân này đang mang thai 36 tuần tuổi, bị tai nạn giao thông khi đang trên đường từ Bắc Giang về Lạng Sơn để chuẩn bị cho việc sinh nở.
Giây phút cháu bé được đưa ra khỏi thi thể sản phụ Lý Thị Ngoan sáng ngày 7/11.
“Hiện trường vụ tai nạn cách Trung tâm Y tế khoảng vài trăm mét. Từ lúc bị tai nạn cho tới khi bệnh nhân được đưa vào viện cũng cách nhau một khoảng thời gian, không biết bệnh nhân tử vong vào thời điểm nào.
Điều này đã khiến cho tính mạng của cháu bé trong bụng bệnh nhân đứng trước nguy cơ tử vong theo mẹ vì ngạt khí, không được cơ thể mẹ cung cấp ôxi. Tôi xác định không cứu được mẹ nhưng người con vẫn có khả năng sống sót, đặc biệt qua kiểm tra thì thấy biểu hiện tim của cháu bé vẫn có hiện tượng hoạt động” – bác sĩ Hương kể lại.
Ngay lập tức, bác sĩ Hương xin ý kiến chỉ đạo cấp trên được tiến hành mổ bắt con từ sản phụ Ngoan trong tình trạng bệnh nhân này đã tử vong. Ý kiến này được ban lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang đồng ý ngay tức khắc.
Để chuẩn bị cho ca mổ bắt con đặc biệt, toàn bộ ê kíp trực tại Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang sáng ngày 7/11 được huy động để thực hiện.
“Từ khi sản phụ Ngoan được đưa vào bệnh viện cho tới khi đưa cháu bé ra khỏi bụng mẹ chỉ khoảng chừng 5 phút.
Thời điểm ấy, chúng tôi dường như không có thời gian để đắn đo gì cả mà chỉ mục tiêu cao nhất làm sao sớm đưa được cháu bé ra ngoài, không thể chậm trễ thêm một giây nào. Bởi chỉ nhanh chậm một vài giây thôi là có thể không cứu được cháu bé” – bác sĩ Hương chia sẻ.
Cho đến khi đưa được cháu bé ra khỏi bụng người mẹ đã tử vong, bác sĩ Hương và toàn bộ ê kíp lại phải đối mặt với sự lo lắng khi cháu bé bị ngạt thở trong bụng mẹ quá lâu, có hiện tượng bị tổn thương não.
“Đây lại là cuộc chiến mới trong chính cuộc chiến với thời gian để đưa cháu bé ra khỏi bụng mẹ. Cháu bé bị ngạt khí lâu dẫn tới tổn thương não không thể tự thở được sau khi đưa ra khỏi bụng mẹ mặc dù tim vẫn đập.
Hiện trường vụ tai nạn khiến sản phụ Ngoan tử vong.
Các bác sĩ đã nhanh chóng thực hiện bóp bóng, hỗ trợ cho cháu bé được thở dễ dàng hơn. Một người giữ bóng, một người bóp. Dù rất gấp gáp nhưng các đội ngũ ê kíp cũng phải bình tĩnh bóp bóng vì nếu bóp chậm thì không cung cấp đủ ôxi cho cháu bé mà bóp bóng nhanh quá có thể khiến cháu bé bị ngạt.
Giây phút đó ai trong ê kíp cũng rất căng thẳng, mọi người không nói với nhau lời nào mà chỉ thực hiện công việc của mình trong sự gấp gáp với hy vọng điều kỳ diệu sẽ đến, trời lạnh nhưng trên khuôn mặt người nào cũng nhễ nhại mồ hôi.
Cho tới khi cháu bé bật khóc, toàn bộ ê kíp mới vỡ òa theo cháu bé. Đó là hình ảnh có lẽ tôi không bao giờ quên. Cháu bé mới sinh ra đã mất mẹ, con khóc thể hiện sự sống còn người mẹ nằm cạnh, bất động, qua đời…” – bác sĩ Hương xúc động kể lại.
Theo lời kể của bác sĩ Hương, thật may khi người mẹ bị chấn thương trong vụ tai nạn giao thông nhưng đứa con trong bụng lại không bị bất cứ một tổn thương ngoại nào. Chỉ gặp một vấn đề duy nhất là ngạt thở dẫn tới tổn thương não.
Chính vì thế, ngay sau khi đảm bảo được sự an toàn cho cháu bé, cán bộ Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang đã quyết định chuyển bệnh nhi này đến Bệnh viện Sản – Nhi Bắc Giang tiếp tục cấp cứu.
Tuy nhiên, do điều kiện vật chất ở bệnh viện tuyến tỉnh còn nhiều hạn chế nên sau đó cháu bé tiếp tục được chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương để được chăm sóc, điều trị phục hồi để tránh tối đa vấn đề về não cho cháu bé.
Mổ thành công cho bé sơ sinh có khối thoát vị não chẩm lớn
Theo thông tin từ Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, sau ca mổ thoát vị não chẩm gần 3 tuần, bé S.H (22 ngay tuoi, ngu xa Xuan Bao, huyen Cam Mỹ) đang dần ổn định sức khoẻ: vết mổ khô, ăn tốt, thở tốt). Bé H. co khoi thoat vi nao cham to gan bang 2/3 đau cua bé.
Bé S.H. đang dần ổn định sức khoẻ sau phau thuat
Truoc đo, ngay 9-9, be trai S.H. nhap vien trong tinh trang tinh tao, da hong va co khoi u lon vung cham, be khong the nam ngua đuoc. Do be moi sinh, suc khoe con yeu nen cac bac si quyet đinh cho suc khoe cua benh nhi on đinh mới thuc hien phau thuat.
Tuy nhien, chi 1 ngay sau khi nhap vien, benh nhi S.H. bat đau co trieu chung kho tho, met va xuat hien nhung con ngung tho, nên các bác sĩ quyết định phải phau thuat ngay cho bé.
Bác sĩ Nguyễn Văn Toàn, Khoa Chấn thương chỉnh hình - bỏng, Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho hay, cac bac si dung kinh vi phau đe thuc hien cat khoi thoat vi nao cham, cam mau sau đo tien hanh phau thuat tao hinh mang cung cho benh nhi. Việc khó nhat cua ca bệnh này la qua trinh gay me cho benh nhi. Them vao đo, đe benh nhi nam voi tu the nam sap nghieng cũng khong thuan loi cho cac bac si thuc hien phau thuat (thông thường bé phải nằm sấp khi phẫu thuật).
Bac si Toan cho biet thêm, voi benh ly nay, mac du đuoc phau thuat thanh cong nhưng benh nhi se thuong gap phai nhung con ngung tho do ton thuong nao, tuoi đoi bi rut ngan va nguy co xuat hien đau nuoc (đau bi u nuoc).
Theo BS. Toàn, benh ly nay co the phat hien trong qua trinh mang thai bang phuong phap sieu am.
Băng huyết sau sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở sản phụ Băng huyết sau sinh là một biến chứng vô cùng nguy hiểm khiến sản phụ tử vong và để lại những hậu quả nặng nề. PGS.TS. Phạm Bá Nha - Trưởng khoa Phụ Sản, Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: Minh Thuý) Những ngày vừa qua, vụ việc một sản phụ 24 tuổi không may tử vong sau khi sinh con tại Bệnh viện...