Nghẹt thở ở Lhasa – kinh đô của ánh nắng: rực rỡ, thiêng liêng và mê hoặc
Nhịp sống Tây Tạng đọng lại ở Lhasa, yên bình và thanh thoát. Những thiền sư lặng lẽ đi về tựa cái bóng trong dòng thời gian u tịch, tiếng niệm kinh vang vọng mỗi buổi sáng chiều.
Lễ nghi Phật giáo trang nghiêm trong khói trầm hương và nét mặt người chiêm bái.
Lhasa – thủ phủ của Tây Tạng nằm ở phía Đông bắc dãy Himalaya, trên cao nguyên Thanh Tạng bao la. Độ cao 4.900m so với mực nước biển đã biến nơi đây thành ‘ kinh đô của ánh nắng’, nơi mặt trời rực rỡ quanh năm, thảo nguyên xanh bát ngát cỏ trải rộng như vòm trời.
Để đến thăm Lhasa, bạn có thể chọn cách bay từ Việt Nam sang Côn Minh hoặc Thành Đô (Trung Quốc), rồi từ đây book vé bay tiếp sang Tây Tạng. Nếu không book tour, hãy đọc thật kỹ hướng dẫn từ những travel blogger để chuẩn bị chu đáo các giấy tờ cần thiết và sẵn sàng xuất trình bất cứ lúc nào để chuyến hành trình được thuận lợi bạn nhé!
Lhasa – kinh đô của ánh nắng
Ngay cả mùa đông, Lhasa vẫn rực rỡ ánh mặt trời
Đến Lhasa, chứng say độ cao và không khí loãng có thể khiến bạn chếnh choáng 1 ngày 1 đêm nếu chưa chuẩn bị kỹ càng về thể chất. Thế nhưng, bỏ qua những vấn đề về sức khỏe và thủ tục nhập cảnh, Lhasa hứa hẹn sẽ là điểm đến thú vị, mang đến những trải nghiệm không thể nào quên.
Đúng như cảnh sắc tuyệt mỹ trong nhiều bộ phim Trung Quốc, cao nguyên Thanh Tạng hiện ra với đồng cỏ bát ngát ngút tầm mắt, những bộ tộc du mục với váy áo sặc sỡ như mặt trời và nụ cười hồn hậu ấm áp như ánh nắng. Ở nóc nhà thế giới này, không khí loãng nhưng tinh khiết, cũng như dân cư thưa thớt nhưng hồn nhiên và hiền hòa. Dường như chính cái độ cao chếnh choáng đã thanh lọc trái tim và tâm hồn con người, hoặc giả như tinh thần Phật giáo đã thấm nhuần từng ngọn cỏ, cơn gió cao nguyên, mới có thể khiến người ta thanh thuần đến thế.
Con người chân chất ở Lhasa
Những nhà sư Lhasa khắc khổ và thiện tâm, không tạp niệm
Video đang HOT
Lhasa hiện ra giữa lòng thảo nguyên, hùng vĩ và rực rỡ với những cung điện nổi bần bật trên nền trời xanh thẳm. Dòng người đông đúc đổ về kinh đô của ánh nắng, như một cuộc hành hương tìm về cõi Phật, miền cực lạc và vĩnh hằng.
Lhasa – thủ phủ của Phật giáo
Thay cho câu chào, người Lhasa niệm ‘Om mani pad me hum’. Thay cho những cái bắt tay xởi lởi, người Lhasa chắp tay cúi người chào khách, thành kính như đứng trước pho tượng Phật tổ Như Lai từ bi vậy.
Du khách có thể bắt gặp các nhà sư tại bất cứ ngõ ngách nào ở Lhasa
Từ những năm 641 của thế kỷ thứ VII, khi Văn Thành Công chúa Nhà Đường kết hôn cùng đức vua Songtsen Gampo (Tùng Tán Cán Bố), thời đại Phật giáo Tây Tạng bắt đầu nở rộ. Những công trình kiến trúc, chùa chiền, cung điện tráng lệ mọc lên với kiến trúc mang đậm tư tưởng Phật giáo. Chùa Đại Chiêu, cung điện Bồ Tát Potala, 3 dãy vòng luân hồi Lang Lang, Bát Lang và Lâm Lang…còn tồn tại đến ngày nay chính là nhân chứng lịch sử cho sự nở rộ và ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo trong nếp sống Tây Tạng.
Đại Chiêu Tự
Chùa Đại Chiêu (Jokhang) rộng hơn 25.000m2 là ngôi chùa linh thiêng nhất, là trái tim Phật giáo của Tây Tạng, nơi hàng triệu Phật tử hành hương tìm về mỗi năm, tiến hành nghi thức ngũ thể nhập thổ trước Bồ Tát, niệm bài kinh Phật thanh tâm dục quả. Kiến trúc Đại Chiêu Tự nổi bần bật hai sắc màu trắng đỏ tương phản rõ rệt, với những bánh xe luân hồi, tượng điêu khắc gỗ từ thời Thổ Phiên thế kỷ VII. Dãy vòng luân hồi Lang Lang nằm trọn trong khuôn viên chùa hay dãy vòng Bát Lang bao quanh chùa là nơi tín đồ Phật giáo hành hương về Lhasa thực hiện nghi thức xoay vòng, cầu nguyện thành kính.
Những nhà sư ở Đại Chiêu Tự
Quanh Đại Chiêu Tự là khu phố chợ Barkhor rực rỡ sắc màu bày bán đủ mọi sản vật độc đáo của cao nguyên Thanh Tạng: từ những bộ quần áo dân tộc sặc sỡ như cánh bướm mùa hạ, những đồ thủ công tinh xảo, những bức tượng Phật đủ mọi kiểu dáng…cho đến trang sức, bình hoa, bát đĩa, dao, thảm… Tựa như những khu chợ nghìn lẻ một đêm ở các quốc gia Hồi Giáo, chợ Barkhor phản ánh đầy đủ những nét văn hóa tinh thần Phật giáo đặc sắc và rực rỡ ở Tây Tạng.
Tráng lệ và choáng ngợp hơn, cung điện Potala sừng sững với hơn 1.000 gian phòng, nơi ở của các đời Phật sống Đạt Lai Lạt Ma là linh hồn, ngọn đuốc của tinh thần Phật giáo Tây Tạng. Nếu gọi Tây Tạng là cực thứ ba của Trái Đất, với sự phát triển rực rỡ của Phật giáo trên đỉnh cao nguyên Thanh Tạng, thì cung điện Potala chính là tinh hoa vùng cực đó.
Cung điện Bồ Tát chìm trong tuyết trắng cao nguyên Thanh Tạng mỗi mùa đông
Hồng Cung rực rỡ sắc màu giữa nền trời xanh thẳm
‘Thành cổ Phượng Hoàng’ được chia làm Bạch Cung (Cung điện Trắng) và Hồng Cung (Cung điện đỏ), được mệnh danh là thành cổ đẹp nhất Trung Quốc. Không nằm ngoài triết lý đạo Phật, du khách có thể bắt gặp vô số chi tiết tiêu biểu cho Phật giáo trong kiến trúc cung điện Bồ Tát Potala. Nhịp sống Tây Tạng đọng lại ở Potala, yên bình và thanh thoát. Những thiền sư lặng lẽ đi về tựa cái bóng trong dòng thời gian u tịch, tiếng niệm kinh vang vọng mỗi buổi sáng chiều. Lễ nghi Phật giáo trang nghiêm trong khói trầm hương và nét mặt người chiêm bái.
Khác với trà đạo Trung Hoa, người dân Lhasa có thói quen dùng trà bơ. Dường như tinh hoa Tây Tạng đọng lại trong cốc trà bơ Lhasa: một chút trà đen Pu-erh đặc trưng, miếng bơ làm từ sữa bò Yak – loại bò thần ở cao nguyên Thanh Tạng và muối hồng Himalaya quý hiếm. Nhấm nháp chút trà bơ thơm nức ấm sực, thưởng thức vị béo ngậy lạ lùng của thịt cừu nướng, ấy mới là nếp sống thường nhật an nhiên của đất thiêng Tây Tạng.
Theo TTVH
Hãy một lần ghé thăm "nóc nhà của thế giới" khi bạn đang còn trẻ
Được xem như một trong những thánh địa Phật giáo nổi tiếng vào bậc nhất thế giới, Tây Tạng không chỉ có thảo nguyên, tuyết và cát mà còn là thiên đường của những công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng, dễ dàng chinh phục những du khách dù khó tính nhất.
Từ những cảnh quan hùng vĩ không nơi nào có được như Nyingchi - thung lũng sâu nhất thế giới - nước trong vắt đến tận đáy, in bóng bốn về núi tuyết trắng ngời; Danba - "vườn Trời trong lòng núi"; cho tới những địa điểm linh thiêng như Cung điện Bố Đạt La (Potala) - kỳ quan tôn giáo của cả nhân loại, Đền Đại chiêu (Jokang) - nơi linh thiêng nhất vùng tôn giáo Mật Tông. Hơn thế nữa là những trải nghiệm thử thách bản thân, những kinh nghiệm sống và kiến thức sinh tồn mà quý khách sẽ được trau dồi, thử nghiệm.
Phật giáo Tây Tạng, còn gọi là Lạt Ma giáo, là một hệ phái Phật Giáo quan trọng thuộc Phật giáo Đại Thừa, được truyền bá nhiều nơi gần Hy-mã-lạp sơn. Đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng là sự trộn lẫn của các Thuyết nhất thiết hữu bộ và phép tu của Kim Cương Thừa. Tôn giáo là nền tảng cơ bản trong đời sống người Tây Tạng, vì vậy hình ảnh những ngôi chùa, những vị tăng trong màu áo nâu được nhìn thấy khắp nơi trên vùng đất thảo nguyên đầy cát và gió.
Sự ước ao tới "Nóc nhà của Thế giới" không còn là trong mơ ước nữa, bạn hãy tận dụng cơ hội khi sức khoẻ còn đang sung sức để tới đây, dù chỉ một lần trong đời để khám phá, chinh phục thảo nguyên mênh mông chứa đựng bao điều bí ẩn..Giữa mênh mông thảo nguyên, bạn sẽ tập chung thăm quan những nơi nào để khám phá được phần nào vẻ đẹp, sự huyền bí của mảnh đất này?
Dưới đây là một số gợi ý:
Cung Điện Potala: Cung điện có 13 tầng với khoảng 1.000 phòng, 10.000 miếu thờ và lăng mộ của 8 vị Đạt Lai Lạt Ma, nhìn xuống thành phố Lhasa ở hướng nam. Potala được xây dựng chủ yếu bằng đất, đá và gỗ (do dê và sức người chở đến). Cung điện đươc chia thành 2 cung nhỏ là Bạch Cung (White Palace) và Hồng Cung (Red Palace). Ngoài nét kiến trúc độc đáo, cung điện Potala còn nổi tiếng với các bức tranh quý giá đang được trưng bày tại đây. Cung điện được xây dựng vào thế kỷ thứ VII, đánh dấu bởi cuộc hôn nhân chính trị gắn kết hai dân tộc Hán - Tạng lại với nhau với vai trò của quốc vương xứ Thổ phồn Songzanganbun và Văn Thành công chúa (nước Đại Đường).
Cung Điện Potala. Ảnh minh họa từ internet
Bạch Cung (White Palace) là nơi có tường đá trát đất sét trắng, được người Tạng coi là biểu tượng của hoà bình, cũng là nơi sinh hoạt của các Lạt Ma khi còn tại vị. Kiến trúc lưỡng tông Hồng-Bạch này còn áp dụng cho tất cả các cung điện lớn nhỏ khác xây trong Tây Tạng.
Bạch Cung. Ảnh minh họa từ internet
Hồng Cung (Red Palace) là quần thể kiến trúc mang tính chất tôn giáo gồm các điện Phật có linh tháp đặt thân xác các Đạt-lai Lạt-ma đã viên tịch và một số sảnh điện khác. Vé vào Potala phải mua trước và có giờ theo quy định đã đặt. Trong này họ quản lý khách vào theo số vé bán ra và thời gian đã có trên vé để giới hạn số lượng khách hàng ngày tránh bị quá tải.
Cung điện mùa hè Norbulinka: Nằm trên bờ sông Lhasa, cách cung điện Potala khoảng 2km về phía Tây, Norbulinka là một tác phẩm nghệ thuật với 4 khu cung điện, một tu viện và nhiều phòng ốc trong một khu vườn rộng lớn. Đoàn thăm chùa Đại Chiêu tự (Đền Jokhang): với 4 tầng mái mạ vàng- rộng 2.5 km2, được xây dựng từ năm 693, nằm ngay tại trung tâm Lhasa, với khu vườn rộng 100 mẫu Anh và 370 phòng. Đây vừa là ngôi chùa cổ thờ phật Thích Ca, vừa là tu viện nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng. Chùa Đại Chiêu đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, và là điểm hành hương thiêng liêng của các tín đồ Phật giáo khi đến với Tâ y Tạng, là biểu tượng cho thời kỳ huy hoàng nhất của kiến trúc Tây Tạng còn lưu giữ lại.
Sông băng Karola, Hồ Yamdrok: Một trong bốn hồ nước thiêng nhất toàn Tây Tạng. Tu viện Palkhor - được xây dựng vào thế kỷ thứ 15, với bảo tháp Gyantse Kumpum nổi tiếng - Linh tháp lớn nhất và kiến trúc độc đáo nhất Tây Tạng. Người ta cho rằng trong tháp có tới 100.000 bức tranh tường, những bức tượng Phật, các chư vị Bồ Tát nên còn được vinh danh là Đền Thập Vạn Phật
Sông băng Karola. Ảnh minh họa từ internet
Tu viện Palkhor: tu viện nằm trên đỉnh đồi Drolmari (thuộc dãy núi Tara), trung tâm Thành phố Shigatse, là một trong những điểm thu hút hàng ngàn tín đồ hành hương và khách du lịch khi tới Tây Tạng. Tu viện này là nơi cư ngụ của Ban Thiền Lạt Ma, người lãnh đạo tinh thần thứ hai, chỉ sau Đạt Lai Lạt Ma.
Tu viện Tashilhunpo: Tu viện Tashilhunpo được thành lập vào năm 1447 bởi Gendun Drup, đức Lai Lạt Ma đời đầu tiên. Tu viện có tổng diện tích gần 300.000 m2 gồm ba khu vực chính là Tháp thờ đức Phật Di lặc, Lăng Tháp của các đời Ban Thiền Lạt Ma và Điện Kelsang.
Tu viện Tashilhunpo. Ảnh minh họa từ internet
Tu viện Drepung: tìm hiểu về đời sống của người Tạng. Ở Lhasa người dân ở đây dậy rất sớm, có lẽ do mặt trời ló dạng đằng Đông sớm hơn các vùng khác. Trên đường phố ở đâu cũng bắt gặp đoàn người hành hương và người bản xứ đang cùng song hành hướng về một phía - Quảng trường Potala.
Tu viện Sera (Sắc Nhạ): Tu viện Sera (Sắc Nhạ) được thành lập năm 1419 bởi Lâm Jamchen Choje Yeshe theo lời yêu cầu của Đại Sư Tsong Khapa. là 1 trong 6 tu viện lớn của Hoàng Mạo Giáo (Yellow Hat Sect) trên toàn Tây Tạng.
Tham quan Zaki Temple: ngôi đền có một lịch sử và sự hình thành phát triển đặc biệt.
Theo VNM
Leh: Giấc mơ bình yên giữa lòng thế giới Tôi tin là tâm hồn mình đã thực sự được làm sạch ở Leh, niềm tin của tôi vào những điều tốt lành được xây đắp... Khi tôi nói mình sẽ đến Leh (Ladakh), gần như tất cả các bạn tôi đều mơ hồ về vùng đất xa xôi thuộc Bắc Ấn Độ, nằm trên dãy Himalaya ấy. Với họ, Leh là một...