Nghẹt thở cuộc vây bắt băng hải tặc khét tiếng giữa trùng khơi
Dưới sự điều hành của “bố già” 60 tuổi, băng cướp biển người Malaysia thoắt ẩn thoắt hiện trên biển khơi bao la. Nhiều năm trời chúng là nỗi kinh hoàng cho các thuyền viên và tàu bè qua lại khu vực. Đến khi đột nhập trái phép vào hải phận của Việt Nam, chúng đã bị lực lượng Cảnh sát Biển khuất phục.
Những “bóng ma” giữa biển khơi
Nhiều năm trở lại đây, vùng biển Đông Nam Á nổi tiếng với những vụ cướp táo tợn giữa ban ngày, với tính chất, quy mô cực lớn và khó kiểm soát. Nắm được tình hình, Cảnh sát Biển Việt Nam đã kết hợp với nhiều lực lượng thực thi pháp luật trên biển của các nước bạn bè ứng phó với những tình huống bất thường.
Một ngày giữa tháng 6/2015, tàu chở dầu cùng 22 thủy thủ của Malaysia đã biến mất một cách kỳ lạ trên vùng biển phía nam. Ngay lập tức các nhà chức trách nước này tiến hành mở cuộc điều tra và phát hiện tàu chở dầu mang tên MT Orkim Harmony cùng 22 thủy thủ đoàn đã bị một nhóm cướp biển người Indonesia khống chế và bắt cóc. Nhóm cướp biển tỏ ra rất manh động khi khống chế tất cả những người trên tàu, bắn bị thương 1 thủy thủ và đánh bị thương 11 thủy thủ khác. Trước khi rời tàu, toán cướp đã lấy đi tiền bạc và tài sản cá nhân của các thủy thủ. Chúng đều mang súng ngắn và dao.
Sau khi tích cực tìm kiếm, cơ quan thực thi luật biển Malaysia đã phát hiện tàu này ở khu vực ngoài khơi phía nam vùng biển Việt Nam vào tối 17/6. Đồng thời, lực lượng này phát hiện tàu đã được sơn lại từ màu xanh thành màu đen và một số chữ cái tên cũ của con tàu đã bị sơn đè lên. Theo điều tra, tại thời điểm bị mất liên lạc hôm 11/6, tàu MT Orkim Harmony chở theo 7,5 triệu lít xăng trị giá 21 triệu ringgit (5,7 triệu USD). Con tàu đang trên đường tới phía bắc Kuantan, thủ phủ bang Pahang, Malaysia.
Các đối tượng cướp biển bị bắt tại đảo Thổ Chu (tên Ruslan đứng thứ hai từ phải qua).
Hai ngày sau, Cảnh sát Biển Vùng 4 Việt Nam nhận được thông báo từ trung tâm Điều phối cứu nạn hàng hải và thực thi pháp luật (CNHH&TTPL) trên biển Malaysia về vụ tàu Harmony quốc tịch Malaysia chở hơn 6.000 tấn xăng bị mất liên lạc từ ngày 11/6, nghi là bị cướp biển tấn công. Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển đã chỉ đạo các đơn vị và tàu đang hoạt động trên biển tổ chức xác minh, nắm thông tin liên quan. Đến chiều 17/6, cơ quan chức năng Malaysia xác định vị trí, hướng di chuyển tàu hàng bị cướp đang trên vùng biển Tây Nam của Việt Nam. Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển lập tức điều động tàu CSB 2002 và tàu CSB 2004 của bộ tư lệnh Cảnh sát Biển Vùng 4 tiến hành tìm kiếm.
Video đang HOT
Cuối giờ chiều ngày 18/6, bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát Biển nhận được thông tin từ phía Malaysia về vị trí tọa độ tàu Harmony cách đảo Thổ Chu của Việt Nam 23 hải lý về phía tây nam (thuộc vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam). Phía Malaysia cho biết, họ đã điều 1 tàu hải quân, 1 tàu cảnh sát biển ra khu vực trên và tiến hành đàm phán qua radio với bọn cướp trên tàu Harmony.
Khuất phục băng cướp biển khét tiếng
Sau khi nhận được mệnh lệnh của Thủ trưởng BTL Vùng 4, Ban chỉ huy tàu 2002 đã quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, tham mưu cho cơ quan cấp trên, xác định nhanh các phương án tìm kiếm, truy bắt toán cướp biển. Ban chỉ huy tàu cũng xác định làm tốt mọi công tác chuẩn bị về máy móc trang bị, con người, phương tiện hậu cần, khẩn trương rời bến sau 30 phút nhận nhiệm vụ.
Theo Chính ủy tàu CSB 2002 Phạm Văn Duy: “Khi tàu chuẩn bị xuất bến, lúc này sóng gió cấp 5 cấp 6, trời mưa giông, tầm nhìn hạn chế. Sau khi xác định vị trí, tiến hành lùng sục khoảng 1.620 hải lý, chúng tôi đã phát hiện 19 mục tiêu khả nghi, báo cáo kịp thời về sở chỉ huy mọi diễn biến tình tiết vụ việc”.
Biết không thể thoát, nhóm cướp biển nhanh chóng rời tàu Harmony, đồng thời dùng thủ đoạn lẩn trốn bằng thuyền nhỏ, giả dạng làm ngư dân bị lạc, đột nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, thủ đoạn này đã không qua mặt được lực lượng Biên phòng Kiên Giang. Trong khi tàu CSB 2002 bắt đầu xuất bến và truy tìm các đối tượng thì khoảng 9h30 cùng ngày, đồn Biên phòng Thổ Chu thông báo có 1 xuồng chở 8 người nước ngoài đi đánh cá và bị trôi dạt vào đảo Thổ Chu. Nhận định rất có thể các đối tượng này là toán cướp biển, ngay lập tức, BTL Cảnh sát Biển phối hợp với đồn Biên phòng Thổ Chu tiến hành đấu tranh lấy lời khai ban đầu đối với nhóm người nghi vấn.
Tại Cơ quan điều tra, sau một thời gian đấu tranh, trước những chứng cứ rõ ràng và lập luận đanh thép, các đối tượng đã lộ rõ là toán cướp biển hung hãn. Theo khai nhận, chúng chính là thủ phạm gây ra vụ cướp táo tợn trên tàu MT Orkim Harmony ngày 11/6, đồng thời đấu tranh làm rõ tên “tướng cướp” là Ruslan (61 tuổi, quốc tịch Indonesia). Thủ đoạn của toán cướp là dùng thuyền cao tốc chuyên dụng không số kiểm soát, nằm phục sẵn chờ “con mồi” và thời cơ để “ăn hàng”. Khoảng 21h ngày 11/6, phát hiện tàu Harmony chở đầy xăng đi qua, Ruslan đã ra lệnh 10 tên thuộc hạ dùng xuồng cao tốc tiếp cận từ phía nam mạn trái tàu, sử dụng cây tre dài 6m, đầu gắn móc sắt để trèo lên tàu. Tên Jonh nhận lệnh leo lên trước, tiếp theo là Ruslan cầm súng lên sau. Hai tên này dùng súng khống chế một thủy thủ tàu ở cửa cabin.
Sau đó, Ruslan đã ra hiệu lệnh cho 6 tên khác lên tàu. Tiếp theo chúng ép thủy thủ tàu Harmony đưa lên gặp thuyền trưởng với âm mưu khống chế, đồng thời hủy tất cả thiết bị vệ tinh thông tin liên lạc. Ngay sau đó, Ruslan gí súng vào đầu thuyền trưởng ép tuân theo mọi mệnh lệnh của chúng. Để thị uy, Ruslan đã bắn trọng thương một đầu bếp và cho đồng bọn tấn công làm 11 thuỷ thủ bị thương. Trước tình thế nguy hại đến tính mạng của thủy thủ buộc thuyền trưởng phải nghe theo yêu cầu của chúng. Sau khi khống chế thành công thủy thủ, chúng dồn 18 thủy thủ ở phòng ăn, 2 phòng máy, 2 phòng thuyền trưởng cướp sạch tư trang của thủy thủ đoàn.
Tìm kiếm cướp biển bằng phương tiện hiện đại nhất Theo lời khai của nhóm cướp biển, để đạt được mục đích, tên cầm đầu Ruslan ra lệnh cho hai tên dùng xuồng thoát về Indonesia. Những tên còn lại tiếp tục khống chế thủy thủ đoàn, bắt thuyền trưởng cho tàu đi lòng vòng từ ngày 11 đến ngày 17/6 nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng và chờ tàu đến để bán xăng. Theo Thượng úy Đào Duy Thành – Thuyền trưởng tàu CSB 2002, trong suốt thời gian truy tìm toán cướp biển, thời tiết trên biển rất xấu, tầm nhìn hạn chế. Cả hai tàu đều chạy hết công suất máy và sử dụng tất cả các thiết bị tìm kiếm trong đêm hiện đại nhất. Trên đường trốn chạy, nhóm cướp biển đã bị lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam phát hiện và bắt giữ.
ĐOÀN TÂN – XUÂN QUYẾT
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Triệu phú Mỹ điều thêm tàu cứu người di cư
Một triệu phú Mỹ đang mở rộng sứ mệnh giải cứu người di cư gặp nạn khi vượt Địa Trung Hải giữa lúc các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đang tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng di cư.
Theo báo Guardian (Anh) hôm 11-11, song song sứ mệnh giải cứu ngoài khơi bờ biển Libya, Trạm hỗ trợ người di cư trên biển (MOAS), tổ chức từ thiện do doanh nhân Chris Catrambone sáng lập và điều hành, đã điều con tàu cứu hộ thứ 2 tuần tra vùng biển giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đảo Lesbos, Chios, Samos của Hy Lạp ở Địa Trung Hải.
Tàu MOAS thực hiện sứ mệnh giải cứu trên biển. Ảnh: Malta today
Giải thích về quyết định này, ông Martin Xuereb, Giám đốc MOAS và từng là tổng tư lệnh quân đội Malta, chia sẻ: "Dù mọi người vượt biển vì lý do nào đó thì vẫn cần có sự hỗ trợ nhằm giảm bớt thiệt hại về người. Chúng tôi không nói việc cứu sống họ sẽ giải quyết được vấn đề di cư, chúng tôi biết điều đó phức tạp hơn nhiều. Điều chúng tôi đang làm cho thấy vẫn còn nhiều người không muốn đứng ngoài cuộc và không muốn người di cư chết đuối trên biển. Tôi không chỉ nói về MOAS mà còn về hàng ngàn người đang ủng hộ chúng tôi".
MOAS dự kiến bắt đầu nhiệm vụ cứu hộ trên biển ở Đông Nam Á trong vài tháng tới..
Dòng người di cư đến châu Âu tăng đột biến. Ảnh: AP
Quyết định mở rộng hoạt động tìm kiếm cứu nạn của MOAS diễn ra giữa lúc các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp tại Malta nhằm tìm ra giải pháp chấm dứt dòng người di cư đến châu Âu.
Cũng trong ngày 11-11, chính phủ Thụy Điển cho biết sẽ tạm thời khôi phục các biện pháp kiểm soát biên giới để đối phó với dòng người di cư lớn chưa từng có và trở thành quốc gia mới nhất trong khu vực tự do đi lại Schengen của châu Âu siết chặt an ninh biên giới để đối phó cuộc khủng hoảng di cư.
Bộ trưởng Nội vụ Thụy Điển Anders Ygeman cho hay động thái trên được tiến hành sau khi cảnh sát cảnh báo sự gia tăng đột biến số người di cư đe dọa trật tự công cộng. Hoạt động kiểm soát chính thức có hiệu lực vào trưa ngày 12-11 (giờ địa phương) và sẽ kéo dài trong 10 ngày.
Cảnh sát Thụy Điển đang hướng dẫn người tị nạn. Ảnh: Reuters
Theo Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHRC), tình từ đầu năm 2015 đến nay, có khoảng 3.460 người di cư, hầu hết từ Syria và Aghanishtan, đã thiệt mạng ở Địa Trung Hải, trong đó có 450 người chết đuối ở biển Aegean (giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp).
Xuân Mai (Theo Guardian, BBC)
Theo_Người lao động
Năm nữ hải tặc khét tiếng trong lịch sử Bất chấp quan niệm có phụ nữ trên tàu sẽ đem lại vận rủi, nhiều nhóm cướp biển vẫn quy nạp các nữ tặc vào hàng ngũ của mình,... 1. Cheng I Sao (1775 - 1844) Ching Shih, nữ hải tặc khét tiếng nhất châu Á, vốn là gái bán hoa tại một nhà thổ ở Quảng Đông, Trung Quốc. Sau khi kết...