Nghẹt thở cuộc đua giành sự sống của những chiến binh blouse trắng
Các bác sĩ đã chạy đua với bao tình huống nghẹt thở để thực hiện ca phẫu thuật ghép tạng thành công, giành lại sự sống cho những bệnh nhân hiểm nghèo.
Các bác sĩ đang thực hiện một ca ghép tạng
Cuộc chạy đua cân não
Nhắc lại hành trình vận chuyển tạng của ca ghép xuyên Việt đầu tiên năm 2015, GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện hữu nghị Việt Đức chia sẻ, đó là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện một cuộc vận chuyển tạng dài gần 1.700 km bằng máy bay dân dụng. Hành trình hơn 2 tiếng vận chuyển tạng trên máy bay dường như dài hơn bất cứ chuyến bay nào mà ông đã trải qua.
Ngày 3/9/2015, Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người thông báo, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) có một bệnh nhân nam 31 tuổi chết não đồng ý hiến tặng tạng. Hai quả thận của người cho đã được ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy, còn tim và gan chưa tìm được người phù hợp. Bệnh viện Việt Đức đã rà soát những bệnh nhân chờ ghép gan, tim và lựa chọn được hai bệnh nhân phù hợp với nhóm máu của người hiến. Cả hai bệnh nhân đều sống tại Hà Nội.
Đúng 14h ngày 4/9, ê kíp các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đã có mặt ở sân bay Nội Bài để bay vào Sài Gòn kịp thời phẫu thuật lấy tạng từ người cho chết não tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chuyến bay được thực hiện lúc 14h30 thay vì 16h30 như dự kiến ban đầu. Trong suốt khoảng thời gian này, hai đầu cầu Hà Nội và TP.HCM liên tục thông tin cho nhau biết tiến độ các bước chuẩn bị phẫu thuật cần thiết.
Ngay khi có mặt tại Bệnh viện Chợ Rẫy, với sự hỗ trợ tận tâm của các y, bác sĩ nơi đây, các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đã lấy thành công khối tạng gồm tim, gan của bệnh nhân chết não hiến tặng. Tạng được chuyển vào thiết bị bảo quản, đưa thẳng ra sân bay và bay ngược trở ra Hà Nội ngay trong ngày.
Trên chuyến bay trở về, cứ 15 phút các bác sĩ lại kiểm tra độ an toàn của 2 chiếc hộp chứa quả tim, lá gan của người hiến chết não được đặt trên khoang lái. “Với chúng tôi khi ấy thời gian còn quý hơn vàng. Bởi thời gian có hạn, nếu gặp bất kỳ trục trặc gì thì công sức, tấm lòng của nhiều người sẽ đổ sông, đổ bể” – GS Sơn nhớ lại.
Video đang HOT
Chuyến bay hạ cánh tại sân bay Nội Bài vào lúc 23h cùng ngày. Một xe cấp cứu đã được phép tiếp cận tận đường băng để đón đoàn rồi chạy thẳng về Bệnh viện Việt Đức. Tới nơi, đoàn bác sĩ cùng hơn 60 y, bác sĩ khác đã bắt tay vào thực hiện hai ca ghép cho hai bệnh nhân.
Hôm đó, nhờ sự giúp đỡ của lực lượng hàng không, hải quan, cảnh sát giao thông, tập thể hơn 100 y, bác sĩ Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Chợ Rẫy, hai bệnh nhân đang cận kề cái chết đã được hồi sinh…
PGS.TS Nguyễn Hữu Ước – Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – chuyên gia đầu ngành về ghép tạng của Việt Nam cho rằng, ghép tạng xuyên Việt được đánh giá là kỳ tích y học của các thầy thuốc nước nhà.
Gọi là kỳ tích bởi ngoài yếu tố kỹ thuật thì đây là thành công lớn về trình độ tổ chức, kỹ thuật lấy và ghép tạng, đặc biệt là sự tận tâm, nỗ lực hết mình để cứu sống bệnh nhân của những chiến sĩ mặc áo blue trắng. Đằng sau những ca ghép tạng nghẹt thở ấy còn có sự chung tay của không ít những người tưởng chẳng liên quan như nhân viên hàng không, hải quan, cảnh sát giao thông…
PGS.TS Nguyễn Hữu Ước cho biết, trong khi ở nước ngoài, nếu chặng đường từ hơn 800km trở lên sẽ có máy bay trực thăng vận chuyển tạng, thậm chí còn có sự hỗ trợ của cảnh sát dẫn đường, thì ở Việt Nam, khoảng cách vận chuyển quá xa nhưng không có gì hỗ trợ. Ê kíp phẫu thuật phải vận chuyển tạng bằng máy bay dân dụng vì không có máy bay chuyên dụng nên không thể chủ động thời gian. Tim sau khi lấy khỏi lồng ngực chỉ bảo quản được 6 tiếng, thận là 10 tiếng; trong khi bệnh nhân đang nằm trên bàn mổ chờ ghép, tính mạng như “ngàn cân treo sợi tóc”, nên bất cứ trục trặc gì trên đường vận chuyển như tắc đường, muộn giờ bay … thì những nỗ lực của toàn ê kíp thành vô nghĩa.
Hãy chung tay nối dài sự sống
Nói về trình độ ghép tạng hiện nay tại Việt Nam, BS Nguyễn Tiến Quyết, Bệnh viện Việt Đức cho biết, trình độ của các bác sĩ Việt Nam đã ngang bằng với trình độ của thế giới. Tuy nhiên, vì sao những ca ghép tạng ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa nhiều? Đó chính là tình trạng khan hiếm nguồn tạng cho. “Danh sách chờ được ghép tạng rất dài, nhiều trường hợp bệnh nhân đã phải từ giã cõi đời vì không thể chờ đợi được nguồn tạng ghép. Đây là điều khiến chúng tôi vô cùng tiếc nuối” – BS. Quyết nói.
Cũng trăn trở với điều này, GS Trịnh Hồng Sơn cho biết, số lượng người hiến tặng mô, tạng vẫn là vấn đề lớn đối với ngành ghép tạng ở Việt Nam, bởi rào cản quan niệm xã hội của người Việt. Tại Bệnh viện Việt Đức, trung bình mỗi ngày có 1 – 2 trường hợp chết não, trên cả nước có hàng nghìn trường hợp chết não mỗi năm. Thế nhưng số người chết não hiến mô, tạng để cứu những bệnh nhân khác còn rất ít.
“Hiện chúng ta có khoảng 6.000 người bị suy thận mạn cần được ghép thận, trên 1.500 người có chỉ định ghép gan (chỉ tính riêng tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội), khoảng 300.000 người mù do các bệnh lý giác mạc và trên 6.000 người đang chờ được ghép giác mạc và hàng trăm người chờ được ghép tim, phổi… Ghép tạng là phương pháp điều trị cuối cùng cho bệnh nhân mắc bệnh mạn tính do các mô, tạng bị suy giảm chức năng, không hồi phục được. Do đó, việc hiến tạng rất có ý nghĩa đối với việc hồi sinh cuộc đời một con người. Nếu mọi người không thay đổi suy nghĩ, nhiều người trong số này sẽ không còn cơ hội để tiếp tục được sống” – GS Sơn chia sẻ.
Theo GS Sơn, việc ghép tạng ở Việt Nam vẫn chủ yếu từ người cho sống, đây là điều nghịch lý so với ở nước ngoài. Nếu trên thế giới, hơn 90% số ca ghép tạng được lấy từ người cho chết não thì tại Việt Nam, tỷ lệ đó chỉ chiếm gần 10%. Các bác sĩ nhận định, rào cản lớn nhất trong việc hiến mô, tạng tại Việt Nam là định kiến và quan niệm cũ, trong đó, có những rào cản, áp lực từ phía gia đình, họ hàng và những người xung quanh.
Do đó, để sự sống được nối dài, để nhiều cuộc đời tiếp tục được thắp sáng, GS Trịnh Hồng Sơn đã nói rằng: “Cho đi yêu thương chính là cứu giúp người khác. Một ngày nào đó nếu không may chết não, chúng ta vẫn có thể mang lại sự sống cho bao người bằng việc hiến mô tạng. Như thế, sự ra đi của chúng ta có nhiều ý nghĩa…”.
HƯƠNG GIANG
Theo thegioitiepthi
Người lính cứu hỏa hiến thận để cứu sống một người xa lạ
Không chỉ lao vào nguy hiểm cứu người, một người lính cứu hỏa ở Mỹ mới đây đã được mọi người ca ngợi khi tự nguyện hiến một quả thận của mình cho một người xa lạ.
Ông David Blair (trái) đã hiến một quả thận của mình cho cô Heidi Hughes (phải) - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE LEDGER
David Blair, 41 tuổi, là lính cứu hỏa ở thành phố Edgewater, bang Florida (Mỹ). Ông đã bay từ Edgewater đến thành phố Durham, bang Bắc Carolina (Mỹ), để hiến thận cho một người ông chưa bao giờ gặp mặt, theo Fox News.
Ca phẫu thuật ghép tạng diễn ra vào ngày 15.11. Ông David Blair, đã hiến một quả thận của mình cho cô Heidi Hughes, 33 tuổi.
Tại Bệnh viện Đại học Duke ở thành phố Durham, các bác sĩ đã cắt một quả thận của ông Blair rồi ghép vào cơ thể cô Hughes. Ca phẫu thuật thành công và giờ cả hai đang dần phục hồi.
Blair kể rằng ông có ý định hiến thận sau khi đọc một bài viết đăng trên mạng xã hội của ông Garry Hughes, cha của cô Heidi Hughes. Ông Garry đang tìm người hiến thận phù hợp cho con gái mình.
Để hiến tạng, Blair đã tham gia một kháo sát trên trang web thông tin về cấy ghép nội tạng của Bệnh viện Đại học Duke ở Durham. Sau đó, ông tiếp tục tham gia hàng loạt xét nghiệm khác.
Sau ca phẫu thuật, Blair cho biết tình hình sức khỏe hiện đã ổn, mặc dù vẫn còn hơi đau và đi đứng chưa thể linh hoạt được như bình thường.
Người lính cứu hỏa cho biết hành động của ông được sự ủng hộ không những của đồng nghiệp mà còn của gia đình.
Còn cô Heidi thì cho biết cô vô cùng biết ơn về món quà đặc biệt của ông Blair và sẽ chăm sóc thật kỹ quả thận đã cứu sống mình. Đây cũng không phải là ca ghép thận đầu tiên của Heidi. Cha cô đã hiến cho cô một quả thận cách đây 16 năm.
Ông Blair là một trong số 5.615 người đã tình nguyện hiến tạng cứu người từ đầu năm đến nay ở Mỹ.
Tuy nhiên, con số này vẫn còn quá ít so với 114.000 người đang chờ hiến tạng, trong đó có 95.000 người chờ được ghép thận, theo Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ.
Theo thanhnien
Tùy viên Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đăng ký hiến tạng Ngày 19/12, ông Mourez Thomas, Tùy viên hợp tác y tế và phát triển xã hội - Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đến Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia để làm thủ tục đăng ký hiến tặng mô/tạng sau khi chết/chết não. Chia sẻ về quyết định của mình, ông Mourez Thomas cho biết, ở nước Pháp trước đây...