Nghẹt thở ca phẫu thuật cứu nạn nhân lìa cẳng chân sau TNGT với xe ba gác
Trung tâm Y tế huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) vừa kịp thời cứu sống bệnh nhân bị TNGT đứt gần hoàn toàn cẳng chân.
Bệnh nhân bị TNGT đứt lìa cẳng chân.
Ngày 19/6, Trung tâm Y tế huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) cho biết, các bác sĩ vừa thực hiện ca phẫu thuật phức tạp kết hợp xương, nối mạch máu kịp thời cứu sống bệnh nhân TNGT đứt gần hoàn toàn cẳng chân.
Theo Trung tâm Y tế huyện Đắk R’lấp, vào 14h5 ngày 18/6, Khoa Cấp cứu đã tiếp nhận bệnh nhân Tr.Th.Nh. (18 tuổi) với vết thương phức tạp, cẳng chân phải bị cắt đứt gần như hoàn toàn do TNGT trong lúc điều khiển xe ba gác.
Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành hội chẩn, bệnh nhân được chuyển lên phòng mổ. Sau gần 4 tiếng đồng hồ, bệnh nhân đã được các bác sĩ phẫu thuật kết hợp xương, nối mạch máu kịp thời cứu bệnh nhân qua cơn nguy kịch.
Video đang HOT
Ung thư đại trực tràng phát hiện sớm cơ hội sống kéo dài tới 10 năm
Ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%.
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh là chìa khóa quan trọng nhất để cứu bệnh nhân và kéo dài sự sống tới 10 năm.
Phát hiện càng sớm cơ hội kéo dài sự sống càng cao
PGS.TS Đoàn Hữu Nghị - chủ tịch Hội Ung thư Hà Nội, Chuyên gia Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Medlatec chia sẻ: Ung thư đại trực tràng xếp thứ 2 thế giới về số lượng người mắc, ngang hàng với ung thư gan nguyên phát.
Tuy nhiên, khả năng chữa khỏi ung thư đại tràng cao hơn so với các bệnh ung thư đường tiêu hóa khác.
Bệnh nhân được thăm khám và nội soi đánh giá tình trạng bệnh tại bệnh viện Medlatec. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Các chuyên gia ghi nhận, số bệnh nhân ung thư đại tràng sau phẫu thuật sống thêm được 5 năm nhiều hơn bệnh nhân ung thư gan, ung thư dạ dày hay ung thư thực quản. Nhiều bệnh nhân may mắn phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nên cơ hội kéo dài sự sống sẽ được tới 10 năm.
PGS Nghị khuyến cáo: Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến, thường xuất hiện ở người có độ tuổi từ 40 trở lên. Giống như hầu hết các loại ung thư khác, ung thư đại trực tràng thường không biểu hiện các triệu chứng đặc hiệu ở giai đoạn sớm.
Các biểu hiện sớm hay gặp của bệnh như rối loạn tiêu hóa không điển hình lẫn với các triệu chứng bệnh khác: ợ hơi, chậm tiêu, chướng bụng, đau bụng nhẹ, rối loạn đi ngoài: hay mót đại tiện, táo bón, khó rặn,... Các rối loạn bài tiết phân: táo bón hay đi phân lỏng bất thường, kéo dài, phân nhỏ so với bình thường, có máu trong phân; các dấu hiệu khác như mệt mỏi, sụt cân,...
Tầm soát ung thư đại trực tràng nên được thực hiện định kỳ
Việc này rất cần thiết, ngay cả khi cơ thể bạn không xuất hiện các dấu hiệu nói trên. Thời gian thực hiện tầm soát là 6 tháng/lần, nhất là những nhóm có nguy cơ cao như:
Người trên 50 tuổi.
Cá nhân hoặc người thân trong gia đình có tiền sử bệnh lý liên quan đến đường ruột, polyp đại tràng, polyp trực tràng, ung thư đại trực tràng,...
Người thường xuyên bị táo bón, đại tiện ra máu không rõ nguyên nhân.
Người có lối sống ăn uống không lành mạnh, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia,...
Người bị viêm loét đại trực tràng, có tiền sử mắc bệnh Crohn.
Cứu sống bệnh nhân tai nạn giao thông chấn thương lộ tim nguy kịch Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh, đơn vị đã kích hoạt quy trình "Báo động đỏ" nội viện, phẫu thuật cứu sống một trường hợp tai nạn giao thông đa chấn thương nguy kịch với vết thương hở vùng tim trào khí và máu, gãy xương đùi phức tạp. Bệnh nhân sau phẫu thuật đã tỉnh táo, sức khoẻ ổn...