Nghèo thì mới cần giữ trinh
Chủ đề “cái ngàn vàng” luôn là chủ đề nóng trên khắp các diễn đàn. Nhiều người cho rằng đó là tài sản quí nhất của con gái trước ngày lập gia đình, thậm chí có bạn gái còn đòi tự tử khi đã lỡ trót dại đánh mất nó. Nhưng cũng có không ít người tỏ thái độ dửng dưng bởi: “Mất thì đi “vá”, chả việc gì phải lo, sống ở thời công nghệ hiện đại mà!”
Trong cuộc sống hiện đại, bận rộn ngày nay càng khiến người ta ít bận tâm hơn về chuyện giữ gìn trinh tiết. Từ chuyện những người nổi tiếng có con mà không có chồng đến lối yêu đương vô cùng thoáng hiện nay có thể thấy được điều đó.
Đấy, như mấy cô chân dài khi thì khoác vai với đại gia A vào khách sạn 5 sao, khi thì ngồi trên xe tiền tỉ với công tử B vào resort… Nếu tính sơ sơ, đếm trên đầu ngón tay thì các cô ấy sở hữu hàng tá người tình đại gia, thiếu gia. Thế nhưng họ vẫn rất có giá, vẫn nổi tiếng, vẫn là thần tượng trong trái tim của biết bao nhiều fan hâm mộ, vẫn là niềm mơ ước của cánh mày râu.
Rồi đến những bà mẹ đơn thân nổi tiếng xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Nếu ngày xưa, mấy cô không chồng mà chửa thì sẽ bị bêu xấu khắp làng trên, ngõ dưới, cạo trọc, bôi vôi thả trôi sông. Nhưng thời nay lại đang trở thành mốt và được rất nhiều người đồng cảm, ủng hộ và ngả mũ thán phục.
Thán phục vì họ dám sống, hi sinh vì tình yêu, dám sống thật với chính bản thân mình. Thán phục vì những bà mẹ kia không những giấu diếm, xấu hổ mà còn mạnh miệng trên các tờ báo để bảo vệ hạnh phúc của chính mình. Mà họ không chỉ “lỡ làng” 1 lần mà họ còn làm mẹ đơn thân của 2, 3 đứa con. Cha của những đứa trẻ là ai thì chỉ người trong cuộc mới biết.
Đến các bạn trẻ họ cũng yêu cuồng, sống vội. Họ có thể sẵn sàng cho cái ngàn vàng chỉ qua vài ngày tìm hiểu yêu đương. Những cô cậu học sinh cấp 2 cũng khoác tay nhau ngang nhiên vào nhà nghỉ. Các cô cậu sinh viên thì ngang nhiên dọn về ở chung một nhà như những cặp vợ chồng. Với họ yêu là phải hết mình, là phải dâng hiến mà không cần toan tính, không cần phải giữ gìn.
Tuy nhiên, cái gì cũng có cái giá của nó. Có nhiều người nghĩ rằng, coi trinh tiết như một thứ tài sản vô giá của người con gái là hơi quá. Nhưng theo tôi, điều đó rất đúng. Trinh tiết của người phụ nữ trước đây và bây giờ cũng như trong tương lai vẫn rất quan trọng. Những người đang nói trinh tiết không quan trọng – nhất là cánh mày râu – theo tôi là họ đang dối lòng. Nhưng có lẽ để hợp thời đại và hợp với xu hướng, quan niệm sống thoáng như bây giờ thì cái cái giá của chữ trinh quan trọng nhưng tùy vào đối tượng, tùy vào trường hợp.
Đối với những người phụ nữ đẹp, giàu có, tài sản của họ chính là nhan sắc và tiền bạc. Họ có thể không giữ gìn trinh tiết nhưng vẫn có thể hạnh phúc. Nhưng với những người phụ nữ nhan sắc thường bậc trung, hàng ngày sống với đồng lương công chức thì cần hết sức cẩn thận với lối sống đang được cho là văn minh hiện nay.
Đêm tân hôn, trinh tiết của người phụ nữ là thứ được xem trọng nhất. Giọt máu hồng là cơ sở quyết định cả cuộc đời của họ. Mất trinh với những cô có sắc là coi như mất đi nửa vốn liếng cuộc đời. Nhưng với những cô xấu, nghèo thì coi như mất toàn bộ vốn liếng cả cuộc đời. Mất trinh, các cô gái đẹp lấy sắc, tiền ra làm vốn và vẫn đủ tự tin để tìm kiếm cho mình một tấm chồng tử tế nhưng với phận gái nghèo thì đời coi như chấm hết.
Những người đàn ông khi đến với những cô gái đẹp luôn tặc lưỡi mà rằng”Hoa đẹp mỗi người hưởng một tí, chả sao”. Bởi vậy họ không bao giờ đưa chữ trinh lên làm tiêu chí đánh giá hay nói đúng hơn là họ chấp nhận đánh đổi để được sở hữu cái đẹp, cái tài.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Hơn thế nữa, với những quí ông có quyền, có tiền thì họ cần phải sánh cùng cô vợ nhan sắc để có thể vênh vang, tự đắc, ngẩng cao đầu trước bàn dân thiên hạ. Còn việc thẩm định “cái ngàn vàng” còn hay mất thì chỉ có người trong cuộc mới tỏ tường. Mà đời có mấy ai hoàn hảo, có mấy ai vẹn toàn? Được cái này thì mất cái kia. Thế nên, hai chữ trinh tiết với các cô gái có sắc cũng không bị coi trọng lắm âu cũng là điều dễ hiểu.
Còn một khi họ đã chấp nhận lấy gái xấu làm vợ thì họ buộc phải đưa chữ trinh lên làm đầu. Những người đàn ông cũng thường đặt nhiều kì vọng ở gái xấu vì họ nghĩ rằng xấu thì ít người dòm ngó và dễ giữ thân hơn là những cô gái có sắc. Khi lấy vợ, lấy chồng phải có gì đặc biệt dành cho nhau, chỉ có một nửa còn lại được phần thưởng này thì mới quí, mới trân trọng. Món quà duy nhất, phần thưởng đặc biệt ấy của gái nghèo, không gì hơn là sự trinh tiết.
Bởi vậy, những phụ nữ bình thường, đặc biệt là những ai không được may mắn trời ban cho một chút nhan sắc, sự thông minh, giỏi dang hay tiền bạc thì lại phải ra sức cố mà giữ lấy trinh tiết. Trinh tiết của họ là chìa khoá hạnh phúc của cuộc sống vợ chồng, là vũ khí duy nhất mà họ có. Bởi gái nghèo thì có gì đáng giá ngoài chữ trinh để tặng chồng?
“Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu”. Đã nghèo, xấu mà còn mất trinh nữa thì chẳng đàn ông nào họ rước về làm vợ đâu. Nếu họ buộc phải “ăn đồ thừa” thì cũng phải là “đồ thừa” của bữa tiệc sang trọng chứ không phải là “đồ thừa” trong bữa ăn của nhà nghèo. Họ có thể chấp nhận lấy một cô mất trinh nhưng bù lại phải đẹp, phải giỏi chứ ai đời đã xấu, nghèo không có “chút vốn” gì lận lưng, không có “tài sản” gì để tặng chồng lại còn mất trinh nữa thì có cho không đàn ông cũng chẳng thèm.
Mà gái giàu, gái đẹp nếu lỡ mất trinh rồi đi vá thì vẫn có thể “qua mặt” được khối ông chồng nhưng gái nghèo thì đừng có mơ nhé. Bởi những ông chồng chấp nhận lấy vợ xấu, vợ nghèo thì thường là những người đã có sẵn sự cảnh giác từ đầu. Bản thân họ cũng không tin lắm vào cái màng trinh mỏng manh của mấy cô gái có sắc. Để đề phòng đỡ bị mang tiếng “dùng đồ cũ” hay “dùng hàng giả” nên họ chọn những cô gái kém về dung nhan cho an toàn. Bởi thế nên họ sẽ dễ dàng phát hiện nếu đó là cái màng trinh giả.
Thế nên những ai thuộc hạng nghèo, xấu phải có ý thức giữ gìn chữ trinh tuyệt đối vì đó là tài sản lớn nhất, duy nhất mà bạn có thể dành tặng cho người mình yêu. Còn những ai đó tự thấy mình có đủ những thứ khác rồi thì không cần phải giữ.
Nói cho cùng, với đại bộ phận phái đẹp, chữ trinh vẫn là nên giữ. Ý thức được điều này nên mới xuất hiện “trào lưu ngã xe”. Xem ra đây là tai nạn dễ chấp nhận nhất để biện hộ cho việc mất đi trinh tiết.
Ngoài ra còn có trào lưu đi vá trinh. Rồi có bao nhiêu thủ thuật để giúp các cô gái lỡ mất “cái ngàn vàng” “lừa” cánh đàn ông một cách dễ dàng. Ngày xưa, khi chuyện vá víu chưa thịnh hành thì có nhiều cô dâu ngượng chín mặt vì lỡ cầm nhầm lọ thuốc màu xanh thay vì lọ thuốc màu đỏ để tạo hiện trường giả qua mặt chồng đêm tân hôn.
Nói đi nói lại thì chữ trinh vẫn quí như vàng. Mà không, nó còn quí hơn vàng vì vàng còn có thể khai thác, sản xuất được chứ trinh tiết của người con gái thì chỉ có một, mất đi rồi thì sẽ không bao giờ lấy lại được.
Thế nên các chị em còn trinh nếu đã, đang và cố giữ được thì hãy nên giữ. Và nếu có ý định trao tặng cho một ai đó thì cũng cần phải cân nhắc thật kĩ. Đặc biệt, với những nàng chân ngắn, xấu, nghèo thì sống chết gì cũng phải bảo toàn cho “cái ngàn vàng”.
Theo VNE
Bi hài gái nghèo yêu phải trai đào mỏ
"Đi chơi, đi ăn với nhau, anh bảo nên công bằng như phương Tây, tất cả đều share. Mình vui vẻ vì mình cũng làm ra tiền và cũng không muốn lệ thuộc vào đàn ông. Mình rủ anh đi đâu chơi, anh đều đồng ý nhưng luôn kèm theo một câu nói: &'Nhưng đi tốn tiền lắm, mà anh làm gì có tiền! Hay em bao anh lần này nha!'. Mình &'bao' thì anh đi, còn không thì cũng nghỉ luôn..."
Ngọc Lan (Quận 8, TP HCM) mới chia tay người yêu được 3 tuần. "Ban đầu mới quen nhau, nói thẳng ra là hồi anh đang tán mình, mình cũng biết anh là một người khá tiết kiệm và tính toán trong chi tiêu. Đi ăn gì hay đi chơi anh đều tính xem chi phí thế nào rẻ nhất và tiết kiệm nhất. Anh còn thường than vắn thở dài đắt rẻ, tốn kém mỗi khi rút ví thanh toán, thậm chí kêu ca ngay trước mặt mình. Đôi khi mình thấy không thoải mái nhưng mình lại nghĩ, một người đàn ông như thế sẽ giữ được tiền để lo được cho gia đình và không lăng nhăng. Sau đó, khi đã thân thiết hơn và yêu nhau thì mình chủ động chia sẻ các chi phí với anh vì anh cũng không giàu có gì cho cam" - cô gái trẻ mở đầu câu chuyện về lí do chia tay người yêu.
"Nhưng sau đó mình phát hiện ra một sự thật đau lòng là, trước mặt bạn bè anh luôn tỏ ra là người phóng khoáng và thoải mái. Anh chỉ tính toán chi li với mỗi mình. Mình có khéo hỏi anh thì anh biện bạch: Mình nghèo nhưng vẫn phải giữ cái sĩ diện chứ em! Anh với em là người trong nhà rồi, phải khác chứ!" - Ngọc Lan kể tiếp.
Nhưng theo như Ngọc Lan kể, quãng thời gian yêu nhau dài sau đó, cô liên tiếp phải khó chịu về việc người yêu coi cô như cái cây ATM để tự nhiên rút tiền. Va tất nhiên là dưới dạng vay hoặc xin rồi.
"Từ khi yêu nhau, mỗi khi hẹn hò anh ấy nhường 100% chi phí cho mình chi trả, có khi còn cả tiền đổ xăng. Còn anh thì luôn có các lí do để trốn tránh: vừa có việc gấp nên hết tiền, vừa gửi về cho bố mẹ, cuối tháng hết lương, bạn vừa vay, có khi thì là quên mang ví, thôi thì đủ cả.
Rồi cứ dăm bữa nửa tháng anh lại hỏi vay tiền mình, cũng lại đủ thứ lí do đưa ra, nhưng rồi mất hút không có trả lại. Lúc thì vài chục, lúc thì vài trăm - số tiền không nhiều nhưng nhiều lần cộng lại thì cũng không ít, và mình cũng đâu giàu có gì cho cam. Lúc mình bí quá, muối mặt hỏi anh tiền thì anh có vẻ khó chịu, bảo mình sợ anh xù à mà phải đòi. Rồi sau đó là trình bày ra một đống các lí do để từ chối trả" - cô kể.
Một sự việc như giọt nước làm tràn ly là mới hôm rồi, công ty người yêu Ngọc Lan tổ chức đi du lịch. "Anh hớn hở rủ mình đi cùng khiến mình rất vui và cảm động bởi người đi cùng phải đóng toàn bộ chi phí mà. Nhưng mấy hôm sau anh lại thản nhiên bảo mình đưa tiền anh mang đi nộp. Mình ớ người ra thì anh đã chặn họng mình ngay: &'Anh có giầu đâu mà bao hết cho em được!'. Mặc dù rất buồn nhưng thôi mình lại tự an ủi rằng, phần mình thì mình nên đóng và vì đúng thật là anh cũng chẳng giàu có gì.
Nhưng sau đó, anh lại nói thêm: &'Em cho anh vay tiền đóng phần của anh nữa vì công ty chỉ đài thọ một nửa chi phí cho nhân viên thôi!'. Lúc ấy thì mình giận thật sự. Hình như anh không bao giờ lo là mình có tiền hay không nữa. Mình nói không có đủ tiền và bảo anh mình xin lỗi không đi nữa. Anh đùng đùng nổi giận bảo anh đã đăng kí với công ty rồi, giờ mà không đi thì ra thể thống gì.
Đến mức này thì mình thật không còn gì để nói. Anh ấy làm như mình là cái hầu bao để anh ấy muốn rút lúc nào cũng được hay sao ấy. Và khi không &'bao' được anh thì anh đổ mọi tội lỗi lên đầu mình!".
Ngọc Lan còn kể, khi cô thẳng thắn nói không có tiền thì người yêu cô còn cố nài nỉ bảo cô đi vay mượn ai đó. Cô bực quá, nhất quyết từ chối. Và cũng quyết định chia tay luôn, không lưu luyến gì con người ích kỉ và tính toán ấy nữa.
Trà My (Quận 7, TP HCM) cũng có hoàn cảnh tương tự như Ngọc Lan khi cũng không may yêu phải một anh chàng không bao giờ thích rút ví của mình mà chỉ chăm chăm rút ví của người yêu.
Cô kể: "Hồi đó, bọn mình cũng chỉ là mới quen thôi, còn chưa chính thức yêu cơ. Anh đổi xe máy mới, anh vui lắm. Mình cũng mừng cho anh vì đó là thành quả làm việc và tích lũy bao lâu. Anh tổ chức 1 bữa khao xe mới với bạn bè, rủ cả mình đi cùng. Nhưng khi trên đường đi thì anh nói nhỏ vào tai mình: &'Lát nữa cho anh vay tiền thanh toán nha, anh dồn tiền mua xe hết sạch không còn xu nào!'.
Mình hơi bất ngờ nhưng tính mình vô tư nên nghĩ đơn thuần anh em bạn bè lúc khó thì mới nhờ nhau giúp thôi. Và mình đã đưa tiền cho anh trước khi bạn anh đến để lúc thanh toán anh đỡ xấu hổ với bạn bè. Nhưng số tiền ấy sau đó anh cũng không một lần ỏ ê đến. Mình thì ngại nhắc nên kệ khi nào anh có anh sẽ tự trả. Và rồi sau đó anh cũng quên luôn".
Đến khi yêu nhau, Trà My cũng không ít lần phải lăn tăn và thấy không thoải mái với người yêu xoay quanh vấn đề tiền bạc.
"Ngày lễ ngày tết mình chẳng bao giờ nhận được quà hay hoa gì từ anh cả. Không những thế mình còn cảm giác anh toàn trốn mình vào những ngày đó. Thường cảnh tượng diễn ra vào mỗi dịp lễ tết là thế này: trước đó mấy ngày anh liên tục hỏi mình thích đi đâu chơi, thích quà gì rồi lên bao kế hoạch rất chi là công phu.
Nhưng cứ đúng đến ngày lễ đó là anh lại có lí do để vắng mặt: đi công tác hay việc đột xuất nào đó, và xin lỗi rối rít. Vài lần đầu thì mình thấy buồn nhưng nhiều lần quá khiến mình nghi ngờ liệu có lắm việc trùng hợp thế hay không. Và tất nhiên hôm sau thì sẽ không có quà rồi, vì anh bảo: &'Qua rồi tặng còn ý nghĩa gì nữa, đợi dịp sau anh bù!" - Trà My tâm sự.
Trà My nói rằng, người yêu cô thường chia sẻ với cô khá nhiều về công việc làm ăn, có vẻ thuận lợi và kiếm được lắm, nhưng lại liên tục ôn nghèo kể khổ và than vãn hết tiền với cô. Kể cả khi đã chia đôi các chi phí hẹn hò, người yêu cô vẫn không ngừng ca những bài ca về tài chính eo hẹp.
"Đi chơi, đi ăn với nhau, anh bảo nên công bằng như phương Tây, tất cả đều share. Mình vui vẻ vì mình cũng làm ra tiền và cũng không muốn lệ thuộc vào đàn ông. Mình rủ anh đi đâu chơi, anh đều đồng ý nhưng luôn kèm theo một câu nói: &'Nhưng đi tốn tiền lắm, mà anh làm gì có tiền! Hay em bao anh lần này nha!'. Mình &'bao' thì anh đi, còn không thì cũng nghỉ luôn. Còn chuyện anh vay tiền mình rồi không bao giờ có trả thì thường xuyên xảy ra. Anh bảo mình cứ ghi sổ nợ đấy, khi nào lấy mình về anh trả mình cả cuộc đời! Câu nói ấy lãng mạn thật đấy nhưng mình không thể vui nổi!" - Trà My ấm ức nói.
Và cuối cùng, Trà My đã chia tay không thương tiếc anh chàng đó khi cô ốm nặng, gọi điện nhờ chàng mua thuốc với cháo sang mà anh ta còn than thở: "Anh hết tiền rồi em ơi!".
Theo VNE
Chỉ gái nghèo mới tham đồ của tình cũ Tôi là một cô gái Hà Nội chính gốc, 28 tuổi, lương cao, với gần chục cuộc tình vắt vai. Nhưng tôi thèm vào những món đồ rác rưởi của tình cũ. Đơn giản, những món đồ tình cũ tặng, tôi đều sẵn tiền để sắm dùng được. Lâu ngày dạo web mới thấy mọi người đang rôm rả về chuyện bị người...