‘Nghẽn’ trạm bơm do nước sông ô nhiễm
Theo Công ty Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh Hải Dương, thời gian gần đây, nhiều trạm bơm thủy lợi ở huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc của tỉnh Hải Dương hoạt động không hiệu quả, một số trạm bơm không hoạt động được do nước sông ô nhiễm ảnh hưởng đến các thiết bị như máy bơm, rào chắn rác.
Nhiều trạm bơm trước đây đầu tư các thiết bị 4 – 5 năm mới phải sửa chữa, thay mới, nhưng hiện nay 2 – 3 năm đã phải sửa chữa hoặc thay thế do tốc độ ăn mòn của nước ô nhiễm.
Các nhân viên của trạm bơm phải thường xuyên kiểm tra máy bơm.
Các trạm bơm ở các tuyến kênh Cầu Giát – Thái Lai, Đò Cậy – Tiên Kiều, Cẩm Đông – Phi Xá huyện Cẩm Giàng, kênh KT2 (Sặt – Phủ) huyện Bình Giang, kênh Bá Liễu – Trại Vực huyện Tứ Kỳ, kênh Thạch Khôi – Đoàn Thượng huyện Gia Lộc do nguồn nước ô nhiễm đều bị xuống cấp; trong đó trạm bơm Đò Cậy – Tiên Kiều nhiều khi nằm đắp chiếu do không hoạt động được. Đây đều là các tuyến kênh chính ở các huyện với chiều dài 48,6 km thường xuyên cung cấp nước tưới cho 4.282 ha đất nông nghiệp ở các huyện; trong đó có 3.206 ha nước thường xuyên bị ô nhiễm.
Riêng tuyến Kênh trung thủy nông Đò Cậy – Tiên Kiều với chiều dài trên 8 km, cung cấp nước tưới cho hơn 300 ha đất sản xuất của thị trấn Lai Cách, xã Tân Trường và các khu vực xung quanh ở huyện Cẩm Giàng. Từ nhiều năm nay, do nguồn nước ô nhiễm nên hệ thống thủy nông không thể cung cấp nước đảm bảo chất lượng cho sản xuất. Những ngày xả nước người dân mới lấy được nước cho sản xuất còn ngày thường đây như một con kênh chết.
Ông Nguyễn Hữu Tuệ, Phó Giám đốc Xí nghiệp Khai thác Thủy lợi huyện Cẩm Giàng cho biết, tình trạng nguồn nước tưới thường xuyên bị ô nhiễm, nước có mầu đen, có mùi rất khó chịu. Phần rào chắn rác bằng sắt ở trạm bơm mới được đầu tư một thời gian ngắn đã bị gỉ sét, thủng lỗ chỗ. Do tình trạng ăn mòn của nước ô nhiễm nên nhiều máy bơm thường xuyên bị hỏng ảnh hưởng lớn đến việc tưới cho cây lúa. Người dân đã kiến nghị nhiều lần lên xí nghiệp nhưng do nước quá ô nhiễm nên xí nghiệp cũng không thể bơm nước được.
Bà Phạm Thị Thùy, tổ trưởng sản xuất Trạm bơm An Hóa 2, Thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng đã nhiều năm vận hành trạm bơm cho rằng, những năm gần đây trạm bơm thỉnh thoảng mới hoạt động được và thường xuyên phải đắp chiếu vì các thiết bị đã bị xuống cấp. Thanh chắn rác đã bị gỉ sét không còn chức năng chắn rác. Các máy bơm đã bị xuống cấp, hư hỏng không thể hoạt động được do nguồn nước ô nhiễm gây hư hại.
Video đang HOT
Ông Đào Văn Đông, Giám đốc Xí nghiệp Khai thác Công trình Thủy lợi huyện Bình Giang đang quản lý tuyến kênh T2 (Sặt – Phủ) cho rằng, tình trạng nước ô nhiễm do nhiều công ty ở hai bên tuyến kênh thường xuyên thải ra. Do chất lượng nước ô nhiễm gây nên tình trạng ăn mòn máy móc nhanh hơn trước đây.
Nước nhiều tuyến kênh bị ô nhiễm.
Theo ông Nguyễn Văn Bột, Tổng Giám đốc Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi tỉnh Hải Dương, công ty thường xuyên cho tu bổ nạo vét các tuyến kênh trước những vụ sản xuất, nhưng do nguồn kinh phí hạn chế nên nhiều khi công ty phải sửa chữa các trạm bơm luôn phiên không thể làm đồng loạt cùng một lúc được.
Công ty đã phải tận dụng thời gian khi có nước đổ ải từ các hệ thống sông chính vào để cung cấp nước cho sản xuất do thời gian này nước ít ô nhiễm hơn. Nhưng khi nước ít, những tuyến kênh này lại trở thành nơi đọng nước ô nhiễm của các đơn vị xả thải. Công ty đã nhiều lần đề nghị với huyện tăng cường kiểm soát các nguồn thải để hạn chế tình trạng ô nhiễm, hạn chế tình trạng xả rác thải gây ô nhiễm cho dòng kênh. Tuy nhiên trách nhiệm xử lý vi phạm thuộc về chính quyền địa phương nên công ty chỉ mới dừng lại ở mức độ kiến nghị. Vào những thời điểm nước bị ô nhiễm nặng, công ty đã chỉ đạo các xí nghiệp cho đóng cửa các trạm bơm không cho bơm nước ô nhiễm vào sản xuất.
Theo thống kê của Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi Hải Dương, hiện nay ở trên tuyến kênh thường xuyên bị ô nhiễm có gần 10 trạm bơm thường xuyên hoạt động cầm chừng thậm chí dừng hoạt động. Để hạn chế tình trạng ô nhiễm các dòng kênh, người dân không có nước sản xuất cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cấp chính quyền địa phương để người dân có nguồn nước sạch sản xuất, đồng thời bảo vệ các công trình thủy lợi trong sản xuất.
Theo Tin, ảnh: Tiến Vĩnh (TTXVN)
Tài xế cố thủ 3 giờ, liên tục uống nước khi bị kiểm tra nồng độ cồn
Khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn, nam tài xế khóa cửa, cố thủ trong xe và liên tục uống nước. Hơn 3 giờ sau, ông này bước ra ngoài khi thấy cảnh sát dán niêm phong xe.
Khoảng 13h ngày 8/1, trên quốc lộ 5, đoạn qua thôn Bầu, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, CSGT Hải Dương kiểm tra nồng độ cồn tài xế lái ôtô hiệu Toyota Fortuner mang biển kiểm soát 34A-125.07.
Tuy nhiên, nam tài xế khóa cửa, cố thủ bên trong và liên tục uống nước.
Người đàn ông khóa cửa, cố thủ trong xe khi bị cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: Đ.T.
Hơn 3 giờ sau, cảnh sát buộc phải điều xe cứu hộ đến để kéo chiếc ôtô trên về xử lý. Khi CSGT dán niêm phong thì người đàn ông khoảng 40 tuổi mới bước ra ngoài.
Lúc này, kết quả máy đo không phát hiện được tài xế có nồng độ cồn. Tài xế này nói sẵn sàng nộp phạt nhưng không chấp hành thêm bất cứ yêu cầu nào khác của CSGT như xuất trình giấy tờ xe, thông tin cá nhân.
Theo dữ liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, chiếc xe trên của Công ty TNHH thương mại dịch vụ Cô Thơm, ở khu Hạ, thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, đã hết hạn kiểm định từ ngày 21/12/2019.
Hơn 3 giờ sau, nam tài xế bước ra chấp nhận đo nồng độ cồn. Ảnh: Đ.T.
Trao đổi với Zing.vn, thượng tá Hoàng Tiến Nam, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Hải Dương, cho biết đối với trường hợp trên, đơn vị đã lập biên bản về việc không có giấy tờ xe, không có giấy phép lái xe và tạm giữ phương tiện.
"Tài xế này không vi phạm về nồng độ cồn. Tuy nhiên, anh ta có thể vi phạm lỗi xe hết hạn kiểm định, lỗi này sẽ biết chính xác khi tài xế mang giấy tờ đến", thượng tá Hoàng Tiến Nam nói.
Về việc tài xế cố thủ trong xe và liên tục uống nước, ông Nam cho rằng chưa thể kết luận chủ quan là anh này làm như vậy để hết nồng độ cồn.
"Khi đã uống rượu bia, trong 3 giờ, dù uống nhiều nước đến mấy cũng không thể tránh được. Có trường hợp lấy lý do gọi người nhà mang giấy tờ đến hoặc nhiều lý do khác để trì hoãn đo nồng độ cồn", ông Nam lý giải và cho hay sẽ yêu cầu tài xế tường trình để làm rõ.
Theo news.zing.vn
Lái xe cố thủ hơn 3 giờ để tránh bị kiểm tra nồng độ cồn Khi CSGT Hải Dương yêu cầu dừng xe để kiểm tra, tài xế đã cố thủ hơn 3 giờ để tránh bị kiểm tra nồng độ cồn. Tài xế cố thủ hơn 3 giờ trong xe ô tô Sự việc xảy ra vào khoảng 13h ngày 8/1 tại QL5 đoạn đi qua thôn Bầu, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải...