Nghẹn ngào xúc cảm tại buổi giao lưu “Xuân Quỳnh Sóng hát”
Những nụ cười bừng sáng trên những khuôn mặt của các bạn sinh viên hay những giọt nước mắt trên gương mặt thầy cô và gia đình nữ thi sĩ đã khiến căn phòng buổi giao lưu “Xuân Quỳnh – Sóng hát” trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Chiều ngày 8.12 tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Ngữ Văn của trường đã tổ chức buổi giao lưu văn học nghệ thuật “Xuân Quỳnh – Sóng hát” với sự tham gia của các thầy cô, sinh viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khách mời và đặc biệt của những người thân trong gia đình của nữ thi sĩ là PGS TS Lưu Khánh Thơ, em gái nhà viết kịch Lưu Quang Vũ; anh Lưu Tuấn Anh, con trai nữ thi sĩ.
Hội trường giao lưu không còn một chỗ trống, thậm chí phải kê thêm hàng chục ghế ngồi. Ảnh: Thanh Hà
Trong không gian khán phòng của hội trường Đại học Sư phạm Hà Nội tràn ngập một không khí ấm cúng nhưng cũng thật trang trọng của buổi giao lưu “Xuân Quỳnh – Sóng hát” đã khiến tất cả những người tham gia cảm thấy dâng trào một cảm xúc khó tả.
“Đã gần 30 năm sau chuyến xe định mệnh đưa nữ sĩ Xuân Quỳnh và gia đình rời xa cõi tạm nhưng Xuân Quỳnh cùng tiếng thơ của chị vẫn mãi nồng nàn trong tim các thế hệ yêu thơ. Những bản tình ca từ thơ chị vẫn “như không hề biết đến tàn phai”. Xuân Quỳnh – người đàn bà làm thơ của muôn thuở! Xuân Quỳnh – một lòng nữ cả nghĩ, đa đoan mà đa diện. Khi dung dị, bé nhỏ với mầm chồi biếc, nhành cỏ may; lúc nồng nhiệt, say mê như con sóng dưới lòng sâu, biển lòng ào ạt vỗ. Khi lo âu phấp phỏng như cánh chuồn trong giông bão; lúc lại khắc khoải, da diết như tiếng gà trưa, như lời ru trên mặt đất…”- đó là lời dẫn của Thạc sĩ Thu Hà mở màn cho buổi giao lưu Văn học Nghệ thuật “Xuân Quỳnh – Sóng hát”.
Những bức ảnh, bản thảo viết tay của nữ sĩ Xuân Quỳnh được phóng to và treo trang trọng tại hội trường. Ảnh: Đàm Duy
PGS TS Trần Văn Toàn – Phó Trưởng khoa Ngữ Văn cho biết, “Xuân Quỳnh – Sóng hát” là sự kiện thứ hai mà CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học của khoa Ngữ Văn tổ chức.
“Chúng tôi mong muốn tạo ra một phương thức mới đưa sinh viên đến gần hơn với các tác phẩm nghệ thuật. Nhà trường muốn giúp sinh viên tiếp cận tác phẩm nghệ thuật không chỉ trên bục giảng, không chỉ qua các hoạt động nghiên cứu học thuật hàn lâm mà còn đến với tác phẩm văn học nghệ thuật như trong các loại hình nghệ thuật diễn xướng…Điều này khiến tác phẩm văn học của Xuân Quỳnh được tái sinh bằng những gương mặt mới, những cảm xúc và khả năng lan toả mới.
Nếu thế giới của Vũ là mệt mỏi đến hoang vu và trống rỗng, là thế giới của cái Không thì thế giới của Xuân Quỳnh là thế giới của cái Có. Có một bàn tay, có một lời ru, có vá may, có rất nhiều bổn phận và trên tất cả là có một trái tim biết yêu và khao khát được yêu. Một trái tim luôn bồi hồi trong ngực trẻ luôn biết nhớ cả trong mơ. Biết yêu cả khi chết đi rồi. Đó là thế giới để hồi sinh, để ôm ấp, chở che, để nâng bước…BTC đã chọn tiêu đề cho sự kiện “Xuân Quỳnh – Sóng hát. Một nhan đề theo tôi rất nhiều sức gợi. Với tôi, con sóng Xuân Quỳnh là con sóng của sự thanh khiết, sâu thắm, bao dung và luôn thao thức một tình yêu”, PGS TS Trần Văn Toàn phát biểu.
Video đang HOT
Từ những bài “Thơ tình cuối mùa thu”; “Thuyền và biển”, “Sóng” được phổ nhạc bởi các nhạc sĩ nổi tiếng đến bài thơ “Con yêu mẹ” lần đầu tiên được giảng viên âm nhạc của trường là Nguyễn Anh Việt phổ nhạc qua sự thể hiện của các bạn sinh viên khoa Ngữ Văn cho thấy một Xuân Quỳnh là người phụ nữ thật đặc biệt.
Trích đoạn vở kịch “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” do các bạn sinh viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội diễn. Ảnh: Thanh Hà
Buổi giao lưu thực sự xúc động khi vở kịch “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” được các bạn sinh viên khoa Ngữ Văn thể hiện. Dù chỉ một trích đoạn, nhưng vở kịch đã khiến cả căn phòng trải qua những rất nhiều cung bậc cảm xúc. Từ những tràng cười và vỗ tay thích thú về mối tình tay ba giữa ba nhân vật là Hoàng, Liên, Vân gặp nhau. Hay sự lắng đọng ở phần cao trào của vở kịch khi nhân vật Vân, Liên người máy đi tìm hái bông cúc xanh và bị kẹt trong đầm lầy rồi thốt lên đau đớn “Chúng ta chỉ là giấc mơ…không thể chỉ sống bằng ước mơ, không thể trở về với quá khứ, với những gì đã trôi qua..bây giờ anh mới hiểu/Không đâu, đã là giấc mơ thì không thể chết…Giấc mơ đã đi qua cuộc đời và sẽ còn ở lại đó mãi…”
Đâu đó những giọt nước mắt, không gian khán phòng lắng xuống với những triết lý, ý nghĩa trong vở kịch mà nhà viết kịch Lưu Quang Vũ gửi gắm tới khán giả.
Nhiều người tham dự buổi giao lưu đã rơi nước mắt vì xúc động. Ảnh: Đàm Duy
Bật mí từ ê kíp của vở kịch, bạn Nguyễn Ngọc Thuỳ Linh, sinh viên năm thứ 3 khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, đạo diễn vở kịch cho biết, kể từ lúc nhận được kịch bản, các em đã mở hẳn một buổi casting diễn viên rất chuyên nghiệp và chăm chỉ tập luyện cho tới buổi biểu diễn.
Kết thúc vở kịch, em gái nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, PGS, Tiến sĩ Lưu Khánh Thơ thốt lên, các bạn đã nắm được tư tưởng, truyền tải đúng thông điệp của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ dù các bạn đang là sinh viên, không phải là diễn viên chuyên nghiệp.
“Tôi đã tham dự nhiều chương trình, lễ kỷ niệm về 2 nhà thơ Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ nhưng hôm nay tôi cực kỳ xúc động. Giờ đây, khi đứng trong căn phòng ấm áp này, tôi hình dung sự hiện diện của anh Lưu Quang Vũ, chị Xuân Quỳnh đang ở đây, đang mỉm cười với chúng ta.
Chị Xuân Quỳnh làm thơ như một cái nghiệp, cả Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ chưa một lần bước chân tới trường đại học. Chị Xuân Quỳnh chỉ học đến lớp 5, chữ chị Xuân Quỳnh viết rất xấu. Nhưng cả chị và anh Lưu Quang Vũ đã tự học, tự học cả tiếng Pháp.
Tôi nghĩ chương trình như thế này, đã đưa tác phẩm trở về đời sống thực sự. Cả chị Xuân Quỳnh, anh Lưu Quang Vũ đều rất yêu và mến mộ các bạn trẻ, vì vậy hôm nay khi ngồi đây tôi được nghe những tác phẩm của chị Xuân Quỳnh, anh Lưu Quang Vũ qua bài hát “Sóng” theo một cách cảm nhận, phối khí mới, tôi thực xúc động”, PGS TS Lưu Khánh Thơ cho hay.
Không chỉ vô cùng bất ngờ với những ý tưởng đầy sáng tạo và chuyên nghiệp của những bạn trẻ tổ chức chương trình này, PGS.TS.Lưu Khánh Thơ còn đánh giá rất cao tâm huyết và công phu của những người tổ chức khi đầu tư tới từng chi tiết nhỏ: Hơn 200 chiếc giấy mời tham dự chương trình là hơn 200 câu thơ khác nhau của Xuân Quỳnh được nắn nót chép tay rất trang trọng.
Chia sẻ về người mẹ của mình, anh Lưu Tuấn Anh tâm sự: “Hôm nay tôi thực sự xúc động, tôi chưa lần nào lại dự một sự kiện về mẹ và dượng tôi lại trang trọng thế này. Tình cảm giữa các em sinh viên, thầy cô giành cho gia đình tôi thật mộc mạc nhưng ấm lòng. Khi tôi ngồi xem trích đoạn vở kịch “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”, hay hoạt cảnh “Con yêu mẹ bằng con dế” – đó là câu chuyện của chính tôi. Ngày bé tôi chỉ có một trò chơi đó là bắt con dế. Một lần mẹ tôi hỏi tôi, con yêu mẹ bằng dường nào, tôi không biết diễn tả như thế nào nên tôi đã buột miệng là con yêu mẹ bằng con dế”.
Không chỉ có đọc thơ, hát, hoạt cảnh được dàn dựng dựa trên các sáng tác cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh do Khoa Giáo dục Mầm non thực hiện và trích đoạn vở kịch của Lưu Quang Vũ, buổi giao lưu văn học nghệ thuật “Xuân Quỳnh – Sóng hát” còn có “Đối thoại tình yêu Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ”; Trao giải cuộc thi bình thơ “Lời ru trên mặt đất” và đặc biệt là một bài thơ viết về nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã được ra đời ngay trong buổi giao lưu của PGS TS Phạm Văn Tình-Tổng thư ký hội Ngôn ngữ học Việt Nam.
Hơn 4 tiếng của buổi giao lưu Văn học Nghệ thuật “Xuân Quỳnh – Sóng hát” của thầy trò khoa Ngữ Văn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội được diễn ra đã mang lại cho khách mời, cùng các sinh viên tới dự thật nhiều cảm xúc. Thầy trò khoa Ngữ Văn đã truyền tải một cách nhìn mới, tiếp cận mới với sự dàn dựng công phu, chuyên nghiệp. Rất nhiều tư liệu, tài liệu về nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ được cung cấp trong buổi giao lưu khiến mọi người hiểu thêm về cặp vợ chồng nghệ sĩ tài hoa này.
Do phải đi công tác xa không thể trực tiếp tham dự cuộc giao lưu, nhà báo – MC Lưu Minh Vũ từ nước ngoài đã gửi tới cuộc giao lưu một bức thư riêng. Bức thư là những câu chuyện nhớ về má Quỳnh, khi được đọc tại chương trình đã gây không ít xúc động ngay từ lời mở đầu: “Xin lỗi các bạn vì những chuyện kể không phải là kỷ nệm, chỉ là những là ký ức mờ mịt trong buồn đau dù thời gian đã qua hơn ba chục năm. Không biết có phải là hạnh phúc không khi tôi có hai người mẹ. “Tuy con, má chẳng sinh/ Con vẫn quen gọi má”, tôi không nhớ là từ bao giờ, tôi gọi “má Quỳnh”, chắc với trẻ con, cũng đơn giản, Má là Mẹ, để phân biệt với người đã sinh mình ra…”
Theo Danviet
Nhan sắc vợ MC Lại Văn Sâm, Quang Minh và dàn 'trai đẹp' của VTV
Các BTV, MC nam nổi tiếng của VTV thường khiến khán giả tò mò không biết các "bóng hồng phía sau" thế nào. Và đây là những người đẹp nắm giữ trái tim họ.
MC Lại Văn Sâm với người vợ rất ít khi xuất hiện trước công chúng.
MC Long Vũ và người bạn đời của anh- Thu Lan.
Vợ của MC Quang Minh rất trẻ trung, xinh đẹp, chị tên là Bích Ngọc.
MC Lưu Minh Vũ bên vợ và 2 con trai đáng yêu.
MC Anh Tuấn kết hôn lần 2 với Lý Hồng Nhung, cô từng là thí sinh cuộc thi HHVN năm 2008.
MC Việt Khuê bên gia đình nhỏ hạnh phúc.
Theo Dân Việt
Bộ VHTTDL trả lời việc nhà thơ Xuân Quỳnh chưa được trao giải thưởng Hồ Chí Minh Ông Phùng Huy Cẩn, Vụ Trưởng, Vụ Thi đua khen thưởng-Bộ VHTTDL chia sẻ cởi mở với Dân Việt xung quanh trường hợp xét tặng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh và các nghệ sĩ về giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước. Ông Phùng Huy Cẩn - Vụ Trưởng, Vụ Thi đua khen thưởng Thưa ông Phùng Huy Cẩn, việc...