Nghẹn ngào khi nghe câu nói của mẹ chồng trước cửa phòng sinh
Mẹ chồng và chồng đưa tôi đi đẻ. Khi vào phòng sinh, tôi vẫn nghe tiếng mẹ chồng dặn dò bác sĩ.
Ảnh minh họa
Hồi mới quen chồng, tôi đã rất thích mẹ anh. Bà hiền, ít nói nhưng lương thiện, thích giúp đỡ người khác. Bố chồng mất sớm, bà lo làm ăn buôn bán nuôi 2 người con trưởng thành. Khi chồng tôi ra trường đi làm, bà mới nghỉ bán hàng, ở nhà trồng trọt, chăn nuôi. Cứ trồng được trái dưa, cọng rau, trái bắp, bà lại hái đem đi phân phát cho bà con lối xóm cùng ăn chứ không bán nữa. Trong xóm ai đau bệnh, bà đều thăm hỏi, giúp đỡ tận tình. Bà còn mở lớp dạy học sinh viết chữ, tô màu miễn phí. Vậy nên nhắc đến mẹ chồng tôi, ai cũng thương quý và trân trọng. Chính tôi cũng phải ngưỡng mộ cách sống đẹp của bà và học hỏi theo.
Cưới rồi, vợ chồng tôi sống chung với mẹ. Sau khi tan làm, tôi lại cùng mẹ dạy đám trẻ nhỏ ở xóm. Một tháng 2 ngày, mẹ con tôi sẽ nấu những phần cơm chay, phát miễn phí cho bà con lao động nghèo. Giúp được mọi người, trái tim tôi cũng nhẹ nhàng và cảm thấy cuộc sống thoải mái, có ý nghĩa hơn.
Đến khi tôi mang thai, mẹ chồng mới tạm dừng những việc làm đó lại để tôi tập trung dưỡng thai. Em bé càng lớn, sức khỏe của tôi càng yếu đi vì tôi bị hen suyễn, mỗi lần trở gió hoặc đến những nơi bụi bặm nhiều, tôi thường bị ho dữ dội, có lần ho đến mức động thai.
Video đang HOT
Tháng cuối thai kì, tôi phải nằm trên giường để dưỡng thai vì dọa sinh non. Mẹ chồng là người săn sóc, lo từng bữa cơm, giặt từng cái áo cho tôi. Còn chồng tôi lo kiếm tiền cho vợ sinh dịch vụ ở bệnh viện quốc tế. Anh nói cửa sinh là cửa tử nên muốn tôi được sinh đẻ một cách tốt nhất.
Ngày tôi chuyển dạ, mẹ và chồng hớt hải đưa tôi đến bệnh viện. Lúc điều dưỡng đẩy tôi vào phòng sinh, tôi vẫn kịp nghe những lời nhờ vả của mẹ chồng: “Nhờ các bác sĩ giúp con gái tôi…, con bé chắc nó sợ lắm!”.
Câu mẹ nói khiến mọi người phì cười, còn tôi nghẹn ngào. Bà gọi tôi là con gái và hết mực lo lắng, thương yêu tôi. Bà biết tôi sợ đau nên dặn dò bác sĩ như vậy dù biết chắc chắn khi sinh đẻ, phụ nữ đau đớn thấu trời. Nhờ câu nói của mẹ mà tôi có thêm nghị lực và mạnh mẽ hơn.
Hiện tại, tôi đã vượt cạn an toàn và đang ở cữ nhà chồng. Người chăm sóc tôi dĩ nhiên là mẹ chồng. Nhìn bà bế cháu, ru cháu ngủ cho con dâu nghỉ ngơi tôi thấy hạnh phúc quá. Là một người con dâu, có mẹ chồng như bà đúng là điều may mắn nhất của tôi.
Cưới 3 năm về nhà chồng 4 lần, lúc đi mẹ chồng cho túi vải mở ra tôi nghẹn ngào
Khi đi, mẹ chồng đưa cho tôi một chiếc túi vải cũ kỹ, dặn phải giữ cẩn thận, không được làm mất nó.
Nghĩ chắc mẹ gói ít rau củ quê nhà nên tôi chẳng mở ra xem nữa. Tôi gặp chồng qua một người bạn, anh năng động, hiền lành và rất có nghị lực. Lúc nào ở bên anh tôi cũng cảm thấy rất vui vẻ và tràn ngập năng lượng tích cực. Đã vậy anh còn rất quan tâm và chiều chuộng tôi, khéo ăn khéo nói nên bố mẹ tôi rất thích chàng rể này.
Sau hai năm hẹn hò, chúng tôi chính thức về chung một nhà. Nhà chồng tôi ở quê, cách thành phố nơi chúng tôi đang làm việc rất xa nên sau khi cưới hai đứa không sống cùng nhà chồng. Còn nhà tôi, quê gốc cũng ở tỉnh lẻ nhưng từ nhỏ bố mẹ đã chuyển lên thành phố sinh sống và mua được nhà ở đây rồi. Nhà bố mẹ rất rộng, còn tôi là con một nên cưới xong hai vợ chồng về đó ở luôn, đỡ phải ra ngoài thuê nhà ở.
Nhiều người nói có người đàn ông nào chịu ở rể nhưng chồng tôi lại khác. Anh rất hợp tính bố mẹ tôi nên anh không ngại hay để bụng chuyện này, thậm chí lắm lúc tôi còn nghi hoặc không biết mình hay anh mới là con ruột của bố mẹ nữa. Bởi từ khi có con rể, chẳng thấy mẹ hỏi tôi muốn ăn gì như trước mà hỏi luôn con rể, hay cuối tuần bố và chồng tôi lại rủ nhau đi câu cá.
Chồng và bố mẹ tôi rất hợp tính nhau. (Ảnh minh họa)
Còn về phía nhà chồng, tôi và anh rất ít khi về quê. Đến nay chúng tôi đã cưới nhau được 3 năm rồi nhưng tôi chỉ mới về quê chồng được 4 lần, chủ yếu là vào dịp Tết. Phần vì đường xá xa xôi, phần vì hai đứa chưa có con nên tôi rất ngại về. Về quê là họ hàng, hàng xóm lại xúm vào hỏi bao giờ sinh con, sao chưa chịu đẻ, lương tháng bao nhiêu,... là tôi lại cảm thấy khó chịu, áp lực lắm.
Thực ra còn một lý do nữa khiến tôi không muốn về quê, đó là mỗi lần về quê, anh em họ hàng lại xúm vào nhờ vả. Nào là xin cho cái A ở nhờ nhà, nào là kiếm việc cho cái B hay cho cô C, chú D mượn tiền,... Bởi ai cũng nghĩ vợ chồng tôi ở thành phố thì lương bổng cao lắm, có nhiều mối quan hệ nhưng thực tế đâu có như vậy.
Hai vợ chồng tuy ở với bố mẹ, đỡ tiền nhà thật nhưng lương tháng cũng không nhiều nhặn gì trong khi chi phí ở thành phố thì đắt đỏ. Hơn nữa chúng tôi còn phải tiết kiệm tiền bạc để mai này lo cho con cái nữa.
Dĩ nhiên, tôi vẫn thường xuyên gọi điện về hỏi thăm sức khỏe bố mẹ chồng, mỗi ngày lễ như sinh nhật ông bà, ngày 8/3 hay 20/10,... tôi đều gửi quà về quê. Tôi cũng không cấm cản việc bố mẹ chồng đến đây chơi. Vì vậy khi có dịp chồng tôi lại về quê đón ông bà lên thành phố chơi. Mỗi lần như vậy bố mẹ tôi vui lắm, niềm nở tiếp đón.
Cưới đã 3 năm nhưng tôi rất ít khi về quê chồng hay gặp mẹ chồng. (Ảnh minh họa)
Cách đây không lâu, ông nội của chồng qua đời nên vợ chồng tôi về quê đưa tiễn ông đoạn đường cuối cùng. Vợ chồng tôi về 4 ngày, lo công việc của ông xong xuôi mới trở lên thành phố. Khi đi, mẹ chồng đưa cho tôi một chiếc túi vải cũ kỹ, dặn phải giữ cẩn thận, không được làm mất nó. Nghĩ chắc mẹ gói ít rau củ quê nhà nên tôi chẳng mở ra xem nữa, vì lúc nào chúng tôi đi hay mẹ lên thành phố, mẹ đều mang cho ít thức quà quê.
Về đến nhà, tôi mới mở túi vải mẹ đưa ra xem. Quả nhiên trong đó có ít rau trái, một túi thuốc bắc nhưng ngoài ra còn có một cái phong bì 10 triệu nữa. Sao mẹ lại để tiền trong này chứ? Tôi vội vàng gọi điện hỏi mẹ.
- Tiền đó mẹ tích cóp mấy tháng từ việc nhặt phế liệu với nuôi mấy con gà. Hai đứa sống ở thành phố chi phí đắt đỏ, cái gì cũng phải mua bằng tiền nên các con cầm mà tiêu thêm. Mẹ ở nhà rau có ngoài vườn, gà trong chuồng nên ăn uống không tốn. À, hôm bữa đi ngang qua phòng hai đứa, thấy con đang kêu với Khang (tên chồng tôi) bị đau bụng vì tới tháng nên mẹ có đi cắt cho con ít thuốc bắc uống. Thuốc này tốt lắm, con nhớ sắc lên uống nhé. Hết lại bảo mẹ, mẹ cắt rồi gửi lên cho.
Nghe lời mẹ chồng nói mà lòng tôi nặng trĩu. Mấy năm nay tôi chưa làm tròn bổn phẩn của một người con dâu, quà cáp có gửi, có gọi điện thoại về hỏi thăm nhưng thú thực tôi chỉ coi đó là trách nhiệm cần phải làm. Tôi luôn sợ mang thêm gánh nặng vào người. Giờ ngẫm lại tôi thấy có lỗi quá.
Bật khóc khi bố mẹ chồng tất tả đến viện thăm cháu và đưa cho một xấp tiền Tôi không nhận xấp tiền đó nhưng mẹ chồng dúi vào tay rồi nói một câu nghẹn ngào. Ảnh minh họa Bố mẹ chồng tôi hiền hậu, chân chất lắm. Ông bà sống ở quê, cuộc sống bình yên, thoải mái dù tiền bạc chẳng được dư dả như nhiều người. Thông thường, cứ 2 ngày cuối tháng, vợ chồng tôi sẽ thu...