Nghẹn ngào khi biết tại sao mẹ chồng luôn bắt cô con dâu đi rải gạo trên đường
Tôi vẫn không hiểu tại sao mẹ chồng lại bắt tôi làm vậy, cho đến một ngày…
Tình cảm của chồng đối với tôi thật vĩ đại biết bao!
Tôi sinh ra tại một vùng nông thôn nọ, gia đình vô cùng nghèo đói. Bố mẹ nuôi sáu anh chị em tôi không dễ dàng gì. Tôi là chị cả trong nhà, vì thế đã phải bỏ học sớm để giúp bố mẹ chăm sóc các em nhỏ. Năm 15 tuổi, tôi lấy chồng. Khi đó, chồng tôi mới 17 tuổi. Do cả hai chúng tôi đều chưa đến độ tuổi kết hôn nên hai bên gia đình chỉ tổ chức một bữa tiệc nhỏ mà không có giấy đăng ký kết hôn.
Ngày sinh thằng cu đầu tiên, tôi khó sinh, lúc đó bác sỹ nói rằng vì sinh khó nên nếu sinh đứa bé ra rất có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ lẫn con. Dù vậy nhưng mẹ chồng tôi vẫn kiên quyết giữ đứa bé lại và cuối cùng, cả hai mẹ con tôi được bình an.
Năm thằng bé được 10 tuổi, tôi mang bầu đứa thứ hai. Do bị di chứng từ lần sinh đầu nên sức khỏe tôi rất yếu, khi được đưa đến bệnh viện thì bác sỹ kiến nghị tôi nên ngừng sinh bởi như vậy sẽ rất nguy hiểm. Nhưng tôi không muốn từ bỏ, dù sao đó cũng là một mạng người, dù nó chưa được chào đời nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn nghe thấy tiếng đạp chân của nó trong bụng.
Vì đã qua một lần nên bố chồng và chồng đều mong tôi được bình an, họ cũng như bác sỹ đều yêu cầu tôi bỏ đứa bé. Duy chỉ có mẹ chồng tôi là im lặng không nói. Khi tôi nói ra suy nghĩ của mình, bà nói rằng bà ủng hộ tôi. Bởi vì bà cũng là một người mẹ nên việc bắt mình phải từ bỏ đứa con máu mủ của mình là điều không thể.
Mang thai đến tháng thứ bảy, tôi bắt đầu xuất hiện triệu chứng sinh non, khi đó, mẹ chồng tôi sốt sắng giống như đàn kiến ở trên nồi nóng vậy.
Cả nhà hốt hoảng đưa tôi đến bệnh viện, sau khi sinh con xong, bác sỹ nói rằng đây quả là kỳ tích. Vốn dĩ trong người tôi đã có bệnh nên sau khi sinh thằng bé thứ hai xong, người tôi như mất đi sức sống, ở nhà nghỉ dưỡng đến ba tháng rồi vẫn còn mệt. Ngày đó, hoàn cảnh gia đình đã có khấm khá hơn, không khó khăn như trước nữa.
Mấy năm sau đó, tôi đi khám sức khỏe ở một phòng khám trong thôn, tôi tá hỏa khi biết mình mắc bệnh ung thư tử cung. Bác sỹ nói tôi chỉ sống đến không quá 40 tuổi. Cả nhà biết được tin, ai nấy đều sợ hãi, chồng tôi cũng ngày đêm làm việc để kiếm tiền, bố chồng dù đã cao tuổi nhưng cũng đi tìm việc gì đó để làm, còn mẹ chồng thì đều lo hết mọi việc trong nhà mà không cho tôi động tay động chân đến một việc gì cả. Hàng ngày bắt tôi nằm nghỉ ngơi, không thì nằm xem ti vi, chơi cùng các con.
Video đang HOT
Tôi nghẹn ngào và bật khóc khi biết được lý do tại sao mẹ lại bắt tôi đi rải gạo vào mỗi tối
Vào năm ngoái, mẹ bắt đầu bắt tôi mỗi buổi tối đều cầm một túi gạo đi rải cùng đường, tôi hỏi tại sao thì mẹ chỉ nói làm như vậy sẽ tốt cho sức khỏe của tôi thôi. Nghe lời mẹ, tôi kiên trì như vậy đã được nửa năm, cho đến tối hôm nọ, trong lúc đi rải gạo, tôi gặp bác hàng xóm.
Bác ấy nhìn tôi rồi lẩm bẩm mấy câu gì đó tôi không hiểu, tôi lại gần hỏi, bác mới nói:
“Mẹ chồng cháu đúng là một người tốt, số gạo này là bà ấy tận tay đưa cho cháu đúng không?”
Tôi gật gật đầu, bác nói tiếp:
“Cháu vẫn không biết hả? Việc đi rải gạo trên đường là có mục đích cả đấy. Người xưa nói, cách rải gạo này là một cách để mượn mạng. Nghĩa là, nếu có người tình nguyện đích thân đưa gạo vào trong tay của chúng ta, khi chúng ta đi rải gạo ngoài đường, người đưa gạo cho chúng ta ở nhà niệm Phật mấy câu thì mạng của người đó sẽ được thay thế bằng mạng của chúng ta”.
Nghe bác hàng xóm nói, tôi sửng sốt, sau khi lấy lại bình tĩnh, tôi nước mắt lưng tròng. Tình yêu mà mẹ chồng dành cho tôi không ngờ lại lớn đến như vậy, mặc dù cách làm của mẹ có phần hơi mê tín nhưng tôi biết, tất cả chỉ vì mong muốn tôi được sống nên mẹ mới làm vậy. Tôi thật không biết làm gì để báo đáp lại ân tình của mẹ, người mẹ tôi luôn coi đó là mẹ ruột của mình.
Theo blogtamsu
Nghẹn ngào khi biết lý do đêm nào mẹ cũng đến bên chiếc giá đựng giày
Vừa đến cửa, tôi giật mình. Dưới ánh trăng mẹ đang cúi xuống chiếc giá đựng giày, dò dẫm nhặt một đôi giày lên và cho vào mũi ngửi.
Vì trái tim của mẹ là một trái tim không đáy, ở đó chất chứa cả biển trời tình thương
Đêm đã khuya, cơn mưa mùa thu cả một ngày trời vẫn còn đang đập vào khung cửa sổ bằng kính, tạo ra thứ âm thanh tí tách tí tách, những ký ức về mẹ lại hiện ra trong đầu tôi.
Cùng với việc được thăng chức công việc của tôi rất bận, ngày càng có nhiều những cuộc tiếp khách, tôi về nhà đã chẳng còn giờ giấc. vợ tôi dần dần cũng quên.
Mỗi lần tôi về nhà muộn, mẹ luôn phàn nàn và trách mắng tôi khiến tôi thấy phiền phức đến khó chịu. Một lần tôi về nhà lúc nửa đêm, nhìn thấy mẹ ở trước cửa nhà, rõ ràng là đang đợi tôi. Tôi trách mắng bà:
"Mẹ, không cần phải giám sát con nữa đâu, mẹ ngủ thì cứ ngủ trước đi, con đã lớn thế này rồi lại còn cần mẹ quả nữa à".
Mẹ chỉ nhỏ nhẹ nói:
"Mẹ biết, nhưng là mẹ lo cho con..."
Sau lần đó, tôi không còn nhìn thấy mẹ đứng đợi tôi ở trước cửa nhà.
Mẹ chỉ có một mình tôi là con trai, vì cha tôi đã qua đời từ rất sớm, sau khi tôi kết hôn, mẹ cùng sống với vợ chồng tôi. Mẹ chỉ được học đến hết tiểu học nhưng lúc nào cũng lo lắng cho tôi, yêu thương tôi, luôn tạo cho tôi có cảm giác thoải mái và an toàn.
Hôm đó đêm đã về khuya, khi tôi trở về trước cửa nhà, trong phòng vọng lại tiếng chuông đồng hồ kêu - đó là âm thanh chiếc đồng hồ cổ được treo trong phòng khách. Tôi vội vàng nhìn vào chiếc đồng hồ đang đeo trên tay, 12 giờ. Tôi nghĩ thầm:
"Chắc giờ này mọi người đều đã ngủ", sau đó tôi rón rén mở cửa rồi đóng cửa, cởi giày bước vào phòng.
Ngày hôm sau khi ăn bữa sáng, mẹ bỗng nhiên nói với tôi:
"Tối qua sao khuya như vậy con mới về nhà?" 12 giờ đó con biết không? Như vậy không tốt..."
Tôi giật mình, tại sao mẹ lại biết chuyện tôi về muộn. Tôi vừa gắp thức ăn vào bát cho mẹ, vừa đáp:
"Mẹ, con biết rồi"
Sau lần đó, mỗi lần tôi về nhà muộn là ngày hôm sau mẹ lại nói ra được chính xác giờ tôi đã về, nhưng không phàn nàn gì thêm. Tôi biết mẹ như vậy là để nhắc nhở tôi không nên về nhà muộn nữa, nhắc nhở tôi không thể quá vô tâm với gia đình như thế. Và trong lòng tôi những nghi vấn ngày càng lớn: "Mỗi lần tôi về muộn, mẹ làm sao mà biết được?"
Mẹ tôi năm nay 43 tuổi, vì một tai nạn bất ngờ hai mắt của mẹ đều đã không nhìn thấy gì, từ đó mẹ luôn sống với thế giới không có ánh sáng. Đêm đó tôi lại gần 12 giờ mới về nhà. Vì uống rượu hơi nhiều nên tôi không vào phòng ngủ ngay mà lẳng lặng tháo giày, rồi ra ngoài sân hít gió trời cho tỉnh rượu. Đứng đó một lúc, tiếng chiếc đồng hồ trong phòng khách vang lên - 12 giờ, tôi bắt đầu trở về phòng.
Vừa đến cửa, tôi giật mình. Dưới ánh trăng mẹ đang cúi xuống chiếc giá đựng giày, dò dẫm nhặt một đôi giày lên và cho vào mũi ngửi, sau đó đặt xuống. Sau đó mẹ lại nhặt tiếp một đôi khác lên và ngửi, cho đến sau khi mẹ nhặt đúng đôi giày của tôi mới thôi không nhặt giày lên ngửi nữa và chịu về phòng.
Thì ra ngày nào mẹ cũng đều đợi tôi trở về, để không ảnh hưởng đến tôi và vợ, mẹ luôn dựa vào trên giá giày đã có giày của tôi không để phán đoán việc tôi đã về nhà hay chưa. Ngày nào cũng vậy cứ khi chuông đồng hồ kêu 12 giờ là mẹ lại đến chỗ giá đựng giày để đếm. Nhưng vì hai mắt mẹ bị không còn nhìn thấy gì nên mẹ đã phải dùng mũi để ngửi. Đêm nào cũng vậy, cho đến khi ngửi thấy đôi giày của tôi mẹ mới yên tâm về phòng đi ngủ.
Nước mắt tôi cứ thế trào ra. Tôi đã quen với việc lấy cớ vì công việc bận rộn mà lờ đi sự quan tâm của mẹ dành cho mình, nhưng mẹ vẫn luôn giống với ngày trước luôn lo lắng, thương yêu tôi. Tình thương của mẹ khiến tôi hối hận vì đã trách mẹ lắm chuyện, phiền phức. Sau lần đó tôi đã cố gắng từ chối các cuộc nhậu nhẹt đêm khuya để trở về nhà sớm. vì tôi biết, ở nhà luôn có một người quan tâm đang chờ tôi trở về.
Sau này khi mẹ tôi 63 tuổi thì bà qua đời. Sau khi bà mất, tôi vẫn luôn giữ thói quen về nhà sớm. Vì tôi biết mẹ dù có ở đâu đi chăng nữa, mẹ cũng luôn theo dõi tôi, bên cạnh tôi, và chờ đợi tôi trở về.
Tình yêu của mỗi người mẹ dành cho con cái không phải ai cũng biết, dù là một vạn trái tim của người con cũng không thể nào rộng bằng một trái tim của người mẹ. Vì trái tim của mẹ là một trái tim không đáy, ở đó chất chứa cả biển trời tình thương.
Theo blogtamsu
Bố và con gái Nhà có ba chị em, bố rất thân thiết và quý con thứ và con út nhưng với cô chị cả, bố lại ít nói, dè chừng. Giữa bố và con gái cả dường như có thứ vật cản vô hình. Ảnh minh họa Bố có thể hàn huyên tâm sự bên cạnh con trai thứ, thơm má, chải tóc cho con gái...