Nghẹn ngào hành trình mẹ đi tìm lại khuôn mặt cho con
Mỗi lần gặp bé Dung, các em nhỏ hoảng sợ, khóc thét và xa lánh em. Sợ con tủi thân, chị Linh không dám cho đi học.
Bé Tôn Nữ Hoàng Dung (4 tuổi) quê thành phố Đồng Hới, Quảng Bình sinh ra đã mang dị tật hiếm gặp ở xương sọ. Phần não của em tràn xuống mũi làm mắt bị đẩy xuống và lồi ra ngoài. Em chỉ nhìn được bằng mắt trái. Mắt phải của em bị đục giác mạc.
Chị Hoàng Thị Thuỳ Linh, mẹ bé cho biết, khi mang thai, chị đi khám định kỳ nhưng không phát hiện con bị dị tật. ‘Bác sĩ nói, thai nhi bình thường nên tôi không đi làm siêu âm đa chiều’, người mẹ trẻ nhớ lại.
Vợ chồng chị chỉ biết con bị dị tật khi Hoàng Dung được sinh ra. ‘Mới đầu, các bác sĩ sợ tôi sốc nên nói dối, con đang yếu, phải nằm lồng kính’, chị Linh kể.
Tin lời bác sĩ, chị cũng chỉ nghĩ con yếu, bị nhẹ cân. Đến hai tuần sau sinh, được gặp con, chị sốc. ‘Tôi đứng không vững. Tay bế con mà mắt tôi cứ nhoè đi’, chị nhớ lại.
Chị Linh cho biết, tới đây, khi sức khỏe của Hoàng Dung tốt lên, vợ chồng chị sẽ sinh thêm con nữa để Dung có em chơi cùng. Ảnh: T.A.
Bình tĩnh lại, chị nghĩ, nếu con muốn bỏ bố mẹ thì đã cho biết lúc còn trong bụng mẹ. Con cố tình nằm úp là muốn được bố mẹ yêu thương, bao bọc. Nắm chặt tay chồng, chị thủ thỉ: ‘Tương lai con không yên bình, chúng ta phải yêu con nhiều hơn’.
Sau đó, vợ chồng chị gom tiền tiết kiệm, vay mượn khắp nơi đưa con vào TP.HCM, Hà Nội, Huế tìm nơi chữa trị cho con. Lúc đó, cứ nghe có đoàn bác sĩ nước ngoài có chuyên môn về bệnh của con đến Việt Nam là vợ chồng chị tìm đến, hy vọng con gái sẽ được mở, được ghép lại khuôn mặt.
Người mẹ năm nay 35 tuổi cho biết vợ chồng chị đã phẫu thuật cho con 4 lần ở các bệnh viện trong nước để loại bỏ lượng mỡ tích tụ phía trước đầu với kích thước bằng một quả bưởi. Tuy nhiên, phức tạp hơn là phần mắt, nếu không được can thiệp sớm, Hoàng Dung sẽ mất đi thị giác vĩnh viễn.
Khi nghe người quen giới thiệu, bệnh viện Mount Elizabeth Singapore có bác sĩ Keith Goh chuyên phẫu thuật thần kinh tại bệnh viện, từng chữa cho một vài trường hợp tương tự thành công, vợ chồng chị quyết định cho con đến đây.
Video đang HOT
Ngoài chuẩn bị tài chính, chị còn tự học ngoại ngữ để có thể giao tiếp, nghe bác sĩ nói về bệnh của con, các phương pháp chữa trị cho bé Hoàng Dung. Sau những ngày chờ đợi, Hoàng Dung được đưa vào phòng mổ lần thứ 5 để tái cấu trúc phần xương sọ và tái tạo gương mặt cho em. Ca mổ lần này kéo dài 11 giờ. Bác sĩ Keith Goh kết hợp với các bác sĩ khoa ngoại thần kinh, khoa mắt, thẩm mỹ và bác sĩ gây mê thần kinh thực hiện ca mổ.
Ở ngoài, vợ chồng chị Linh ngồi trước phòng mổ ngóng tin con. ‘Vợ chồng tôi hết cầu nguyện, rồi động viên nhau và mong phép màu sẽ đến với con’, người mẹ quê Quảng Bình nhớ lại.
Giây phút bác sĩ Keith Goh mở cánh cửa phòng mổ bước ra, vợ chồng chị nắm chặt tay nhau lo lắng. ‘Nghe bác sĩ bảo, ca mổ tốt đẹp’, anh Tô Hoàng Dũng ôm vợ khóc vì hạnh phúc.
Bác sĩ Keith Goh vui khi gặp lại Hoàng Dung tại TP.HCM. Ảnh: T.A.
Chị Linh cho biết, hiện nay, sức khỏe của Hoàng Dung đã đỡ hơn. Đôi mắt của con đã có thể nhắm lại một phần. Vẻ ngoài cũng đã cải thiện hơn rất nhiều.
Ngày 27/6, Hoàng Dung cùng mẹ vào TP.HCM tái khám lần nữa. Khi mẹ đang nói chuyện với khách, lâu lâu bé lại chạy đến sà vào lòng mẹ nói: ‘Mẹ ơi’. Nghe mẹ nhắc: ‘Con ra ngoài đó chơi một lúc để mẹ nói chuyện với các cô chú’, cô bé ngoan ngoãn nghe lời mẹ.
Nhìn theo dáng con, người mẹ sinh năm 1984 nói như tự sự: ‘Con bị vậy nhưng nhanh nhẹn và lém lỉnh lắm. 2 tuổi con đã nhận biết được hết các màu sắc. Hiện, con đã thuộc bảng chữ cái, các bài hát thiếu nhi, các chữ số’.
Chị cũng cho biết, Hoàng Dung rất thích đi học, đi đến công viên, những nơi công cộng chơi nhưng chị không dám cho con đến đó. ‘Nhiều bạn nhỏ mới nhìn con cứ hét toáng lên, rồi khóc thét. Con thì nép vào người mẹ sợ hãi, thương lắm’, người mẹ một con giải thích.
Lo con đi học sẽ làm nhiều bạn sợ, bản thân con sẽ mặc cảm tự ti, chị quyết định nghỉ dạy ở trường cấp một, ở nhà chăm và dạy cho con. Kinh tế gia đình phụ thuộc vào công việc làm nhôm kính của anh Dũng.
Kinh tế khó khăn, nhưng nhìn bệnh của con dần cải thiện, nghe con líu lo gọi mẹ, chị Linh cùng chồng lại thấy hạnh phúc. Điều vợ chồng chị mong bây giờ là Hoàng Dung sẽ hoàn thiện được khuôn mặt.
‘Thời gian qua, gia đình tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người, nhất là bác sĩ Keith Goh và bệnh viện. Bác sĩ bây giờ giống như người nhà của vợ chồng tôi, là ba thứ hai của Hoàng Dung. Thời gian ở Singapore, mẹ con tôi đã được bệnh viện tạo chỗ ở, nơi ăn uống, chi phí đi lại và chữa trị cho Hoàng Dung. Tôi muốn nói lời cảm ơn rất nhiều’, người mẹ một con thể hiện lòng biết ơn.
Bác sĩ Keith Goh cho biết, thời gian tới, bé Hoàng Dùng sẽ phải trải qua 2-3 ca phẫu thuật nữa để hoàn thiện 80% khuôn mặt. Còn bây giờ, em cần phải được kiểm tra về thị lực, tình trạng của mắt, sự phát triển của khuôn mặt và sự phát triển của não bộ. Nếu có bất cứ trường hợp nào xảy ra sẽ cần có các cuộc phẫu thuật cần thiết.
Theo Diệu Thuần (Vietnamnet)
Nắng nóng, khô hạn ảnh hưởng đến các địa phương
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, hôm nay (23-6), các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-390C, có nơi hơn 400C; riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 38-400C, có nơi vượt 410C.
Người dân huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) dùng máy bơm dã chiến để cung cấp nước kịp thời cho lúa. Ảnh: HOÀI THU
Nắng nóng ở Bắc Bộ có khả năng kéo dài một đến hai ngày tới; ở Trung Bộ kéo dài nhiều ngày tới. Trên khu vực nam Biển Đông, vùng biển Bình Thuận - Cà Mau, Cà Mau - Kiên Giang và vịnh Thái-lan có mưa rào và dông mạnh, trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
* Ngày 22-6, Tổng cục Thủy lợi cho biết, hai khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ có diện tích bị hạn là khoảng 11.656 ha. Cụ thể, khu vực Bắc Trung Bộ khoảng 9.627 ha, Nam Trung Bộ có khoảng 2.029 ha.
* Hiện nay, toàn tỉnh Nghệ An đã sửa chữa được 107 trong số 625 hồ chứa. Số hồ chứa còn lại hơn 500 hồ là hồ vừa và nhỏ, có nhiều nguy cơ xảy ra sự cố khi mùa mưa bão xảy ra.
* Tỉnh Thanh Hóa đến nay đã gieo cấy được 86 nghìn ha lúa mùa, đạt 70% kế hoạch. Tuy nhiên có gần 400 ha đất canh tác ở huyện Đông Sơn và huyện Tĩnh Gia thiếu nước cục bộ. Theo ngành nông nghiệp thì toàn tỉnh có gần 8.000 ha đất canh tác thiếu nước sản xuất.
* Hiện nay, mực nước ở các hồ chứa tại huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) ở mức thấp, chỉ đạt từ 40 đến 50% dung tích khiến nhiều diện tích lúa thiếu nước tưới. Vụ hè thu năm 2019, huyện gieo trồng 1.183 ha lúa.
* Tỉnh Nghệ An yêu cầu các nhà máy thủy điện phối hợp xả nước chống hạn. Hiện, nhiệt độ tại tỉnh cao phổ biến 37 đến 400C, có nơi hơn 410C; mực nước trên các triền sông suối xuống thấp, mực nước sông Cả tại thượng lưu cổng Nam Đàn thấp nhất xuống mức 0,5 m thiết kế 1,15 m.
* Vụ hè thu 2019, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) gieo cấy khoảng 4.060 ha lúa, 537 ha rau màu và các loại cây trồng khác. Hiện, có khoảng 700 ha lúa và 500 ha rau màu trên địa bàn bị ảnh hưởng nắng hạn, có nguy cơ chết cháy do thiếu nước...
* Tối 21-6, tỉnh Bình Dương có mưa lớn kèm theo gió lốc cực mạnh làm đổ một cột phát sóng lớn, sập hai nhà tại phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát và xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng; nhiều cây xanh bị đổ gãy. Chính quyền địa phương đang cùng người dân khắc phục sự cố.
* Do nắng nóng kéo dài, trong vòng chưa đầy một tháng, tại tỉnh Phú Yên đã xảy ra bốn vụ cháy rừng, thiệt hại hơn 19,7 ha. Ngoài ra, qua ảnh vệ tinh đã phát hiện có hơn 600 điểm cháy do người dân đốt thực bì.
* Bộ Tài chính đã tạm cấp cho tỉnh Hải Dương 280 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương để hỗ trợ tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Tỉnh sử dụng nguồn ngân sách để xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới cũng như khôi phục sản xuất. Lực lượng chức năng thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã cấp gần 400 lít hóa chất tiêu độc khử trùng, phát 400 tờ rơi hướng dẫn phòng DTLCP đến tận hộ chăn nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh đến mức thấp nhất.
Chiều 21-6, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) đã công bố ổ DTLCP đầu tiên tại xã Lộc Ninh. Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã tiến hành tiêu hủy đàn lợn 24 con của một hộ dân.
Nhằm đối phó với DTLCP, tỉnh Bình Định đã xuất kinh phí mua 269 tấn vôi bột hỗ trợ cho các huyện: Hoài Nhơn, Hoài Ân, An Lão, Phù Cát... để các địa phương sát trùng chuồng trại và trên các tuyến đường ra vào vùng dịch.
Tỉnh Gia Lai đang xem xét mức giá hỗ trợ cho người dân có lợn con, lợn thịt các loại bị DTLCP phải tiêu hủy với mức 80% giá thị trường tại thời điểm và tại địa phương có dịch bệnh xảy ra.
PV VÀ CTV
Theo NDĐT
Xe tải tông xe đạp, một học sinh tử vong Vào khoảng 15h30 ngày 11/6, trên tuyến đường liên xã đoạn qua thôn 5, xã Ea Păl, huyện Ea Kar (Đắk Lắk), đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe đạp, khiến một em học sinh lớp 4 tử vong tại chỗ. ảnh minh họa Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, xe tải mang...