Nghẹn lòng giây phút “liệt sĩ trở về” òa khóc trong vòng tay đồng đội
Nhóm phóng viên chúng tôi may mắn ghi lại được giây phút hội ngộ vô cùng xúc động giữa “liệt sĩ” vừa trở về sau 40 năm lưu lạc và những đồng đội từng chiến đấu với ông trên chiến trường xưa. Nước mắt hạnh phúc xen lẫn tủi hờn..
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những vết thương nó để lại đến giờ vẫn còn hiển hiện. Nhiều lớp người anh dũng cầm súng ra chiến trường, có những người đã nằm xuống, có những người đã trở về mang theo bao mảnh đạn, lại có những người như “liệt sĩ” Phan Hữu Được, có giấy báo tử từ cách đây 40 năm, 40 năm ấy các cháu ở nhà làm giỗ cho ông, biết đâu rằng ngần ấy năm ông lang bạt khắp nơi, lưu lạc trong vô thức, đói rách cùng cực.
Sau 40 năm, người liệt sĩ trở về bằng xương bằng thịt, sự thật kỳ diệu đó lại chất chứa quá nhiều buồn đau: Có lẽ, chỉ có chiến tranh mới gây nên những sinh ly tử biệt như thế.
Nhóm phóng viên chúng tôi may mắn ghi lại được giây phút hội ngộ vô cùng xúc động của những đồng đội cũ với ông Phan Hữu Được khi biết tin ông trở về…
Video đang HOT
Theo Dantri
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Tiếp tục chiến đấu ở thế trận mới
Ngày 11/3, tại Hà Nội, hơn 1.000 chiến sĩ cách mạng tham gia kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam bị địch bắt tù đày, tham dự gặp mặt kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng trở về (3/1973- 3/2013). Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự và phát biểu tại cuộc hội ngộ.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại cuộc gặp mặt.
Đây là dịp các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày thời chống Mỹ ôn lại kỷ niệm xưa. Bị tù đày, các chiến sỹ cách mạng thành một khối đoàn kết, bền gan đấu tranh đến ngày thắng lợi.
Các chiến sỹ đã biến nhà tù thành trường học, tổ chức các hoạt động văn nghệ, giáo dục đạo đức cách mạng... Có những cuộc vượt ngục không thành, nhiều người bị bắt trở lại, bị tra tấn dã man.
Như chiến sĩ đặc công Đặng Hồng Sơn, nhiều lần đào hầm, bị địch phát hiện, bị đánh đập tra khảo nhưng không khai nửa lời. Ông đã anh dũng hy sinh. Chiến sĩ Nguyễn Văn Hải bị địch liệt vào hàng "đầu sỏ", ba lần đánh hầm vượt ngục, 13 lần bị tra tấn...
Hiệp định Paris được ký kết, những người tù yêu nước trở về trong tư thế chiến thắng. "Vẫn bộ quần áo nâu bạc phếch, có hai chữ TB (tù binh) sau lưng, nhưng chúng tôi ung dung bước lên xe, không bị còng tay, bịt mắt..." - ông Nguyễn Văn Chiển, Trưởng Ban liên lạc Trại giam tù binh Phú Quốc tại Hà Nội hồi tưởng.
Niềm vui hội ngộ của những cựu binh sau 40 năm.
Trong số hơn 1.000 chiến sĩ cách mạng bị tù đày thời chống Mỹ ở Hà Nội, có gần 600 thương, bệnh binh; 120 người nhiễm chất độc da cam, nhiều người sức khỏe sa sút. Tuy mỗi người một hoàn cảnh nhưng họ luôn giữ phẩm chất cách mạng đã được tôi luyện trong cuộc đấu tranh ở lao tù, tiếp tục sống có ích cho xã hội.
Tới dự cuộc gặp mặt, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ sự xúc động cùng niềm tự hào về các chiến sĩ bị địch bắt tù đày, dù tuổi cao sức yếu nhưng luôn mang trong mình khí tiết kiên trung của người chiến sỹ cách mạng.
"Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nhiều đồng chí đã anh dũng hy sinh, nhiều đồng chí dù bị địch bắt, bị tra tấn nhiều lần nhưng kiên quyết trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, để kết quả cuối cùng là đất nước được độc lập. Bây giờ, không có lý do gì mà chúng ta không tiếp tục chiến đấu ở một thế trận mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiếp nối khí phách của người lính trên chiến trường" - Chủ tịch nước nói.
Theo Dantri
"Việt Nam-Hàn Quốc, vòng tay tình bạn" Cuộc hội ngộ thú vị giữa 34 họa sỹ Việt Nam-Hàn Quốc sẽ diễn ra vào ngày 21-2 tại Trung tâm Nghệ thuật Việt Art, số 42 Yết Kiêu, Hà Nội. Tại đây, các họa sỹ sẽ có dịp "khoe" những tác phẩm mới nhất và là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc. Vì thế, công chúng sẽ...