Nghẹn lòng cuộc sống cháu bé bị bố đốt 3 năm trước
Do vết thương quá nặng, dù đã được chữa trị nhưng đã khiến cháu L không còn hình hài như trước kia nữa. Khuôn mặt bị biến dạng, những vết thương nham nhở khắp mình, những ngón tay bị cháy gần hết…
Từ một đứa trẻ kháu khỉnh, khỏe mạnh, cháu V.Q.L (SN 2008, trú tại huyện Nông Cống, Thanh Hóa) bỗng chốc trở thành tàn tật bởi người cha mình. Theo đó, ngày 27/4/2011, Vũ Văn Quang (bố L) trong lúc tức giận vợ đã mua xăng tẩm vào người đứa con ruột mới hơn 3 năm tuổi, rồi châm lửa đốt.
Vũ Văn Quang (SN 1980) học hết lớp 9 rồi bỏ học ở nhà và quen biết với chị L.T.H (SN 1984, ở xã Tế Tân). Đến tháng 3/2007, cả hai sinh được cháu L.
Do bản tính ham chơi cờ bạc, lô đề rồi về nhà hay đánh đập vợ con nên gia đình phát sinh mâu thuẫn, chị H bỏ về nhà mẹ đẻ sống. Quang nhiều lần đến nhà ngoại đe dọa, dằn mặt gia đình vợ.
Sáng ngày 27/4, Quang mượn xe máy em trai chở cháu L xuống nhà ngoại. Trên đường đi, Quang vào cây xăng mua một can nhựa màu vàng loại 2 lít xăng mang theo. Khi đến nhà mẹ vợ, không thấy H ở nhà nên lớn tiếng đe dọa: “Hôm nay H không về thì bố con tôi chết tại đây”. Sau lời nói ấy, Quang cầm can xăng tưới lên người cháu L và bật lửa đốt. Theo kết quả giám định, cháu L bị thương tật 86,16%.
Ngày 16/11/2011, TAND tỉnh Thanh Hóa đã mở phiên sơ thẩm và tuyên phạt Vũ Văn Quang 20 năm tù giam.
Do vết thương quá nặng, dù đã được chữa trị nhưng đã khiến L không còn hình hài như trước kia nữa. Khuôn mặt bị biến dạng, những vết thương nham nhở khắp mình, những ngón tay bị cháy gần hết.
Hiện tại, cháu L cũng được mẹ đưa đến trường để đi học, về nhà cậu bé cũng chơi đùa cùng với đám bạn bè trong xóm. Thời gian đã phần nào xóa mờ đi những ký ức đau đớn nơi đứa trẻ này.
Dưới đây là những hình ảnh cuộc sống thường ngày của cháu L:
Từ một bé trai kháu khỉnh, khỏe mạnh….
Video đang HOT
…cháu đã bị người cha đốt biến dạng hoàn toàn
Cháu L bên người cha tại phiên tòa
Sau nhiều đợt chữa trị, những vết sẹo cơ bản đã lành lạnh
Cháu đã có thể giúp đỡ mẹ các công việc lặt vặt
Đặc biệt, dù mười đầu ngón tay cơ bản đã bị mất nhưng cháu viết rất đẹp
Cháu L tỏ ra rất tinh nghịch…
Và thích làm dáng mỗi khi được chụp ảnh
Chơi đùa với các bạn
Vui vẻ và tinh nghịch
Các anh, chị hàng xóm luôn sẵn lòng giúp đỡ cháu
Cháu L và mẹ
Theo Bình Minh- Hiệp Mai (giadinh.net.vn)
Quy trình xác định danh tính liệt sĩ như thế nào?
Ngày 14/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 150 Phê duyệt Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
Ngay sau đó, các đơn vị hữu trách đã triển khai các công việc liên quan tới đề án này...
Cụ thể, về chỉ đạo công tác giám định ADN, ngày 4/4/2013, Bộ LĐTBXH có công văn số 330/NCC-LTHS giao cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ (HTGĐLS) Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng và các địa phương tổ chức lấy mẫu sinh phẩm (MSP) thân nhân liệt sĩ Mặt trận 31 (MT31) để phục vụ cho việc giám định ADN, nhằm xác định danh tính liệt sĩ; ngày 21/5/2013, Ban Chỉ đạo thực hiện xác định danh tính hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang Việt - Lào đã xây dựng Kế hoạch số 1716/KH-BCĐXĐHCLS về việc lấy MSP của thân nhân liệt sĩ MT31 có mộ an táng tại lô A5, A6, A7 thuộc Nghĩa trang liệt sĩ Việt - Lào (huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An).
Theo đó, Hội HTGĐLS Việt Nam đã phối hợp với Viện Pháp y Quân đội; Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Kỹ thuật Hóa sinh, Bộ Công An và Ban liên lạc thân nhân liệt sĩ MT31 tổ chức lấy MSP thân nhân liệt sĩ MT31 ở 36 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước.
Làm lễ quy tập hài cốt các liệt sĩ.
Ngoài ra, Cục Người có công (Bộ LĐTBXH); Viện Công nghệ sinh học, Viện Pháp y quân đội, Hội HTGĐLS Việt Nam đã tổng hợp danh sách, hướng dẫn thủ tục và cách lấy mẫu giám định ADN cho liệt sĩ.
Hướng dẫn của hội ghi rõ: Hội chỉ tiếp nhận các trường hợp giám định hài cốt liệt sỹ (HCLS) nếu có đủ các điều kiện: Có đơn đề nghị của thân nhân liệt sĩ (thân nhân có chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân phù hợp), được UBND xã (phường) xác nhận; có giấy báo tử liệt sĩ (bản sao có chứng thực của xã, phường) hoặc trích lục thông tin về liệt sĩ do đơn vị hoặc Bộ CHQS tỉnh, thành phố cấp.
Trường hợp mất giấy báo tử, thân nhân liệt sĩ có thể đến Sở LĐ-TB&XH tỉnh, thành phố xin sao lục lại; có vị trí ngôi mộ nghi ngờ là của liệt sĩ (ví dụ: số mộ 1, hàng 2, lô 3, Nghĩa trang liệt sĩ A... hoặc ở đồi M, thôn H, xã K, huyện X... , gia đình đã liên hệ, được ban quản lý nghĩa trang hoặc chính quyền địa phương đồng ý cho mượn mẫu phẩm về giám định, thể hiện bằng biên bản bàn giao cho mượn xương cốt liệt sĩ).
Nếu thông tin được xác định do đồng đội cũ thì phải xác định rõ họ tên, địa chỉ của người cung cấp thông tin (có xác nhận của chính quyền xã, phường nơi người cung cấp thông tin cư trú).
Cách lấy mẫu HCLS sĩ là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình giám định, vì vậy thân nhân liệt sĩ cần chú ý các yêu cầu sau: Đối với hài cốt còn nguyên vẹn thì lấy từ 1 đến 2 chiếc răng (ưu tiên các răng còn được cố định trong xương hàm); đối với hài cốt không nguyên vẹn thì lấy khoảng 2x2cm xương ống hoặc 2x2cm xương còn cứng (các xương xốp như xương sọ, xương sườn, xương bàn tay, bàn chân... rất khó làm giám định, tỷ lệ thành công không cao); mẫu HCLS phải được bảo quản trong túi nilon có niêm phong và xác nhận của Sở LĐTBXH, ngoài phong bì ghi rõ: Đề nghị xác định danh tính đối với liệt sĩ (họ và tên, nguyên quán, ngày, tháng, năm sinh).
Sau khi tiến hành lấy mẫu HCLS, phải lấy mẫu sinh phẩm của thân nhân liệt sĩ làm đối chứng. Mẫu sinh phẩm phải lấy ít nhất của 2 trong số những người thân có mối quan hệ huyết thống theo dòng mẹ hoặc theo dòng cha của liệt sĩ, cụ thể: Theo dòng mẹ của liệt sĩ, có thể lấy mẫu của hai trong số những người là mẹ liệt sĩ, bà ngoại của liệt sĩ; cậu, dì của liệt sĩ; anh chị em cùng mẹ với liệt sĩ; anh em con dì, con già với liệt sĩ; con của chị gái, em gái của liệt sĩ; con của chị gái, em gái của con dì, con già với liệt sĩ. Nếu không còn các đối tượng nói trên theo dòng mẹ thì lấy mẫu của ông nội liệt sĩ; bố đẻ của liệt sĩ.
Mẫu sinh phẩm của thân nhân liệt sĩ có thể là móng tay hoặc móng chân; tóc (phải lấy cả chân tóc). Mẫu phải bảo quản trong túi nilon đặt trong bì thư, ngoài ghi rõ họ tên người được lấy mẫu, tuổi, nguyên quán, trú quán và quan hệ với liệt sĩ, điện thoại liên hệ.
Sau khi có đủ các điều kiện trên, thân nhân liệt sĩ sẽ được Hội HTGĐLS Việt Nam cấp giấy giới thiệu để gia đình đưa mẫu phẩm đến Viện Công nghệ sinh học hoặc Viện Pháp y quân đội tiến hành giám định.
Thời gian hoàn thành việc giám định ADN từ 30 đến 90 ngày. Gia đình được hỗ trợ 100% kinh phí một lần giám định ADN đối với mỗi liệt sĩ cần xác định danh tính.
Theo H.P
HN: Nam sinh cấp 3 giết người tại quán Internet Do mâu thuẫn trong thời gian dài, nam sinh cấp 3 xách dao đến quán Internet đâm chết người. Nguyễn Chí Thanh bị bắt vì hành vi giết người. Công an thị xã Sơn Tây, Hà Nội vừa làm rõ vụ học sinh xách dao xử nhau tại phường Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây. Theo đó, Cảnh sát đã bắt Nguyễn...