Nghẹn lòng chia sẻ của chàng trai sắp mất mẹ: ‘Hy vọng phép màu đến để con có cơ hội làm tròn chữ hiếu’
‘Nhiều lúc chỉ ước có ông tiên hay tấm khăn thời gian của Doremon có thể giúp mẹ bình phục. Nhưng quay về thực tại thì… cảm giác bất lực khi biết mẹ mình chắc chắn không thể tỉnh lại’.
Có lẽ cuộc đời này không có tình cảm nào lớn lao, thiêng liêng bằng tình mẹ. Mẹ là người sinh ra, bảo vệ, che chở, hy sinh cả cuộc đời cho con. Chính bởi vậy, chắc chắn không nỗi đau nào có thể so sánh với nỗi đau mất mẹ. Biết mẹ sẽ ra đi nhưng chẳng thể làm được gì là một cảm giác rất bất lực, đau đớn.
Mới đây, chàng trai Đinh Đức Lợi (23 tuổi, thợ chụp ảnh), đã viết những dòng tâm sự khi biết mình sắp mất mẹ lên một nhóm Facebook khiến nhiều người xúc động:
‘Mình sắp mất mẹ rồi…
Bà bị cao huyết áp dẫn đến vỡ mạch máu và xuất huyết não, hiện tại vẫn đang hôn mê chỉ thở được bằng máy. Dù không muốn nhưng cũng phải chấp nhận một điều là nằm chờ… đi, vì tình trạng quá nặng không thể làm gì được.
Nhiều lúc chỉ ước có ông tiên hay tấm khăn thời gian của Doremon có thể giúp mẹ bình phục. Nhưng quay về thực tại thì… cảm giác bất lực khi biết mẹ mình chắc chắn không thể tỉnh lại’.
Đức Lợi chỉ biết hy vọng phép màu đến với mẹ
Theo đó, ngày 14/1, khi đang đi làm ở Đắk Nông, Đức Lợi nghe anh trai gọi điện báo mẹ nhập viện.
‘Lúc mới nghe tin thì mình chỉ bàng hoàng lo lắng vì chưa biết chính xác mẹ bị gì. Nhưng khi bác sĩ báo tình hình mẹ bị xuất huyết não trong rất nguy hiểm và khả năng chữa trị cực kỳ thấp thì mình suy sụp.
Nhưng mình cũng cố gắng bình tĩnh, bàn bạc với anh trai là còn nước còn tát, ráng chuyển mẹ lên tuyến trên xem có hướng điều trị tích cực hơn không. Vậy là trong đêm đó mẹ mình được chuyển từ Bệnh viện thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) xuống Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM).
Lúc nghe điện thoại, mình ở cách nhà hơn 100km nên mượn xe máy chạy về. Đi được khoảng 1/3 đoạn đường thì quyết định mẹ chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy. Lúc đó mình quay về chỗ ban đầu trả xe rồi đón xe khách đi xuống TP. HCM.
5h30 sáng hôm sau mình tới Bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên, do hiện tại tình hình dịch Covid-19 vẫn chưa hết nên vào bệnh viện hơi khó. Khoảng 15 phút sau, anh trai ra đưa thẻ và áo người thăm nuôi thì mình mới được lên gặp mẹ và thay anh bóp bóng trợ thở cho mẹ’.
Video đang HOT
Đức Lợi nói anh hối hận khi suốt 23 năm không chụp hình chung với mẹ
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ thông báo tình trạng của cô Trần Thị Nhung (sinh năm 1961, mẹ của Đức Lợi) không khả quan.
‘Hiện tại, bác sĩ bảo chỉ có thể để mẹ mình nằm thở máy và tiếp tục theo dõi, không còn hướng nào khác vì não tổn thương nặng không thể đụng chạm dao kéo’.
Để tiện chăm sóc và giảm bớt chi phí điều trị, Đức Lợi và anh trai đã chuyển cô Nhung về lại Bệnh viện Bảo Lộc vào 3h chiều 16/1. Mỗi ngày, 3 anh em trai thay nhau vào viện chăm sóc mẹ. Cô Nhung hiện chỉ có thể bơm sữa và cháo xay.
‘Hy vọng mẹ có thể sớm về nhà cùng con cháu..’.
‘Bây giờ, mình chỉ biết cố gắng lo cho mẹ hết sức có thể và hy vọng là có phép màu đến để mẹ khỏe lại, trở về nhà, sống lâu hơn để mình có thể làm tròn chữ hiếu với mẹ.
Mình mong mọi người ai còn đầy đủ người thân bên cạnh hãy cố gắng quan tâm, hỏi han, dành thời gian cho họ nếu có thể, để sau này không phải hối hận vì bất cứ điều gì’ – chàng trai ngậm ngùi.
Tâm sự của cô gái sắp mất mẹ vì ung thư: 'Mình không thể nhìn thẳng vào mắt mẹ vì sợ không kìm được'
Có lẽ, trên cuộc đời này không có tình cảm nào lớn và thiêng liêng bằng tình mẹ. Thứ khiến ta hạnh phúc nhất là mỗi ngày đều có thể gọi 'mẹ ơi', đều có thể tìm đến mẹ để được ủi an, vỗ về.
Còn thứ đau khổ nhất chắc chắn là nỗi đau mất mẹ - nỗi đau không thể đo đếm được bằng nước mắt.
Những dòng tâm sự của cô gái Phạm Thị Sen (18 tuổi, ở xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) về việc cô sắp mất đi mẹ khiến nhiều người rơi nước mắt.
Bài đăng của Sen trên mạng xã hội
Suy sụp nghe tin mẹ bị bệnh
Thấy cơ thể có dấu hiệu ho, khó thở, mệt mỏi, sụt 10kg, cô Nguyễn Thị Phượng (58 tuổi) - mẹ của Sen tới bệnh viện huyện Lâm Thao khám bệnh. Tại đây, bác sĩ báo cô bị trào ngược dạ dày. Sau một thời gian uống thuốc nhưng không đỡ, cô Phượng gọi Sen từ Vĩnh Phúc về đưa mình đi khám lại.
Ngày 31/10, Sen về đưa mẹ đi khám ở bệnh viện tỉnh Phú Thọ. Bác sĩ nói với Sen mẹ cô bị viêm phổi nặng.
Ngày 4/11, bác của Sen đưa cô Phượng đến bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) kiểm tra. Bác sĩ kết luận mẹ cô bị viêm phổi nặng, chỉ có 10% cơ hội sống sót, cần nhập viện điều trị gấp.
Tuy nhiên, vì điều kiện kinh tế không cho phép nên cô Phượng được gia đình đưa về bệnh viện tỉnh Phú Thọ để điều trị.
Ngày 5/11, cô Phượng nhập viện tỉnh Phú Thọ (khoa Hô hấp) để kiểm tra. Kết quả ban đầu cho thấy, 2 lá phổi của cô Phượng bị hỏng hết, có nhiều hạch và di căn, phổi bên phải có một khối u lớn. Ngay sau đó, các bác sĩ tiến hành lấy sinh thiết khối u ở phổi để xét nghiệm.
Ngày 10/11, bác sĩ chính thức kết luận cô Phượng bị ung thư phổi giai đoạn 4, thời gian sống chỉ còn khoảng 1 - 2 tháng.
'Nghe kết luận từ bác sĩ, mình không thể nào tin được. Mình thực sự suy sụp, chỉ biết trốn vào một góc trong bệnh viện mà khóc'. - Sen nghẹn ngào.
Cô Phượng hiện nằm điều trị tại khoa Ung bướu, tầng 7, bệnh viện tỉnh Phú Thọ.
Sen chỉ ước thời gian bên mẹ được dài thêm. Ảnh minh họa
Không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ...
Biết tình hình bệnh của mẹ đã quá nặng, không thể cứu chữa, Sen chọn giấu mẹ để mẹ yên tâm sống những ngày cuối đời.
'Mỗi lần bác sĩ gọi mình ra ngoài nói chuyện, lúc nào trở về mẹ cũng gặng hỏi. Nhưng mình luôn trả lời với mẹ rằng mẹ chỉ bị viêm phổi cần phải điều trị' - Sen chia sẻ.
Bố Sen bị tật từ nhỏ (teo nửa người bên phải) nên đi lại và làm việc khó khăn. Tuy nhiên, bố mẹ Sen vẫn luôn cố gắng chăm chỉ làm nông để lo cho chị em cô được đầy đủ, bằng bạn bằng bè. Chị gái Sen đã lấy chồng ở Nghệ An, cách nhà 400 km. Em gái Sen năm nay mới lên lớp 10.
Sen là con thứ 2 trong nhà. Từ ngày mẹ bệnh, Sen bỏ hết mọi việc để ở bên cạnh, chăm sóc mẹ 24/24h. Hai mẹ con cũng không tâm sự được nhiều vì Sen sợ khi nói chuyện mẹ sẽ phát hiện ra cô đang giấu bệnh tình của mẹ.
'Không biết mẹ sống được bao lâu nữa, sao thấy cơ thể không chịu được nữa rồi'.
'Mẹ còn sống lâu, chết sao được mà chết. Mẹ bị viêm phổi nên phải chịu khó ăn với uống thuốc mới nhanh khỏi'.
Đó là những câu Sen và mẹ thường nói với nhau mỗi lần cô Phượng thấy mệt.
'Mỗi lần như vậy, mình không dám nhìn vào mắt mẹ vì sợ không kìm được mà bật khóc. Mình chỉ lén quay đi hay ra ngoài để lấy lại bình tĩnh mới có thể vào tiếp tục chăm sóc mẹ' -Sen tâm sự.
Được bên cạnh mẹ là điều hạnh phúc nhất của mỗi người. Ảnh minh họa.
Hiện tại, cô Phượng phải thở bình oxy liên tục, mỗi ngày chỉ ăn được một ít cháo và sữa.
'Thời gian bên mẹ không còn nhiều trong khi mình chưa kịp làm gì để báo hiếu cho mẹ. Mình hối hận vì đã không dành thời gian bên mẹ nhiều hơn' - Sen nghẹn ngào.
Thầy chủ nhiệm là người sinh ra tôi một lần nữa Tháng 11 chảy trôi qua những ngày se lạnh đầu đông bên cạnh guồng quay lo toan của cuộc sống đời thường. Ngày 20/11 sắp đến, tôi lại nhớ người thầy của tôi, người đã tạo động lực giúp tôi bước tiếp và có được cuộc sống như ngày hôm nay. Ai đó đã từng nói rằng, thời đi học là quãng thời...