Nghẹn lòng cảnh vợ chồng trẻ chăm con bị TNGT, cuộc sống tính bằng ngày!
Sau một buổi chiều định mệnh vào tháng 2/2019, Tình đã vĩnh viễn không thể đến trường cùng chúng bạn, để thực hiện ước mơ của cuộc đời.
Hiện tại, gia đình anh Giang chỉ biết chăm sóc con thật tốt, được ngày nào hay ngày đó
Bi kịch trong buổi chiều đá bóng định mệnh
Một chiều cuối tháng 2, PV Báo Giao thông tìm đến nhà anh Nguyễn Văn Giang (SN 1973, ngụ tại thôn Ngọc Tân, xã Ngọc Sơn, Hiệp Hòa, Bắc Giang). Một năm trước, con trai thứ hai của anh Giang là cháu Nguyễn Văn Tình (SN 2001) bị tai nạn giao thông và kể từ đó, Tình nằm liệt giường và mất hoàn toàn ý thức.
Tất tả từ ngoài vườn về sau khi cho đàn gà ăn, anh Giang tâm sự từ khi con trai phải nằm liệt giường, vợ chồng anh không thể an tâm đi làm ăn nên cả gia đình chỉ trông chờ thu nhập ở đàn gà này. Thế nhưng, dịch cúm A/H5N6 cũng đang khiến gia đình đứng trước khó khăn vì nguy cơ lỗ vốn.
Dù đã 1 năm trôi qua nhưng nhắc lại buổi chiều định mệnh xảy ra với con trai mình, vợ chồng anh Giang vẫn không khỏi nghẹn ngào. Anh kể lại đó là một ngày chiều tháng 2/2019, anh đang cho gà ăn thì Tình xin đi đá bóng cùng các bạn ở thị trấn Thắng. Trước khi đi, Tình còn hứa khoảng 5h chiều sẽ về nhà nấu cơm. Gần 5h, anh nhận được cuộc gọi từ một số lạ thông báo con anh bị tai nạn và đã được đưa vào Bệnh viện đa khoa Sơn Uyên. Anh Giang tức tốc cùng vợ là chị Nguyễn Thị Thương (SN 1975) chạy xe đến thì thấy con trai đã nằm hôn mê bất động, chân tay trầy xước và đầu bị một vết bầm.
Theo thông tin anh Giang nhận được, Tình bị ngã xe và bị bắn sang làn đường ngược chiều, đập đầu vào một chiếc xe máy vừa đi đến.
“Tình bị ngất và khi kiểm tra tại bệnh viện, bác sĩ nghi bị xuất huyết não nên giục gia đình đưa lên tuyến tỉnh. Gia đình đã đưa Tình lên Bệnh viện đa khoa Bắc Giang nhưng ngay trong tối hôm đó, tôi thấy cháu có dấu hiệu khác thường nên đã đề nghị chuyển lên Bệnh viện Việt Đức. Bác sĩ chẩn đoán con tôi bị chấn thương sọ não, xuất huyết não và phải mổ gấp”, anh Giang nhớ lại.
Tình đã phải trải qua 3 ca phẫu thuật với hy vọng có thể phục hồi, nhưng các ca phẫu thuật đã không thành công. Mảnh xương sọ bị dập không thể ghép lại được. “Bác sĩ nói, đã hoàn toàn mất hy vọng”, giọng anh Giang chùng xuống.
Video đang HOT
Trước hoàn cảnh của gia đình anh Giang, Báo Giao thông đã trao cho gia đình 10 triệu đồng từ Quỹ Chung tay vì ATGT để hỗ trợ gia đình vượt qua hoàn cảnh khó khăn
Chăm con được ngày nào hay ngày đấy
8 tháng Tình nằm viện là những tháng ngày lo toan, vất vả của gia đình. Vợ chồng anh Giang chủ yếu làm nông, chăn nuôi nên không mấy khá giả. Để trang trải chi phí chữa trị và nằm viện cho con, anh chị đã phải vay mượn từ người thân, bạn bè và số tiền chi tiêu trong 8 tháng lên tới 860 triệu đồng. Vì Tình có bảo hiểm y tế nên tiền viện phí của gia đình cũng được đỡ đần một phần.
Nhận thấy tình trạng của Tình đã không còn khả năng cứu chữa, các bác sĩ đã khuyên anh Giang nên đưa con về nhà, một phần để Tình cách ly với các vi khuẩn ở bệnh viện, phần khác để gia đình đỡ tốn kém.
Nghe những lời trò chuyện của chồng, chị Thương chỉ im lặng. Chị buồn bã nhớ lại khoảnh khắc trông con ở bệnh viện: “Cả đêm cháu nằm ở phòng Hồi sức cấp cứu, gan ruột tôi như lửa đốt. sáng hôm sau gia đình mới đưa được con lên tuyến trên và đã muộn”. Mắt hoe đỏ, chị nghẹn ngào: “Giờ chỉ có thể chăm sóc cho con đến đâu hay đến đó, chăm cho con đến nơi đến chốn chứ không thể làm gì hơn”.
Cách đây 2 tháng, gia đình đã đưa Tình về nhà để chăm sóc và từ khi ấy, vợ chồng anh Giang chưa khi nào dám rời con 2 tiếng. Hiện tại, Tình chỉ có thể mở mắt nhưng đã hoàn toàn mất ý thức, sức khỏe cũng không ổn định nên hay bị sốt, ho và thi thoảng lên cơn co giật. Anh cũng không dám nhờ những người khác trong gia đình chăm sóc con vì sợ họ không quen, không xử lý được những tình huống mà Tình gặp phải.
Mỗi tháng, gia đình tốn 10 triệu đồng tiền thuốc và điều trị cho Tình. Gia đình vẫn gặp nhiều khó khăn vì hai vợ chồng chỉ làm ruộng và chăn nuôi. Ngoài khoản thu nhập từ làm nông, con trai lớn của vợ chồng anh Giang là Nguyễn Minh Hiếu (SN 1998) cũng đã đi làm công nhân ở một công ty điện tử để hỗ trợ gia đình.
Theo atgt.vn
Thanh Hóa: 51.000 gia cầm tiêu hủy vì cúm A/H5N6, vì sao đa số là vịt?
Ngày 20/2, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa về tình tình phòng chống dịch cúm A/H5N6. Trong buổi làm việc có đại diện Chi cục Thú y vùng III, lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa.
Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, dịch cúm A/H5N6 xuất hiện tại xã Tân Khang (Nông Cống) từ ngày 3/2. Đến ngày 19/2 đã có trên 5.000 con gia cầm mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy gần 51.000 con gia cầm của 36 hộ chăn nuôi, ở 13 thôn, 9 xã và 5 huyện.
Riêng huyện Nông Cống có 30 hộ chăn nuôi thuộc 8 thôn, 4 xã có gia cầm nhiễm bệnh, làm trên 2.100 con gia cầm mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy trên 41.000 con gia cầm.
Cũng theo nhận định của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, các ổ dịch phát sinh do hộ chăn nuôi mua giống gia câm trôi nổi, không tiêm phòng vaccine cúm gia cầm. Các đàn gia cầm đã tiêm phòng đầy đủ vaccine cúm gia cầm thì khỏe mạnh, mẫu giám sát các đàn này âm tính với bệnh cúm gia cầm. Điều đáng nói, dịch cúm A/H5N6 chủ yếu xảy ra trên đàn thủy cầm (vịt, ngan) còn trên đàn gà rất ít.
Thanh Hóa tiêu hủy 51.000 con gia cầm để ngăn cúm A/H5N6.
Theo thống kê, đến nay, tại các ổ dịch, Thanh hóa đã tiêm phòng bao vây được 529.000 liều vaccine cúm gia cầm; các đơn vị ngoài vùng dịch tiêm được trên 4,5 triệu liều; công ty CP, Jafa, Phú Gia... tiêm 1,8 triệu liều. Nếu tính cả 2 triệu liều Bộ NNPTNT hỗ trợ trước Tết Nguyên đán Canh Tý thì toàn tỉnh đã tiêm phòng được trên 6,8 triệu liều.
Thanh Hóa cũng đã cấp cho các huyện 9.500 lít hóa chất sát trùng, 14 tấn vôi, 350.000 bộ quần áo để thực hiện bao vây dập dịch. Ngoài ra, các địa phương cũng trích kinh phí mua vôi rải ở các tuyến đường chính. Các địa phương đều lập chốt kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Sở NN&PTNT Thanh Hóa phân công cán bộ chuyên môn bám sát địa bàn để hỗ trợ, hướng dẫn, đôn đốc công tác bao vây ổ dịch tại các ổ dịch.
Thanh Hóa cũng đã cấp cho các huyện 9.500 lít hóa chất sát trùng, 14 tấn vôi, 350.000 bộ quần áo để thực hiện bao vây dập dịch.
Tại buổi làm việc, ông Dương Tất Thắng - Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng III cho biết, với thói quen chăn nuôi nhỏ lẻ của người dân như hiện nay thì nguy cơ dịch bệnh là rất lớn. Ông Thắng đề nghị, Bộ NNPTNT cần có phương án để cung ứng vaccine cho người chăn nuôi và quản lý chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển con giống; quản lý chặt các loại vaccine trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
Phát biểu chỉ đạo công tác chống dịch cúm gia cầm tại Thanh Hóa, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, nguồn cung vaccine không thiếu. Điều quan trọng là phải làm sao để người dân tiếp cận thuận lợi và tự giác tiêm phòng các loại vaccine cúm gia cầm. Thứ trưởng đề nghị Thanh Hóa cần triển khai nhanh hơn nữa việc cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh cho các đại lý để họ cung ứng vaccine, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người chăn nuôi.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết thêm, sau khi dịch tả lợn châu Phi lắng xuống, giá lợn đang lên rất cao. Chính phủ cho phép nhập khẩu, triển khai các giải pháp bình ổn giá thịt lợn. Tuy nhiên, cùng với đó, dịch cúm gia cầm xuất hiện sẽ khiến ngành nông nghiệp đứng trước rất nhiều khó khăn. Thanh Hóa được coi là "yết hầu" trên tuyến vận chuyển động vật Bắc - Nam, tổng đàn lớn nên công tác chống dịch, tái đàn có vai trò hết sức quan trọng. Tuy vậy, việc tái đàn lợn phải cẩn trọng, không được tái đàn ồ ạt.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, nguồn cung vaccine không thiếu.
Tại buổi làm việc, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đề nghị Bộ NNPTNT tiếp tục hỗ trợ 20.000 lít hóa chất sát trùng, 2.000.000 liều vaccine phòng cúm gia cầm A/H5N6 để tiêm phòng cho các vùng nguy cơ cao, đặc biệt là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Tỉnh Thanh Hóa cũng kiến nghị Bô NNPTNT chỉ đạo các đơn vị sản xuất vaccine đẩy mạnh sản xuất đảm bảo đủ nguồn cung vaccine phục vụ tiêm phòng, đặc biệt là các loại vaccine cúm gia cầm bảo hộ được chủng cúm gia cầm A/H5N6.
Về dịch tả lợn châu Phi, Thanh Hóa phải tiêu hủy trên 214.000 con lợn với trọng lượng gần 14.400 tấn. Đến nay, tình hình dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản lắng xuống, đã có 22/27 huyện, thành phố, thị xã công bố hết dịch và không tái dịch. Từ cuối tháng 10/2019 đến nay, các doanh nghiệp chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tái đàn được 89.500 con lợn. Ngoài ra các cơ sở chăn nuôi, trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tích cực thực hiện tái đàn.
Theo Danviet
Giá gia cầm hôm nay 20/2: Giá vịt thịt 2 miền vênh nhau 7.000 đ/kg Ghi nhận của PV Dân Việt, giá gia cầm hôm nay 20/2 tại nhiều vùng không có nhiều biến động, tuy nhiên giá vịt thương phẩm giữa các vùng trong cả nước lại có sự chênh lệch, khác biệt rõ rệt. Theo đó, giá vịt thịt tại thị trường miền Trung và miền Nam đang cao hơn miền Bắc khoảng 7.000 đồng/kg. Đơn...