Nghẹn đắng 3 mảnh đời mồ côi mất cả cha lẫn mẹ trong vòng 43 ngày
Tai họa nghiệt ngã, bất ngờ giáng xuống gia đình anh Hòa, chị Thủy, thôn Phú Quang, xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia.
Mấy bà cháu Tuấn, Nam
Cả bố lẫn mẹ lần lượt ra đi trong vòng hơn 1 tháng trời, bỏ lại 3 con thơ dại cùng người bà già ốm yếu. Những kiếp mồ côi sống lay lắt trong căn nhà “tồi tàn” đang gắng gượng chống trọi với số phận hẩm hiu. Những tiếng khóc xé lòng cứ hằng đêm vang vọng khiến những ai nghe thấy đều không khỏi xót xa!
Mồ côi tội lắm ai ơi…!
PV tìm về gia đình anh Nguyễn Văn Hòa và chị Trần Thị Thủy một chiều mưa tầm tã. Trên bàn thờ lạnh lẽo, di ảnh của 2 vợ chồng trẻ như xoáy vào tâm can, những đôi mắt biết nói như nhắn nhủ với những người ở lại “hãy cưu mang, đùm bọc những đứa con bé bỏng” của họ. Cảnh 2 bà cháu ngồi ôm nhau, đôi mắt vô hồn hướng về phía xa xôi, nơi đó chắc anh Hòa, chị Thủy cũng đang hướng về họ, khiến chúng tôi không khỏi bùi ngùi. Chiều mưa cùng không gian yên ắng, hoang lạnh đến tê lòng.
Được biết, gia đình anh Hòa thuộc vào diện hộ nghèo nhất xóm, những ngày đầu mới lấy nhau về anh chị chỉ có 2 bàn tay trắng. Sau khi xin Hợp tác xã được một mảnh đất nhỏ, nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm, láng giềng, người ủng hộ ít gạch, người cho ít lá cọ lợp mái, người giúp sức anh chị đã dựng được một mái nhà nhỏ lấy chỗ tre mưa, tránh nắng. Cuộc sống vốn khốn khó lăn lóc, cật lực làm quanh năm vẫn không đủ sống. Từ việc cấy thuê, chạy than củi xuống chợ huyện bán, đến bốc vác, phụ hồ…chỉ mong sao ngày kiếm miếng cơm cho 3 con nhỏ. Tuy vất vả nhưng những đứa con ngoan, hiền là niềm vui, sự động viên giúp anh chị vượt qua tất cả.
Số phận nghiệt ngã thay, cuối tháng 11/2012 anh Hòa mắc bệnh hiểm nghèo (bệnh ung thư gan) do không có tiền chạy chữa, anh đã qua đời khi chưa đầy 40 tuổi. Từ khi chồng mất, chị Thủy gắng gượng làm việc cật lực, thay chồng đi phụ hồ, phá nhà thuê…miễn sao 3 đứa con: Nguyễn Văn Ngọc (SN 1997), Nguyễn Văn Tuấn (SN 1999), Nguyễn Văn Nam (SN 2009) đang tuổi ăn, tuổi lớn không phải bớt từng miếng ăn. Cuộc sống cơm, áo trĩu nặng đôi vai gầy của chị, ở cái tuổi 36 nhưng chị Thủy già như người đã ngoài 50. Sau khi chồng mất, mấy mẹ con, bà cháu nương tựa vào nhau tiếp tục sống cuộc đời còn lại. Một lần nữa số phận trớ trêu lại như đùa giỡn với gia đình tội nghiệp này. Chồng mất chỉ mới được 43 ngày thì chị Thủy muốn lợp lại mái nhà cho khỏi mưa dột, không may do tường nhà xây dựng đã quá lâu nên mái nhà sập xuống đè lên người chị.
Video đang HOT
Cháu Tuấn (con thứ 2 của gia đình) mắt đỏ hoe, những giọt nước mắt cứ lăn dài trên mà theo lời kể của cháu. “Hôm đó có người trong xóm gọi mẹ cháu đến cho ngói về lợp lại mái nhà, vì nhà cháu xây đã lâu nhưng không có tiền mua ngói lợp. Hai mẹ con cháu qua lấy ngói, mẹ cháu phải leo lên mái nhà để dỡ ngói. Do tường nhà xây dựng đã quá lâu nên mái nhà sập xuống đè lên người mẹ cháu. Mọi người đưa mẹ đi bệnh viện nhưng mẹ cháu đã mất lúc nào không hay. 3 anh em cháu giờ đây mồ côi cả bố lẫn mẹ, cháu thương em cháu lắm, nó khóc suốt ngày vì nhớ bố mẹ, em lại đang bị bệnh nhưng không có tiền chữa…”
Bàn thờ chị Thuỷ trong căn nhà lụp sụp
Trĩu nặng cuộc sống thường ngày!
Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng thôn Phú Quang cho biết: Hoàn cảnh gia đình cháu Ngọc rất đáng thương. Tội nghiệp mấy đứa còn quá nhỏ phải tự bươn trải để nuôi nhau. Bà con, hàng xóm cũng đã bớt từng miếng ăn, bát gạo chia sẻ cùng gia đình nhưng cũng không thể bù đắp nổi. Cháu Ngọc phải xa gia đình vào Nam làm thuê, còn cháu Tuấn đang tuổi ăn học nhưng phải bỏ ngang để ở nhà giúp bà làm việc đồng áng. Thế nhưng, khổ nhất là cháu Nam, đã hơn 4 tuổi nhưng chỉ mới biết đi, chân bị bệnh cơ, bị dò tủy ra ngoài, đã nhiều lần mang tới bệnh viện chạy chữa nhưng không có tiền lại phải mang về chân đau cháu khóc suốt ngày bà nội cứ phải bế cháu trên tay. Cháu cũng đã tới tuổi đến trường nhưng không được đi học vì nhà quá nghèo.
Sau khi lo hậu sự xong cho bố mẹ, gạt nước mắt đau buồn, Ngọc lên đường một mình vào Nam tìm việc làm kiếm tiền nuôi các em. Những ngày đầu tiên, bà Quyên (bà nội Ngọc) ngậm ngùi: Cháu vào Tây Nguyên cạo mủ cao su thuê, nhưng do còn nhỏ, sức yếu nên không thể tiếp tục làm ở đấy được. Cháu nó gọi điện về kêu nhớ em, nhớ bà… Tôi động viên cháu về nhà làm cho có bà, có cháu nhưng nó quyết cố gắng làm trong đó vài năm kiếm thêm tiền chữa bệnh cho em. Cũng may, cháu được người cùng xóm đang làm ở công ty may giới thiệu vào đó làm. Thương con, thương cháu nhưng sức già, lực kiệt đành nút nước mắt vào lòng. Chỉ mong sao nơi xứ lạ nó khỏe mạnh, công việc ổn định. Bây giờ nó là nguồn chính nuôi sống cả nhà. Có nhiều đêm bế cháu trên tay mệt lả người nhưng bà không ngủ được, bà sợ nếu không may mình ngủ mãi không tỉnh, lấy ai chăm các cháu. Hằng đêm bà thao thức, ngồi che trở, ngắm nhìn những đứa cháu thân yêu. Bà sợ phút giây ly biệt rời xa cõi đời này.
Ngọc đã đi làm xa, chỉ còn lại bà nội già yếu gần 80 tuổi, 2 đứa em nhỏ sống nương nhờ vào sự giúp đỡ của bà con hàng xóm. Bà Quyên tuổi đã cao, sức đã yếu chẳng làm được gì ngoài việc hàng ngày trông bé Nam. Ngồi nói chuyện với chúng tôi với giọng khàn đặc, bà đã khóc rất nhiều. Những giọt nước mắt của bà giờ đây không chảy ra ngoài mà nó lặn sâu vào trong tâm khảm, bà đang khóc cho số phận mình hay xót xa cho 3 đứa cháu mồ côi. U uất, cay đắng khi con trai, con dâu lần lượt ra đi. Vì 3 đứa cháu nhỏ bà phải gắng gượng để tiếp tục sống làm chỗ dựa cuối cùng cho các cháu.
Rời gia đình khi cơn mưa nặng hạt không rứt, chiều muộn đang xuống nhanh sau chân núi, bóng tối chuẩn bị lại bủa vây 3 bà cháu. Tiếng khóc của Nam trong cơn đau xen kẽ với tiếng mưa rơi như xé tan bầu trời đau khổ. Bố mẹ mất đi khi chưa hoàn thành được tâm nguyện lợp lại mái nhà cho các con khỏi bị mưa nắng, sự dang dở, đứt gãy giữa chừng như chính cuộc đời của con trẻ. Bà nội đã quá già để sống mãi với các cháu, 3 đứa trẻ chúng sẽ ra sao, khi một ngày nào đó chỗ dựa tinh thần cuối cùng là bà cũng khuất bóng…
Theo xahoi
"Ma ngón" gây họa ở Tây Bắc
"Ma ngón" là cái tên khác của cây lá ngón - loại độc dược bảng A đã và đang gây ra nhiều cái chết thương tâm ở miền núi Tây Bắc nước ta. Điều đáng buồn là chúng ta không có một phương pháp khả thi nào để ngăn chặn thảm hoạ từ loại cây ma quái này.
Lá ngón mọc nhiều như cỏ dại
Bản Mỹ Á, xã Thu Cúc (Tân Sơn - Phú Thọ) nằm ở độ cao nhất của tỉnh Phú Thọ, là nơi tiếp giáp với tỉnh Yên Bái và Sơn La, địa hình rất phức tạp. Bản 100% là người Mông di cư từ các nơi khác đến. "Ma ngón" vẫn đang len lỏi lên từng mái nhà vốn rất bình yên nơi đây.
Anh Mùa A Sua - Công an viên bản Mỹ Á ngậm ngùi: "Ở đây lá ngón nhiều như rau. Ra ngõ, đi ven đường, lên nương rẫy, vào rừng chỗ nào cũng thấy. Mà cũng lạ cái loài cây này, không gieo không trồng mà sao mọc khỏe thế. Cứ bứng cây đi thì vài ngày sau nó lại mọc một cây khác".
Ông Sùng A Tủa - Trưởng bản Mỹ Á thì than thở: "Tôi mới chỉ làm trưởng bản được một thời gian ngắn mà đã phải chứng kiến mấy cái chết thương tâm rồi. Đau lòng lắm, nhưng cái thuốc độc nó lù lù ngay ven đường thì làm sao tránh được". Nói rồi, ông Tủa dẫn chúng tôi ra ngõ, chỉ tay về phía lùm cây nở hoa vàng tươi rói bảo: "Đấy, nó mọc nhiều lắm, tôi về đây đã thấy lá ngón nhiều như cây rừng rồi. Lúc trước, bao nhiêu người chết vì loài cây này mà cả bản không có cách ngăn chặn".
Ở Phú Thọ, Mỹ Á được xem là "thủ phủ" của lá ngón. Sơn La cũng không kém, thậm chí khủng khiếp hơn rất nhiều. Xã Mường Sại (Quỳnh Nhai) còn bị lá ngón "tấn công" vào tận trạm y tế xã. Ở xã này, hàng trăm người tử vong vì lá ngón: bị bố cấm đi chợ, tìm đến lá ngón, chồng lười nhác, vợ ăn lá ngón cho chồng biết mặt.
"Ma ngón" đang hoành hành ở nhiều bản làng
Vượt Sơn La lên tới tỉnh Điện Biên, người lạ ngay lập tức nhận ra loài hoa vàng nở vên vệ đường. Nhưng nếu đến với huyện Điện Biên Đông, không cẩn thận, người lạ sẽ hái nhầm loài hoa vàng rực rỡ này với hoa cúc quỳ bung nở. Và càng ngày, "ma ngón" càng đua nở với các loại cây khác, những cái chết cũng theo đó tăng lên theo cấp số nhân.
Con mồ côi, chồng mất vợ
Ở bản Mỹ Á của Phú Thọ theo con số thống kê không đầy đủ của ông Hà Thế Phương - Phó trưởng Công an xã Thu Cúc, đã có hàng chục người thiệt mạng vì lá ngón. Nhiều cái chết tức tưởi chỉ vì những lý do nhỏ như con kiến.
Vào tháng 9/2012, Giàng Thị Ly mới 20 tuổi bị chồng là Chảo A Giở chê nấu cơm không ngon. Ly bực tức chạy ra ngõ hái 3 lá ngón nhai ngấu nghiến rồi sùi bọt mép ngay trước mặt chồng. Ly tử vong trên đường đi cấp cứu. Gần nhà Ly, em Vàng Thị Chòi mới chỉ 5 tuổi và chưa nhận thức được độc lá ngón. Một ngày, em hái lá ngón chấm muối để ăn. Người nhà hốt hoảng chạy chữa nhưng đã quá muộn.
Còn ở huyện Điện Biên Đông, sổ "thiên tào" của các trưởng bản đã tăng lên mức báo động. Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2012, huyện này đã có tới 100 trường hợp tự tử bằng lá ngón. Trưởng trạm y tế xã Xa Dung, anh Lầu A Dia cho biết: "Nhiều em bé trở thành mồ côi vì bố mẹ tự tử, họ ăn lá ngón có khi chẳng vì lý do gì. Đi uống rượu say, thách nhau ăn lá ngón là ăn ngay, không nghĩ sẽ chết".
Nhiều đứa trẻ mồ côi vì bố mẹ ăn lá ngón
Trường hợp mới nhất mà chúng tôi được biết ở xã này là vợ chồng chị Chá Thị Lầu (25 tuổi) có 4 đứa con thơ. Chồng Lầu đi sửa xe hết hơn 1 triệu, Lầu cho rằng chồng nói dối nên chạy ra vườn nhà ăn lá ngón. Tôi vào nhà Lầu, 4 đứa trẻ ngơ ngác vì mất mẹ. Chúng dường như không hiểu chuyện gì đã xảy ra trong ngôi nhà vốn rất yên ấm. Anh Lầu A Dia thành thật: "UBND tỉnh, huyện, xã đã tuyên truyền hết nước về độc dược của lá ngón nhưng cũng chẳng ăn thua gì. Vẫn còn hàng trăm người tự tử bằng lá ngón".
Tuyên truyền vẫn không ngăn được "cơn lũ" lá ngón, chính quyền và người dân ở Sơn La nhiều lần ra quân dẹp cây lá ngón. Nhưng ông Lềm Văn Tiêng - Chủ tịch UBND xã Mường Sại (Quỳnh Nhai) cho hay: "Nhổ bỏ rồi nó lại mọc, chỉ có ý thức của con người mới chiến thắng được những cái chết vì độc lá ngón mà thôi".
Không chặt hết được lá ngón, chính quyền xã Thu Cúc (Tân Sơn - Phú Thọ) cũng chỉ còn một cách duy nhất là tuyên truyền. Chính ông Sùng A Tủa - Trưởng bản Mỹ Á từng đích thân đến từng nhà, gặp từng người để nói về tác hại của loại cây này. Có lúc ông phải tự bịa ra đó là cây "ma", ăn vào là "ma bắt". Tuy nhiên, dù có dọa đó là "ngáo ộp" hay gì đi chăng nữa thì "cơn lũ" đoạn trường thảo vẫn đang đe dọa cuộc sống yên bình và tươi đẹp của con người nơi đây.
"Năm nào mà cán bộ chẳng đến họp bản để tuyên truyền về tác hại của lá ngón. Nhưng mà cán bộ nói, người dân chỉ gật đầu lúc ấy rồi khi bực tức chuyện gì đó thì lại quên hết và lại ăn lá ngón".
Ông Vừ Sua Dày - Chủ tịch UBND xã Xa Dung (Điện Biên Đông - Điện Biên)
Theo 24h
Dàn cảnh lừa tiền trên phố Sài Gòn "Một bé trai khoảng 6 tuổi, đen đúa, còm nhom, siêu vẹo đội mâm bánh cam đi qua đường. Bất chợt thằng bé trượt chân ngã sấp mặt xuống, nguyên mâm bánh lăn lóc trên đất bẩn. Em bé lồm cồm bò dậy, khóc tức tưởi, nhặt từng chiếc bánh. Mọi người đi đường thương cảm, dừng xe, túm tụm cho tiền. Mặt...