Nghề y lấy đức làm đầu!
27 năm mở phòng khám miễn phí cho bệnh nhân nghèo, lương y Hoàng Gia Trí không nhớ hết mình đã chữa cho bao nhiêu người bệnh, cuốn sổ bệnh án cứ ngày một dày theo năm tháng. Ông tự nhận mình là một người vô danh trong hàng vạn tấm lòng thơm thảo của thành phố nghĩa tình. Bởi ông luôn quan niệm: Nghề y là lấy đức làm đầu!
Bắc nhịp cầu nhân ái
Phòng khám Đông y Hồng Phúc đường nằm khiêm nhường ở số 2A phố Thể Giao – con phố dài chưa đầy 400m nối từ phố Tuệ Tĩnh cắt ngang phố Tô Hiến Thành ra tới phố Lê Đại Hành (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Người thầy thuốc già với khuôn mặt vuông vức, ân cần hỏi han người bệnh, nhẹ nhàng bắt mạch rồi từ tốn kê đơn. Những loại thuốc đựng trong chiếc tủ gỗ được ông bố trí từng ô ngăn nắp. Khi biết chúng tôi muốn viết về mình, ông từ chối: “Tôi có thành tích gì lớn lao đâu, nghề y lẽ đương nhiên là lấy đức làm đầu!”. Thế nhưng, khi chúng tôi nhắc đến người lao động nghèo, ánh mắt ông hiện lên nỗi ưu tư.
Lương y Hoàng Gia Trí bốc thuốc kê đơn cho người bệnh.
45 năm làm việc tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, ông tiếp xúc với nhiều bệnh nhân thuộc các tầng lớp khác nhau. Điều khiến ông luôn đau đáu là có nhiều người rất nghèo khổ, khó khăn, người già không con cái, không nơi nương tựa mắc bệnh trọng không biết trông cậy vào đâu. Ông nói: “Nhiều người đến bệnh viện không có tiền mua thuốc phải lẳng lặng ra về khiến tôi rất đau lòng. Là thầy thuốc, chúng tôi hơn ai hết hiểu trách nhiệm của mình thấy bệnh là phải chữa, tìm mọi cách để chữa. Điều đó thôi thúc tôi phải làm điều gì đó để giúp đỡ họ”.
Phòng khám miễn phí của lương y Hoàng Gia Trí mở tại nhà tính đến nay đã hơn 27 năm. Hàng trăm thang thuốc ngày ngày tự tay bốc, rồi kê đơn, ông chữa khỏi bệnh rất nhiều bệnh nhân nghèo. Một người bệnh chia sẻ với chúng tôi: “Ở khu phố này, ai bị ho hen, ai bị chàm, tổ đỉa hay các bệnh về xương khớp… đều tìm đến ông Trí. Tận tâm chữa trị, ông chỉ lấy đúng tiền thuốc còn khám và tư vấn chữa bệnh đều miễn phí. Với bệnh nhân có hoàn cảnh quá khó khăn sẽ được cho thuốc hoặc giảm giá đến mức thấp nhất để người bệnh yên tâm chữa trị”.
Ông kể cho chúng tôi về trường hợp bà Nguyễn Thị Lương (75 tuổi) ở Minh Khai (Hà Nội) không có lương hưu, gia đình neo người lại mắc nhiều bệnh. Đến phòng khám, vì không có tiền mà bà không dám cắt thuốc. Biết được hoàn cảnh, ông đã chữa bệnh miễn phí cho bà.
Và rồi giọng ông như nghẹn lại lúc kể về một bệnh nhân nữ ở Ngọc Hồi (Thanh Trì). Chị bị bệnh u buồng trứng, đại tràng, bị sỏi thận và nhiều chứng bệnh kéo theo. Nhà nghèo, chồng chạy xe ôm, chị không có công ăn việc làm, đã thế lại đông con. Gia đình đã phải bán hết tài sản, vay mượn để chữa trị nhưng bệnh không thuyên giảm. Chị đành phó mặc cho số phận. Nhờ người quen giới thiệu, chị tìm đến phòng khám, được lương y tận tình cứu chữa, giảm tiền thuốc, sức khỏe chị đã có tiến triển tốt. Thế nhưng, để chữa khỏi căn bệnh ấy cần phải phí chữa trị rất nhiều.
Vị thầy thuốc ngậm ngùi: “Thương quá, tôi đã kêu gọi giúp đỡ từ các nhà hảo tâm. Lúc ấy, một vị khách nước ngoài từng được tôi chữa trị đã động lòng trước bi kịch của gia đình chị và đã ủng hộ tiền để chị chữa bệnh. Cứ 2 tháng một lần chị đến lấy thuốc mà không phải chi trả một khoản tiền nào”. Tất nhiên, không phải ai cũng may mắn được chi trả hoàn toàn tiền thuốc như vậy. Bởi đến khám bệnh nơi ông có nhiều người gia cảnh khó khăn, vì vậy thuốc cần phải dành cho những người nghèo hơn, khổ hơn.
Video đang HOT
Cứ thế, lương y Hoàng Gia Trí đã thầm lặng bắc một nhịp cầu nhân ái giữa những người có tấm lòng “thương người như thể thương thân” đến với những số phận nghèo trong cơn khốn khó. Vị lương y luôn bảo phải cảm ơn những “Mạnh thường quân” đã cùng ông kề vai sát cánh, giúp bệnh nhân nghèo tìm lại tương lai và niềm hy vọng. “Tiếng lành đồn xa” người bệnh từ khắp nơi tìm đến ông không chỉ bởi tài năng mà còn bởi tấm lòng nhân hậu ông dành cho người nghèo rơi vào cảnh khó khăn bệnh tật.
Nghề gia truyền ân đức
Lương y Hoàng Gia Trí sinh ra trong gia đình đã có tới 3 đời bốc thuốc cứu người nên tấm lòng nhân ái cũng được nuôi dưỡng với chiều dài nghề thuốc. Với kiến thức cha truyền con nối của gia đình; các cụ tiền bối nhà ông Trí, rồi đến ông, đến bây giờ là con trai ông – Tiến sĩ y khoa Hoàng Lam Dương, sinh năm 1970, hiện đang công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương cũng nối nghiệp cao cả ấy. Bản thân ông và những thành viên trong gia đình đã âm thầm, lặng lẽ giữ vững cốt cách lương y với những việc làm nhân ái, không khoa trương.
Chủ nhân của Hồng Phúc đường là người thừa kế kinh nghiệm chữa bệnh của cụ Nguyễn Sỹ Tần với nhiều bài thuốc quý, trong đó nổi tiếng với bài thuốc chữa ho. Tiếng tăm phòng khám không chỉ ở trong nước mà còn lan ra tận nước ngoài. Những vị khách ngoại quốc tìm đến phòng khám của ông rất đông. Thấy bệnh thuyên giảm, khi về nước, họ còn yêu cầu ông chuyển thuốc ra nước ngoài.
Ông kể cho chúng tôi nghe về ông Robert, quốc tịch Sri Lanka – là doanh nhân, từng làm việc tại 50 nước trên thế giới. Trong những ngày tháng ấy, ông Robert đã làm bạn thân tình với người Việt Nam, được lương y Hoàng Gia Trí chữa khỏi bệnh. Trong nhiều lần đến thăm Hồng Phúc đường, động lòng trước những hoàn cảnh khó khăn của bệnh nhân nghèo ông đã bàn với con trai giúp đỡ họ. Và rồi ông Trí đã thống nhất dùng số tiền nhân đạo của ông Robert quy đổi ra thuốc theo định kỳ. Ngoài ra, trích một phần tiền để giúp bệnh nhân có phí đi lại, lấy tiền mua gạo trong thời kỳ chữa bệnh.
Ông Hoàng Gia Trí hỏi chúng tôi: Có biết vì sao ông lại có nguyên tắc chỉ cho bệnh nhân thuốc mà không cho tiền? Rồi giải thích: “Những bệnh nhân nghèo, không có tiền lấy thuốc đã đành, bản thân họ trong nhà cũng không có cái để ăn. Nếu cho họ tiền, chắc chắn rằng họ sẽ dùng số tiền đó mua gạo nuôi con chứ không quan tâm đến sự sống chết của bản thân. Vậy nên, giúp đỡ thuốc chữa bệnh là cách tốt nhất để họ có sức khỏe làm việc và kiếm nhiều tiền hơn”.
Cả đời gắn bó và cống hiến, thầy thuốc Hoàng Gia Trí không chỉ chữa bệnh cứu người mà còn góp phần làm cầu nối đưa Y học cổ truyền Việt Nam ra thế giới. Những năm gần đây, ông Trí còn kết hợp với Công ty du lịch Phượng Hoàng (Hà Nội) để giới thiệu đến khách du lịch nước ngoài những thành tựu của y học cổ truyền Việt Nam.
Trong suốt cuộc trò chuyện, điện thoại của vị bác sĩ già đổ chuông liên tục. Ông cười: “Với quan niệm làm nghề thuốc cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp, nên có thời điểm 3 năm liền tôi làm chuyên gia tư vấn miễn phí cho chương trình Tư vấn Sức khỏe của tổng đài 1080″. Có lẽ thế, cho đến tận bây giờ, ngày nào cũng vậy, những cuộc gọi nhờ tư vấn chữa bệnh, đặt thuốc, gửi thuốc… đến từ khắp nơi. Với ông, chuyện giúp đời, giúp người chỉ để làm tròn tâm nguyện của một người thầy thuốc.
Theo_Hà Nội Mới
Giải mã vì sao người bị ung thư nên kiêng đi đám ma?
Để có thông tin nhiều chiều về vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với Lương y Phùng Tuấn Giang - người phụ trách phòng khám Đông y Thọ Xuân Đường
Mặc dù chưa có cơ sở khoa học để giải thích việc bị ung thư nên kiêng đi đám ma nhưng trong kinh nghiệm dân gian đã tồn tại quan niệm đó.
Bị ung thư nên kiêng đám ma vì... "vía lạnh"?
Lương y Phùng Tuấn Giang đang bắt mạch cho người nước ngoài.
Thời gian gần đây, sau câu chuyện của lương y Phùng Tuấn Giang (chủ cơ sở y tế Thọ Xuân Đường, Thanh Xuân, Hà Nội) về phương pháp điều trị ung thư, 1 số người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân đã chia sẻ tin tức về cách chữa ung thư được họ "lĩnh hội" từ vị lương y này.
Theo đó, có một "lời dặn" đáng được lưu tâm mà người bị bệnh ung thư vẫn rỉ tai nhau sau khi tới đây. Đó là, bệnh nhân phải kiêng bị kích thích, stress và... đi đám ma. Chia sẻ về phương pháp mới nghe qua có vẻ rất "dị" này, lương y Đỗ Thị Ngọ (Hòa Bình), người được tôn vinh là "Lương y tiêu biểu vì sức khỏe cộng đồng" năm 2014, nhấn mạnh việc bị bệnh ung thư phải kiêng đi đám tang là đúng.
Bởi lẽ, với những người bị bệnh ung thư nói riêng, người ốm nói chung, sức đề kháng của họ yếu, khi tới chỗ lạnh dễ khiến cơ thể mệt thêm và sinh bệnh. "Đặc biệt với người mắc bệnh ung thư, trong cơ thể họ có những tế bào lạ tạo thành ung thư nên kháng thể yếu, không chống cự được cái "lạnh" ở đám tang, sẽ bị ốm lâu và bệnh nặng hơn khi tiếp xúc với nơi đó. Có người mới ốm dậy mà đi bốc mộ sau đó càng ốm lâu vì khi đó sức đề kháng yếu, họ không chịu được vía lạnh", lương y Ngọ kể lại câu chuyện mình đã từng gặp trong thực tế.
Lương y Phạm Thị Hồng.
Có cùng quan điểm với lương y Ngọ, lương y Phạm Thị Hồng - vị lương y mà tên tuổi của bà gắn liền với "kỳ án hiếp dâm ở Hà Đông" hay còn gọi "kỳ án huyệt trai trinh" cũng cho rằng, những người mắc bệnh ung thư nên kiêng đi tới đám tang.
"Người bị bệnh ung thư nên kiêng đi đám tang vì họ rất nhạy cảm với những nơi đó. Đám tang "lạnh" mà sức khỏe họ kém. Thêm vào đó ở đám tang "dương khí" kém, phần "âm khí" lại nhiều nên sức khỏe người bệnh sẽ đau đớn hơn dẫn tới bệnh tiến triển nhanh.
Mỗi người sẽ có mỗi cách hiểu về ý kiến "bệnh ung thư nên kiêng đám ma". Kinh nghiệm của tôi chỉ ra là như thế, còn trong Đông y chưa thống nhất được quan điểm" - lương y Hồng cho hay.
Theo như Lương y Phùng Tuấn Giang: "Tôi hành nghề khám chữa bệnh Đông y được khoảng 20 năm. Bản thân tôi đã được Sở Y tế Hà Nội cấp Giấy phép hành nghề Lương y đa khoa, nghĩa là được phép khám, chữa nhiều loại bệnh liên quan đến hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, xương khớp... Đối với các bệnh nhân ung thư, tôi khám, kê đơn thuốc cho họ nhằm mục đích nâng cao thể trạng, kéo dài thời gian sống.
Bệnh nhân bị ung thư đến khám ở Thọ Xuân Đường mắc nhiều loại ung thư khác nhau và ở các giai đoạn bệnh khác nhau. Tôi chỉ sử dụng những kiến thức về nam y, nam dược để hỗ trợ điều trị ung thư chứ chưa bao giờ khẳng định bản thân đã chữa khỏi bệnh ung thư".
Bệnh nhân khi có bệnh thường rất hoang mang, luôn kỳ vọng vào những phương pháp chữa trị mới. Để tránh hiểu lầm, ngay khi tiếp xúc với bệnh nhân, tôi luôn khẳng định "mọi biện pháp chỉ mang tính hỗ trợ, duy trì", đồng thời phân tích để họ hiểu rõ bệnh mình đang mắc, có chế độ ăn uống phù hợp để thay đổi khả năng miễn dịch, đào thải của cơ thể. Từ đó, mỗi bệnh nhân có nhìn nhận toàn diện về căn bệnh, điều chỉnh việc ăn uống, tập luyện và có ý chí chiến thắng bệnh tật...
Chưa có cơ sở khoa học về việc bị ung thư nên kiêng đám ma
Còn vị bác sỹ hiện đang công tác tại khoa Nội Trung tâm Y tế lao động (Bộ Nông nghiệp và PTNT) thì khẳng định việc kiêng đi đám tang đối với bệnh nhân ung thư là chưa có cơ sở khoa học. Các chương trình học mà ông được "lĩnh hội" từ các giáo sư, bác sỹ đầu ngành trong lĩnh vực Y tế cũng chưa khi nào thấy đề cập tới điều này.
Tuy nhiên, vị bác sỹ này cũng thấy lạ khi nhìn nhận ở góc độ tâm linh và kinh nghiệm dân gian thì điều ấy là có. "Tôi đã từng gặp trường hợp phụ nữ có thai khoảng 8 tháng đi đám ma về và phải đi sinh non. Hoặc có người đang bình thường, từ trước tới nay cơ thể không phát hiện ra bệnh tật gì. Sau khi đi đám ma về thấy hạch nổi lên rất nhanh. Khi đó mới phát hiện ra mình bị bệnh. Bản thân tôi cũng chưa gặp được ai để giải thích được điều này. Theo tôi quan điểm, đó là kinh nghiệm dân gian đúc rút ra. Không mất tiền bạc, không vất vả gì thì cứ kiêng cho chắc", vị bác sỹ này chia sẻ.
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, Lương y Phó Hữu Đức (Chủ tịch Hội Đông y quận Cầu Giấy, Hà Nội), người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm với lĩnh vực Đông y lại hoàn toàn xa lạ với điều kiêng kị này. "Đó có lẽ chỉ là kinh nghiệm dân gian còn chính thống thì không có. Bản thân tôi chưa bao giờ gặp trường hợp nào như thế trong Y học. Vía lạnh không có ảnh hưởng gì. Còn nói về cách chữa bệnh ung thư, trước tiên phải xác định được đó là loại bệnh gì thì mới có phương pháp điều trị phù hợp", lương y Đức cho hay.
Trao đổi với phóng viên, bà Trần Thị Nhị Hà, Trưởng phòng Quản lý hành nghề y tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) khẳng định, cơ sở Thọ Xuân Đường của Lương y Phùng Tuấn Giang đã được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động vào ngày 15/8/2012. Cụ thể, bà Hà nói: "Cơ sở này đã được Sở Y tế tổ chức thẩm định và cấp phép theo quy định của Thông tư 41 của Bộ Y tế. Phạm vi hoạt động chuyên môn là xem mạch, kê đơn bốc thuốc, bấm huyệt. Chỉ có phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư, nâng cao thể trạng, giải độc để hạn chế tác dụng của xạ và hóa trị liệu, chưa có bài thuốc nào là điều trị ung thư".
Hàn Phong
Theo_Người Đưa Tin
Lương y Phùng Tuấn Giang: "Tôi đã chữa 5.000 bệnh nhân ung thư" Lương y Phùng Tuấn Giang, chủ nhà thuốc Thọ Xuân Đường vừa được Tổ chức Kỷ lục Châu Á ghi nhận kỷ lục khi chữa cho 150.000 bệnh nhân ở 102 quốc gia trên thế giới. Lương y Giang đang bắt bệnh cho người nước ngoài. Chữa nhiều bệnh thế giới đang bó tay? Vừa qua, lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ nhiệm...