Nghe vợ vừa khóc vừa ấm ức kể hết mọi chuyện, tôi thấy sai lầm khi đã đón mẹ vào chăm em sinh con
Tôi sinh ra tại một vùng quê nghèo, hẻo lánh. Trong trí nhớ của tôi, khi nhỏ, chị em tôi còn không có cả cá tươi để ăn.
Vì thế lớn lên, chúng tôi đều quý trọng thức ăn cũng như nuôi giấc mộng làm giàu. Tốt nghiệp đại học Y ở Thành phố Hồ chí Minh, tôi quyết định ở lại đây để mưu sinh chứ không về quê.
Hiện tại, tôi đang làm trong một bệnh viện quốc tế. Mức lương của tôi rất cao. Quan trọng hơn, tôi quen và yêu vợ mình cũng chính trong bệnh viện này. Em là điều dưỡng trong khoa của tôi làm.
Tính vợ tôi rất hiền, nhanh nhẹn, ăn nói lễ phép và đối đãi với bệnh nhân rất tốt nên ai cũng thương yêu. Tuy nhiên, em cũng là dân tỉnh lẻ như tôi. Vợ chồng tôi tự bươn chải kiếm tiền mua nhà, mua xe nên mãi sau 4 năm cưới, chúng tôi mới có con.
Tôi quen và yêu vợ mình cũng chính trong bệnh viện này. (Ảnh minh họa)
Khi sinh, vợ tôi bàn sẽ thuê người chăm nuôi trong một tháng. Tôi không chịu. Tôi không yên tâm khi giao vợ con cho một người lạ nên đã gọi điện cho mẹ mình. Mẹ tôi nhận lời vào chăm con dâu ngay tức thì, còn bảo tôi cứ yên tâm, mẹ chăm đẻ cho hai chị rồi nên kinh nghiệm đầy người. Mẹ tôi nói thế, tôi còn nghi ngờ được gì nữa.
Mỗi ngày đi làm về, tôi đều thấy vợ đang bế con hoặc ru con ngủ. Mẹ tôi thì lụi cụi nấu nướng, dọn dẹp đằng sau nhà. Ngày nào cũng như ngày nào, toàn những món đầy bổ dưỡng. Mẹ tôi còn hầm cả thuốc bắc, gà ác cho vợ tôi tẩm bổ, có sữa cho con bú.
Video đang HOT
Thế nhưng kì lạ là vợ tôi ngày càng ít sữa, da em thỉnh thoảng lại có những dấu bầm đen. Tôi hạch hỏi, em chỉ nói do cơ địa sau sinh bị mẫn cảm nên chỉ cần đụng nhẹ là nó bị bầm như thế.
Cho đến một hôm, tôi đi làm về và nghe tiếng cãi vã của mẹ và vợ mình. Trong đó vợ tôi to tiếng đuổi mẹ về quê. Tức giận, tôi lao vào kéo em lên phòng rồi xô em ngã xuống giường. Tôi mắng em hỗn láo, mẹ chồng chăm kĩ như thế mà còn lân lên đầu mẹ ngồi, mắng mỏ, đuổi mẹ đi.
Vợ tôi nhìn tôi đầy ai oán rồi bật khóc nức nở. Vừa khóc, em vừa kể về những việc mẹ tôi đã đối xử với em. Thì ra mỗi ngày mẹ tôi chỉ nấu một bữa thức ăn vào buổi chiều, khi có tôi ở nhà. Thức ăn thừa đêm trước, kể cả rau luộc, nước mắm, mẹ tôi cũng bỏ tủ lạnh rồi trưa hôm sau lấy ra bắt vợ tôi ăn.
Tôi cảm thấy mình thật sai lầm khi đã dẫn mẹ vào chăm em. (Ảnh minh họa)
Vợ tôi không chịu ăn vì sợ đau bụng, ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con thì mẹ tôi dùng chổi đánh vào người em. Có khi bà còn dùng tay nhéo vào đùi em vì em dám phung phí thức ăn. Hàng ngày, mẹ tôi còn bắt em giặt đồ, rửa chén khi con ngủ. Nếu em không làm, bà sẽ cho em ăn cơm với trứng luộc, xì dầu qua bữa. Hôm nay ức chế quá, em mới cãi nhau to tiếng với mẹ.
Nghe vợ khóc lóc đứt quãng kể tội mẹ mình, tôi mới hiểu ra vì sao em lại ngày càng ít sữa, vì sao trên người em lại có những vết bầm. Tôi ngồi xuống, ôm choàng lấy em. Tôi cảm thấy mình thật sai lầm khi đã dẫn mẹ vào chăm em.
Nhưng chỉ được một lúc, tôi lại nghe thấy tiếng khua đồ lổm cổm phát ra từ dưới nhà. Tôi đi xuống, thấy mẹ đang rửa bát vừa khóc. Đứng giữa hai người phụ nữ mình thương yêu nhất, tôi thấy bất lực. Tôi biết, mẹ tôi tiết kiệm theo thói quen, đánh dâu vì nghĩ rằng dâu hư thì phải dạy theo lối sống cũ. Tôi phải làm gì để cải thiện mối quan hệ giữa mẹ và vợ đây? Hay tôi nên đưa mẹ về quê và thuê giúp việc.
Theo Afamily
Được chồng và nhà chồng nuôi ăn học, tôi không ngờ đó là cái cớ để họ biến tôi thành tay sai
Tôi sinh ra trong một gia đình thuần nông ở một vùng quê nghèo. Từ nhỏ, tôi đã là niềm hy vọng của gia đình. Tôi học giỏi, liên tục đạt danh hiệu học sinh xuất sắc và bằng khen của nhà trường. Trong 3 chị em, tôi là người mà bố mẹ kỳ vọng nhất.
Năm tôi 20 tuổi, cũng là năm tôi còn học đại học thì biến cố xảy ra. Bố tôi bị rơi từ trên giàn giáo xuống đất trong lúc làm việc. Ông bị liệt nửa người và mất hoàn toàn khả năng lao động.
Đứng trước nguy cơ phải thôi học vì không có tiền, tôi may mắn được người yêu giúp đỡ. Anh đã lo cho tôi chi phí ăn học, sinh hoạt 2 năm còn lại của quãng đời sinh viên. Thấy anh tốt như vậy, tôi cảm kích lắm.
Tôi ra trường với tấm bằng giỏi. Dù được nhiều công ty săn đón nhưng tôi quyết định về đầu quân cho công ty gia đình của người yêu. Chúng tôi làm đám cưới ngay sau khi tôi ra trường. Vậy là ăn học bao năm, tôi còn chưa kịp báo đáp bố mẹ đã vội vã lên xe hoa về nhà chồng.
Đứng trước nguy cơ phải thôi học vì không có tiền, tôi may mắn được người yêu giúp đỡ. (Ảnh minh họa)
Lúc đầu, khi mới vào làm tôi được hứa hẹn một mức lương tạm ổn. Cho đến khi kết hôn, tôi không được nhận tiền lương hàng tháng nữa. Khi tôi hỏi mẹ chồng thì bà trả lời tỉnh bơ: "Bao nhiêu năm nhà mẹ nuôi con ăn học. Giờ con làm được tí chuyện đã đòi tiền lương hay sao?". Chồng tôi ngồi đấy, nghe mẹ nói nhưng anh cũng chẳng ý kiến gì. Còn bảo tôi im đi cho qua chuyện, đến tiền lương của anh mà mẹ chồng tôi cũng còn giữ nữa là.
Tôi đường đường là cử nhân đại học. Vậy mà khi ra trường lại phải làm không công cho nhà chồng. Mỗi lần tôi về quê, nhìn bố mẹ nghèo khổ muốn cho bố mẹ chút tiền cũng chẳng có.
Sáng nay khi đang ở công ty thì tôi nhận được điện thoại của mẹ. Em gái tôi đi đường, bị người ta tông trúng. Em tôi phải cấp cứu trong bệnh viện, nhà không còn tiền nên mẹ đành phải gọi để cầu cứu tôi.
Tôi muốn về thăm em nhưng khổ nỗi trong túi không có tiền. Vậy là trước khi về, tôi về nhà xin tiền mẹ chồng. Biết em tôi ngã xe, mẹ chồng tôi cũng hỏi han vài câu.
Tôi chán lắm, chẳng muốn làm việc cho nhà chồng nữa rồi. (Ảnh minh họa)
Thế nhưng vừa nói đến tiền, bà liền thay đổi thái độ: "Biết bao nhiêu tiền cho đủ. Mẹ nói thật, nếu là bố mẹ con bị thì mẹ sẵn sàng đưa tiền cho con ngay. Đây là em gái con. Con về nhà chồng rồi, phải vun vén cho nhà chồng. Chuyện em gái bố mẹ con sẽ tự lo".
Lúc ấy tôi ức lắm, định nói lại nhưng nghĩ ngợi trong đầu rồi thôi. Tôi gọi cho người bạn, vay tạm nó chút tiền để về quê. Thấy tôi về quê, bố mẹ tôi như trút được gánh nặng. Ông bà đang không biết xoay xở đâu ra tiền để cho em tôi phẫu thuật.
Bây giờ tình hình của em tôi đã tạm ổn. Lúc này tôi mới có tâm trí để nghĩ lại những gì mà mẹ chồng nói. Tôi chán lắm, chẳng muốn làm việc cho nhà chồng nữa rồi. Tôi làm ở đó có khác gì người làm không công cho họ. Nhưng nếu tôi bỏ việc và xin chỗ khác, nhà chồng có cho rằng tôi quên ơn nên mới làm vậy không?
Theo Afamily
Người vợ quá đa nghi tìm cách thử chồng và cái kết đau đớn Sau gần một năm ly hôn chị Minh mới có thể nguôi ngoai kể lại chuyện mất chồng chỉ vì phép thử của mình. Qua đó, chị cũng khuyên các chị em phụ nữ không nên đánh liều với hạnh phúc của bản thân mà chơi trò "thử chồng". ảnh minh họa Trước khi bắt đầu kể câu chuyện chị nói: "Đàn ông...