Nghệ vàng cung cấp hai vị thuốc khác nhau, cần phân biệt rõ
Nghệ vàng cung cấp hai vị thuốc Khương hoàng và Uất kim có tính chất thuốc khác nhau, cần phân biệt rõ; vì một số tài liệu của Việt Nam đã gộp chung Khương hoàng và Uất kim
Ảnh minh họa
Nghệ vàng – một cây dược liệu dễ tìm vì được trồng nhiều ở các vườn gia đình. Nghệ vàng có tên khoa học Curcuma longa L. thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Nghệ vàng cung cấp hai vị thuốc Khương hoàng và Uất kim có tính chất thuốc khác nhau, cần phân biệt rõ; vì một số tài liệu của Việt Nam đã gộp chung Khương hoàng và Uất kim trong một tên khoa học Rhizoma Curcumae longae với cùng tính vị, quy kinh; công năng, chủ trị; cách dùng và liều lượng. Hoặc gộp chung trong nhóm thuốc hoạt huyết khử ứ.
Thân rễ nghệ vàng (thường gọi củ nghệ vàng) tên dược liệu Khương hoàng (Rhizoma Curcumae longae).
Tính ấm (ôn); vị cay (tân), đắng (khổ); vào các đường kinh Tỳ và Can.
Công năng: Hành khí, phá huyết, chỉ thống sinh cơ.
Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do sản dịch chưa sạch; kết hòn cục (trưng hà) hoặc ứ huyết do sang chấn (tụ máu do chấn thương); viêm loét dạ dày, vết thương lâu liền miệng.
Liều lượng: Ngày dùng 6 – 12g. Dạng thuốc sắc hoặc bột. Dùng ngoài dưới dạng dịch tươi bôi vào vết thương để chóng lên da non.
Uất kim là phần rễ phình ra thành củ của cây nghệ vàng.
Rễ nghệ tên dược liệu Uất kim (Radix Curcumae longae).
Tính lạnh (hàn); vị cay, đắng; vào các đường kinh Can, Tâm và Phế.
Công năng: Hành khí hóa ứ; thanh tâm giải uất; lợi mật hết hoàng đản.
Chủ trị: Bế kinh, thống kinh; ngực bụng trướng đau; đau như kim chích; hôn mê nông do bệnh nhiệt; phát cuồng, điên giản; hoàng đản, nước tiểu đỏ.
Video đang HOT
Liều lượng: 3 – 9g/ ngày.
Thầy thuốc lựa chọn đúng tính chất của thuốc thích ứng với bệnh sẽ quyết định hiệu quả trong điều trị. Cụ thể tính chất của thuốc gồm 4 loại (tứ khí): Hàn (lạnh), nhiệt ( nóng), ôn (ấm) và lương (mát).
Các vị thuốc lạnh, mát thuộc Âm gọi là Âm dược.
Các vị thuốc nóng, ấm thuộc Dương gọi là Dương dược.
Âm dược dùng chữa các chứng bệnh nóng, ấm.
Dương dược dùng chữa chứng bệnh lạnh, mát.
Ngoài ra còn có những vị thuốc có tính bình, dùng được cho cả triệu chứng bệnh nóng và lạnh.
Cụ thể: Khương hoàng (củ nghệ vàng) là gia vị phổ biến để nấu các món ăn: Mì Quảng; cá kho; lòng heo xào nghệ… Những món ăn truyền thống này đã giúp cơ thể người chịu đựng được thời tiết lạnh giá; phòng chống được bệnh cảm mạo do lạnh; các chứng đau nhức cơ thể do phong, hàn và thấp… Nhưng nếu vẫn dùng củ nghệ vàng (tính ấm) để gia vị thức ăn vào cả mùa hè (nắng nóng) là một thói quen không lợi cho sức khỏe.
Đau dạ dày (Vị quản thống) thể Tỳ Vị hư hàn với các triệu chứng đau lâm râm vùng thượng vị, thích nóng, sợ lạnh; thời tiết nóng hay chườm nóng thì giảm đau, gặp lạnh đau tăng, ấn vào dễ chịu, nôn ra nước trong, người mỏi mệt; rêu lưỡi trắng mỏng; mạch hư trì. Việc dùng bột Khương hoàng để điều trị sẽ thu được hiệu quả rất cao (Tỳ vị hư hàn sẽ được tính ấm của Khương hoàng giúp phục hồi).
Nhưng nếu đau dạ dày do Tỳ Vị Âm hư với các triệu chứng vùng thượng vị đau có cảm giác nóng rát; người bứt rứt; miệng ráo họng khô, khát đòi uống nước; ăn kém; đi tiêu phân khô; lưỡi đỏ, ít rêu; mạch tế sác hoặc tế huyền. Nếu vẫn dùng Khương hoàng để điều trị thì bệnh sẽ nặng thêm (Âm hư đã nội nhiệt, gặp tính ấm của Khương hoàng thêm tác hại, như kinh điển đã nêu).
Tâm trạng u uất; uất ban đầu làm khí trệ đọng, uất lâu dài hóa hỏa. Trường hợp này không dùng Khương hoàng có tính ấm để điều trị; chỉ thích hợp với Uất kim có tính lạnh (Có lẽ chính vì vậy dược liệu được gọi tên Uất kim. Dược liệu quý như vàng để chữa uất).
Suy nghĩ uất ức, lâu ngày sinh đàm thấp; đàm thấp bức bách cổ họng dẫn đến có cảm giác như có hạt mơ vướng mắc trong cổ họng; nhưng không thể khạc ra hoặc nuốt xuống. Đông y gọi là Mai hạch khí.
Chủ chứng: Khí nghịch làm họng vướng mắc, cảm giác trong họng có vật làm nghẽn, không thể nuốt xuống hoặc khạc ra; ngực buồn nôn; rêu lưỡi trắng trơn; mạch huyền hoạt.
Chẩn đoán: Đàm kết do uất ức.
Phép chữa: Lý khí hóa đàm.
Bài thuốc: Bán hạ hậu phác thang gia vị: bán hạ chế 10g, hậu phác 6g, phục linh 15g, chỉ xác 6g, uất kim 10g, tô diệp 10g, cát cánh 9g, huyền sâm 12g. Sắc uống.
Thầy thuốc cần phân biệt rõ sự khác nhau về tính chất của hai vị thuốc Khương hoàng vị cay, đắng tính ấm; vào 2 đường kinh Tỳ và Can; Uất kim vị cay, đắng; tính lạnh; vào 3 đường kinh Can, Tâm và Phế để khi dùng điều trị đạt được hiệu quả cao; đặc biệt cần lưu tâm đến tác dụng thanh tâm giải uất làm mát tim, cởi bỏ uất của vị thuốc Uất kim.
Nguyễn Ngữ (Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Gia Lai)
Theo SK&ĐS
Gà ác bổ dưỡng như thế nào?
Thịt gà ác có tác dụng phòng chống mệt mỏi, tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu dưỡng khí, cải thiện công năng miễn dịch.
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, khoa Đông Y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho hay gà ác, còn được gọi là ô cốt kê, ô kê (gà đen), dược kê, vũ dương kê, dương mao kê, hắc cước kê (gà chân chì), trúc ty kê. Đây là loại gà cỡ nhỏ đặc biệt được thuần hoá và nuôi dưỡng như các giống gà khác, có đặc trưng bởi bộ lông trắng không mượt, nhưng toàn bộ da, mắt, thịt và xương đều đen, chân đen có 5 ngón.
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, gà ác vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ can thận, ích khí huyết, dưỡng âm thoái nhiệt, thường được dùng để chữa các chứng bệnh hư nhược, tiêu khát (đái đường), đi tả lâu ngày do tỳ hư, lỵ lâu ngày, chán ăn, đới hạ (khí hư), di tinh, hoạt tinh, cốt chưng (nóng âm ỉ trong xương), đạo hãn (ra mồ hôi trộm), kinh nguyệt không đều.
Theo dinh dưỡng học hiện đại, thịt gà ác ít lipid, rất giàu protid, có khoảng 18 loại acid amin, nhiều vitamin như A, B1, B2, B6, B12, E, PP... và các nguyên tố vi lượng như K, Na, Ca, Fe, Mg, Mn, Cu... Trong 100 g thịt gà ác có khoảng 22,3 g protid (ở thịt gà ta, chỉ số này là 18,2-20,3 g), 2,3 g lipid (thịt gà ta chỉ số này là 7,5-10,5 g), 17 mg Ca, 2,3 mg Fe, 210 mg P...
Theo thạc sĩ Toàn, thịt gà ác có tác dụng phòng chống mệt mỏi, tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu dưỡng khí, cải thiện công năng miễn dịch, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống võng mạc nội mô, tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể.
Trên thực tế, để nâng cao công dụng của gà ác, người xưa thường phối hợp với một số dược liệu và chế biến thành những món ăn - bài thuốc (dược thiện) - vừa dễ dùng vừa phát huy triệt để công dụng của gà ác.
Gà ác là món ăn rất bổ dưỡng. Ảnh: SKĐS.
Dùng cho người suy nhược, gầy, ốm yếu
Thành phần: Thịt gà ác 100 g, đông trùng hạ thảo 10 g, hoài sơn 30 g.
Cách chế: Thịt gà ác rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm cùng với đông trùng hạ thảo và hoài sơn thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn nhiều lần trong ngày.
Dùng khi đau đầu, chóng mặt, đau lưng
Thành phần: Gà ác 50 g, kỷ tử 10 g, gừng tươi.
Cách chế: Thịt gà rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi nầm cùng kỷ tử và gừng tươi thật nhừ, cho thêm gia vị, ăn nóng.
Dùng cho phụ nữ kinh không đều
Thành phần: Gà ác 1 con, đương quy 10 g, thục địa 10 g, bạch thược 10 g, tri mẫu 10 g, địa cốt bì 10 g.
Cách chế: Gà làm thịt, bỏ lông và nội tạng, chặt miếng. Các vị thuốc rửa sạch, sau đó, cho tất cả vào nồi hầm thật nhừ, chế đủ gia vị, chia ăn trong ngày.
Dùng cho người bị gãy xương
Thành phần: Gà ác trống 1 con, tam thất 5 g, rượu vang và gia vị vừa đủ.
Cách chế: Gà ác làm thịt, bỏ lông và nội tạng; tam thất thái phiến, cho vào trong bụng gà cùng với một chút rượu vang và gia vị; tất cả đem hầm cách thuỷ cho chín.
Dùng cho nam giới di tinh
Thành phần: Gà ác 1 con, hạt sen trắng 15 g, khiếm thực 15 g, gạo nếp 150g.
Cách chế: Gà làm thịt, bỏ lông và nội tạng, chặt miếng; hạt sen bỏ lõi ; khiếm thực và gạo nếp rửa sạch; tất cả cho vào nồi nấu thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn trong ngày.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, người ta còn dùng thịt gà ác tẩm mật ong, nướng qua rồi đem sấy khô giòn, tán thành bột mịn (ô kê tán) hoặc làm thành viên hoàn (ô kê hoàn) hoặc đem ngâm với rượu uống để bồi bổ sức khoẻ. Nhiều nơi còn dùng xương gà ác nấu thành cao, uống để chữa chứng hư nhược, chán ăn, mệt mỏi, đau lưng, mất ngủ, yếu sinh lý.
Theo Zing
Nữ giới cứ thức khuya nhiều rất dễ mắc phải 5 căn bệnh, 3 trong số đó đều là bệnh phụ khoa Việc thức khuya thường xuyên rất dễ khiến sức khỏe của hội con gái suy giảm, thậm chí còn là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau. Thức khuya là một trong những thói quen thường gặp của giới trẻ thời nay. Có người thức khuya là để cố giải quyết những công việc đang còn dang dở...