Nghề tìm vàng ở bờ biển du lịch
Hừng đông, mặt biển Vũng Tàu mờ sương, vắng lặng. Một người đàn ông gầy đeo một dụng cụ rà kim loại như chiếc gậy dài hơn 1m, chính giữa có gắn thiết bị phát tín hiệu. Anh đang tìm vàng.
Phần dưới của dụng cụ này có một bộ phận giống như cái đĩa, đường kính hơn 1 gang tay. Anh đưa qua đưa lại “cái đĩa” trên mặt cát, thỉnh thoảng nghe tiếng tít tít, anh dừng lại dùng vá đào một lỗ cát rồi di chuyển “cái đĩa” qua lại. Tôi tiến gần hơn và hỏi: Anh tìm gì trong cát vậy? Anh buông một chữ gọn lỏn: Vàng!
Nhìn nước da đen nhẻm, quần áo cũ nhàu, tôi đoán anh cật lực với công việc này. Anh kể mình tên Hồng, quê ở Bà Rịa, làm nghề nhặt vàng (do tôi đặt tên) đã 9 năm. Mấy đứa nhỏ đi học, vợ lo nội trợ. Mỗi ngày anh ra biển trước khi trời sáng.
Tôi hỏi: Thường anh nhặt được những gì? – Đủ thứ, như bông tai con nít, tòng teng của dây lắc, dây chuyền, nhẫn… Đây là những thứ lúc người ta tắm biển bị đứt, tuột ra, sóng đánh theo cát dạt vào bờ.
Video đang HOT
Rà cát tìm vàng.
Khi trời đã sáng hẳn, bãi biển xuất hiện thêm một số người mang dụng cụ giống anh Hồng, đi lại rà tìm trên bãi cát.
Mỗi ngày qua đi Vũng Tàu lại có thêm những điều mới lạ, nhất là sự phát triển đô thị một cách nhanh chóng, diện mạo tươi mới, đồ sộ tăng lên… Trong cái vội vã, tất bật thường ngày còn có những người làm công việc khá đặc biệt như anh Hồng và những đồng nghiệp của mình trên bãi cát – đi tìm sự may mắn.
Theo Dantri
Sự thật kho báu "trinh nữ" giữa lòng Hà Nội (kỳ cuối)
Chẳng biết là sự trùng hợp hay sự trừng phạt của "hồn ma trinh nữ", "thần giữ của" mà chuyện làm ăn của ông Hận liên tiếp gặp vận rủi.
Kỳ cuối: Hồn ma trinh nữ trị máu người tham
Không tính bao nhiêu tiền đầu tư cho cuộc tìm vàng thất bại, ông liên tục buôn bán thua lồ, đã mấy lần trong nhà không còn đến "một bơ gạo xấu". Thời vàng son của đại gia Nguyễn Tài Hận chỉ còn là quá khứ. "Trụ mãi gia cảnh giờ cũng chỉ còn trung bình. Nghĩ lại thấy mình dại và ân hận quá. Rốt cuộc, cũng chỉ tại mình tham" - ông Hận cười buồn và chợt nghĩ cái tên của mình :Tài và Hận!
Tan giấc mộng vàng
Nhưng "giấc mộng vàng" ở núi Bạch Tuyết đâu chỉ có ông Hận vướng phải. Hàng chục người khác, cả người làng Linh Thượng và người nơi khác nghe tiếng có kho báu tìm đến nhưng ra về lại trắng tay rồi gặp chuyện xui xẻo, không may. "Có người phá sản, người nghèo đói túng quẫn, người bệnh tật, người chết trẻ hoặc con cái lục đục, gia đạo tan nát" - lão nông Nguyễn Văn Minh dẫn chúng tôi đi sâu vào trong hang núi Bạch Tuyết rồi chậm rãi kết luận. "Người tín tâm cho rằng đó là hồn ma trinh nữ đã hiển linh trị máu những người tham lam".
Cũng chính vì linh thiêng gắn liền với những là đồn thổi xuất hiện hồn ma trinh nữ nên núi Bạch Tuyết còn có tên khác là núi "cô tiên hay là "núi thần của".Người dân dưới chân núi cũng kể lại một điều lạ khác là nhiều hôm cứ đến 4h chiều, ở núi Bạch Tuyết lại bốc ra mùi như nước mắm nồng nặc. Bởi thế, người dân ai cũng sợ, không dám xâm phạm khiến ngọn núi lại được bao bọc thêm một lớp màn huyền bí.
Nhiều bạn trẻ đến núi Bạch Tuyết thành tâm tìm hiểu sự tích.
Để rõ thực hư hơn, chúng tôi tìm gặp bà Đỗ Thị Cấm, người đã hơn 20 năm trông hương khói tại núi Bạch Tuyết. Theo lời bà Cấm cho biết: "Trên đỉnh núi, người dân thờ bà chúa Hẹ và quan Thượng Lềnh là người có thật chứ không phải thờ "hồn ma trinh nữ trông coi kho báu như người ta nói. Chuyện có kho báu phía dưới hay không thì không ai dám chắc chắn. Nhưng có thật hay không thì theo tôi không có cơ sở để nói dưới 4 tảng đá kia có kho báu."
Bà Đỗ Thị Cấm nói chuyện kho báu là hoang đường. Ảnh: Đình Tú
Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND xã Vân Côn - ông Nguyễn Văn Sơn, chính sự linh thiêng của ngọn núi nên khách thập phương ngày rằm, lễ Tết tìm về đây cúng bái rất nhiều. "Tất cả những truyền thuyết và lời đổi thổi về lời nguyền ma ám đều không có căn cứ. Ngay nhiều người bảo mơ thấy "tiên nữ" , hay "hồn ma trinh nữ" cũng chỉ là giấc mơ. Còn việc có vàng, kho báu hay cổ vật ở núi Bạch Tuyết hay không thì các nhà khảo cổ cần vào cuộc một cách nghiêm túc để có thông tin chính xác tránh việc người dân trong xã và nơi khác đến tìm vàng làm mất trật tự an ninh".
"Kho vàng chôn dưới đất kia..."
Trao đối với phóng viên Đất Việt, chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân gian Phạm Viết Kính cho rằng Việt Nam là nước nông nghiệp từ lâu đời, lại là một nước phương Đông nên việc sở hữu đất đai cũng như ước mơ có trong tay nhiều kim loại quý hiếm là vàng gần như là văn hóa. Người ta muốn có vàng để làm đồ trang sức, của để dành, lại là tài sản đảm bảo cho sự giàu có, thịnh vượng. Rồi những cuộc tao loạn, chiến tranh khiến người ta ly tán thì vàng được chôn cất lại, người chết cũng được táng theo một số vàng để làm may cho con cháu sau này. Những truyền thuyết về kho báu vàng cũng từ đó mà sinh ra nhưng chỉ một số kho báu là có thật còn đâu chỉ là đồn thổi.
Chuyện trấn yểm kho báu bằng việc chôn sống người hay cụ thể là trinh nữ cũng không thể xác định thực hư. Theo quan điểm dân gian, người Trung Quốc hay áp dụng cách này để duy trì sở hữu kho báu cho dòng họ hay gia tộc đời sau. Tuy nhiên điều này không có cơ sở khoa học kể cả về quan điểm dân gian. Nhất là người Trung Quốc bắt thiếu nữ Việt để làm thần giữ của cho mình thì cũng phi lý.
Về vấn đề kho báu chôn dưới đất như những truyền thuyết của Việt Nam sẵn có, tôi cho rằng đó là cách khuyên răn người Việt như truyện ngụ ngôn "Lão nông và các con" của La Fontaine đại ý khuyên các con cày sâu cuốc bẫm, chăm chỉ làm lụng gắn liền với đất đai. Đó chính là kho báu bền vững bằng chính sức lao động của mình.
Theo plxh
"Dớp" khe làng và những cái chết thương tâm Những năm gần đây, dọc theo con khe đã xảy ra nhiều cái chết thương tâm, tất cả đều đang ở độ tuổi thanh niên và học sinh, khiến con khe trở nên u ám, vắng lặng. Từ ngày xảy ra nhiều cái chết thương tâm khiến dọc khe u ám Con khe có tên là khe Đồng Cháy thuộc địa bàn xã...