Nghe tiếng ồn trên tầng gác mái suốt 4 năm liền nhưng đinh ninh là chuột chạy, cặp vợ chồng tái xanh mặt khi phát hiện sự thật
Đôi vợ chồng vẫn nghĩ rằng có một vài con chuột làm tổ trên mái nhà mình nên không quan tâm cho đến khi tận mắt nhìn thấy cảnh tượng hãi hùng.
Dù có sạch sẽ và ngăn nắp đến đâu đi chăng nữa thì mọi người cũng khó có thể đuổi sạch được lũ chuột hoặc côn trùng lởn vởn trong nhà mình. Nếu chúng không quá gây phiền phức cho cuộc sống sinh hoạt của gia đình thì thôi cũng kệ! Vậy mà có một gia đình ở thành phố Englewood, bang Florida (Mỹ) sống chung với “ tiếng ồn” trên gác mái suốt 4 năm liền vẫn không chịu tìm hiểu nguyên nhân. Chỉ đến khi cảnh tượng kinh hoàng đập vào mắt, họ mới bủn rủn chân tay.
Ông Bob van der Herchen và vợ là bà Linda.
Chia sẻ với kênh truyền hình WFLA-TV (một chi nhánh của đài NBC), ông Bob van der Herchen cho biết vợ và con trai của ông đã phàn nàn về việc nghe thấy âm thanh trên gác mái trong vài năm. Thế nhưng, cả gia đình vẫn nghĩ rằng tiếng ồn phát ra từ những con chuột thích quậy phá nên không bận tâm.
Đến khoảng tháng 7/2017, khi cậu con trai cảm thấy quá khó chịu với những âm thanh phát ra từ trên mái nhà, ông Bob mới quyết định phá một mảng trần nhà để tìm hiểu nguyên nhân.
Lúc này, ông mới sửng sốt và hãi hùng nhận ra rằng đó không phải là chuột hay thứ gì khác mà là một con trăn khổng lồ. Ngay lập tức, Bob phải gọi thợ chuyên bắt rắn đến di chuyển con trăn ra khỏi mái nhà mình. Nó là một con trăn đuôi đỏ thuộc họ trăn Nam Mỹ dài gần 2m. “Tôi phải mất vài phút mới bình tĩnh và tin vào cảnh tượng trước mắt mình. Hóa ra suốt mấy năm nay gia đình tôi đã sống chung với nó mà không hay biết. Nó thực sự nằm ở ngay bên trên mái nhà, đúng vị trí vợ tôi hay ngồi”, ôngBob nói.
Hóa ra một con trăn khổng lồ đã trú ngụ trong nhà ông Bob suốt nhiều năm.
Chuyên gia bắt rắn tên Mark Lampart đã đến và di chuyển con vật ra khỏi cái tổ mà nó tự làm trên mái nhà Bob. Mark tìm thấy một số mảng da ở đó và nói với gia đình rằng con vật có thể đã sống ở đó trong 2 đến 4 năm. Vậy là từng ấy thời gian, gia đình Bob sống chung với một con “quái vật” khổng lồ mà không hề hay biết.
Bob nói với phóng viên kênh truyền hình WFLA-TV rằng ông tin con trăn khổng lồ ấy từng là thú cưng của ai đó và nó trườn lên được mái nhà ông nhờ một cây dây leo gần đó.
Chuyên gia bắt rắn Mark Lampart đã xử lý con vật và quyết định đem nó về nuôi.
Kỳ vĩ khung cảnh hàng chục nghìn con rùa biển xanh bơi vào bờ làm tổ
Được biết đây là số lượng rùa biển xanh lớn nhất từng được tính toán từ trước đến giờ kéo về đây làm tổ đẻ trứng.
Các chuyên gia thuộc Sở Khoa học và Môi trường Queensland (Úc) mới đây đã công bố những thước phim được quay bằng flycam (máy bay không người lái) về quá trình di chuyển về nơi làm tổ của loài rùa biển xanh.
Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, loài rùa biển xanh có tập tính sinh sản bắt đầu từ cuối tháng 10 và kéo dài đến tháng 2 năm sau. Bởi vậy, cứ đến khoảng thời gian này trong năm, rùa biển xanh trên khắp nước Úc cũng như nhiều nơi khác như Papua New Guinea, Indonesia và Vanuatu... sẽ di chuyển đến rạn san hô Great Barrier ở đảo Raine để làm tổ.
Nằm cách khoảng 620 km về phía Tây Bắc thành phố Cairns, tiểu bang Queensland, nước Úc, đảo Raine được biết đến như là địa điểm sinh sản lớn nhất của loài rùa biển xanh trên thế giới.
Trước đây, để tính toán số lượng rùa biển kéo về đây sinh nở, các nhà khoa học sẽ phải sử dụng những cách như ngồi trên thuyền đếm từng con đang bơi đến một và đánh dấu trắng trên lưng những con ở trên bờ. Sau đó, tổng hợp lại dữ liệu để xác định số lượng rùa biển xanh xuất hiện trong khu vực.
Tuy nhiên, đây là cách thủ công tốn rất nhiều thời gian và công sức. Sự ra đời của flycam đã khiến công việc tổng hợp thay đổi.
"Sử dụng máy bay không người lái khiến công việc trở nên dễ dàng, an toàn và chính xách hơn rất nhiều. Dữ liệu sẽ được xử lý ngay lập tức và được đem đi lưu trữ vĩnh viễn", Andrew Dunstan - phát ngôn viên của Sở Khoa học và Môi trường Queensland cho biết.
Nhờ áp dụng công nghệ mới, các nhà khoa học đã tính toán được số lượng rùa biển xanh di chuyển đến đảo Raine năm nay là hơn 60.000 con.
Rùa biển xanh là loài rùa ăn cỏ là chủ yếu. Các con trưởng thành sẽ ăn thực vật biển, còn các con non thường ăn tạp hơn từ sứa, giun, ốc đến cả động vật hai mảnh vỏ. Chúng được liệt kê vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng. Lý do bởi môi trường bị phá hoại và con người đánh bắt tiêu thụ thịt và trứng.
Do đó, việc nghiên cứu quá trình sinh sản của chúng là vô cùng quan trọng để các nhà khoa học tìm ra những phương pháp bảo vệ giống loài này.
Sự thật rợn người "đám cưới ma" quái đản ở Trung Quốc Dưới thời phong kiến, xã hội Trung Quốc thực hiện một tập tục rùng rợn là "đám cưới ma". Đám cưới đặc biệt này được tổ chức như thật cho những người chưa kết hôn để gia đình tránh gặp xui xẻo. " Đám cưới ma" hay còn gọi là "minh hôn" (âm hôn), được cho là tồn tại từ hơn 3.000 năm...