Nghề “tiên cá” huyền thoại của phụ nữ Nhật Bản
Làm “tiên cá” là nghề truyền thống có nguồn gốc từ 5.000 năm trước ở Nhật Bản.
Một nữ thợ lặn ama ra biển bắt hải sản với dụng cụ thô sơ
Gần một phút đã trôi qua nhưng làn nước biển trước mắt vẫn bình yên, chỉ có một cái phao cấp cứu nhỏ nổi lềnh phềnh.
Bên trong phao là một tấm lưới, được gọi là sukari, chứa đầy hải sâm. Ngay lúc đó, một người phụ nữ từ dưới biển trồi lên. Bà hít thở và bắt đầu huýt một tiếng sáo lanh lảnh.
Khi bà quay trở lại thuyền đánh cá, thuyền trưởng Masumi Nakamura chỉ vào bà và tự hào nói: “Vợ của tôi Sayuri là ama tốt và nhanh nhẹn nhất ở đây. Bà ấy có thể bắt tới sáu con bào ngư chỉ trong một lần lặn dưới nước.”
Thợ lặn ama sẽ dành khoảng 1,5-2 giờ mỗi buổi sáng trên biển, tự do lặn để tìm mọi loại hải sản, từ hải sâm, rong biển đến bào ngư
Sayuri Nakamura, 64 tuổi, thuộc nhóm 5 nữ thợ lặn ama – những người chuyển săn hải sản ở vùng nước trong và quanh thành phố Toba của Nhật Bản.
Tùy vào chỉ định trong ngày của Hội Ama địa phương, họ sẽ dành khoảng 1,5-2 giờ mỗi buổi sáng trên biển, tự do lặn để tìm mọi loại hải sản, từ hải sâm, rong biển đến bào ngư.
Sayuri và chồng đã làm việc cùng nhau kể từ khi bà 19 tuổi, năm đầu tiên bà bắt đầu lặn.
Video đang HOT
“Điều kiện số 1 của tôi khi lấy vợ đó là người phụ nữ ấy phải là một thợ lặn ama,” ngư dân Masumi nói. “Khi đó, chúng tôi có thể ở bên nhau cả ngày”.
Làm “tiên cá” là nghề truyền thống có nguồn gốc từ 5.000 năm trước ở Nhật Bản
Truyền thống thợ lặn ama là một truyền thống lâu đời ở Nhật, được gọi là “những người phụ nữ của biển”. Theo CNN, truyền thống này lần đầu được ghi nhận khoảng 5.000 năm trước.
Tuy ngành công nghiệp này từng phát triển mạnh, hiện nay chỉ còn khoảng 2.000 thợ lặn ama ở Nhật Bản.
Khoảng 800 người trong số đó cư trú tại Ise-Shima của quận Mie, một khu vực nổi tiếng với nguồn hải sản dồi dào. Giống với Sayuri, nhiều “nàng tiên cá” đang ở độ tuổi 60 và đã lặn cả cuộc đời họ.
Tuy ngành công nghiệp này từng phát triển mạnh, hiện nay chỉ còn khoảng 2.000 thợ lặn ama ở Nhật Bản.
Vào những năm sau Thế chiến II, những “nàng tiên cá” có thực này chỉ mặc khố, đeo mặt nạ lặn và băng đô để bảo vệ đầu.
Đồng phục của họ sau đó chuyển thành quần và áo bằng vải kín đáo hơn. Đến năm 1960, các “nàng tiên cá” Nhật Bản mới bắt đầu mặc bộ đồ bơi cao su.
Vào những năm sau Thế chiến II, những “nàng tiên cá” có thực này chỉ mặc khố, đeo mặt nạ lặn và băng đô để bảo vệ đầu
Tiếng huýt sáo của những người phụ nữ khi nổi lên mặt nước cũng có tác dụng đặc biệt. Nó được gọi là isobue, hay “tiếng còi đại dương”, giúp điều hòa hơi thở, theo CNN.
Toàn bộ quá trình lặn tự do này đã giúp các ama phát triển một dung tích phổi rất lớn. Đây là đặc điểm mà nhiều người truyền lại cho con cái của họ.
Thực tế, mẹ của bà Sayuri, 91 tuổi, cũng từng là một thợ lặn ama. Bà nghỉ hưu ở tuổi 70.
Đồng phục của họ sau đó chuyển thành quần và áo bằng vải kín đáo hơn. Đến năm 1960, các “nàng tiên cá” Nhật Bản mới bắt đầu mặc bộ đồ bơi cao su
Theo danviet
Người trúng xổ số 92 tỷ đồng: Sẽ dành một phần làm từ thiện và vẫn bán thịt heo
Chiều 17/10, chị Nguyễn Thị Ánh Đào, 32 tuổi (ngụ phường 8, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) cho biết sau khi trúng số sẽ dành một số tiền làm từ thiện và quyết giữ nghề bán thịt heo ở chợ dù có nhiều tiền.
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, ngày 16/10 chị Đào mua tờ vé số với giá 10.000 đồng từ một người bán vé số quen ở địa phương. Đến tối khi dò thấy các đã số in trên vé trùng khớp với kết quả xố số của Công ty TNHH MTV Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott).
Ngày 17/10, tin chị Đào trúng số hơn 92 tỷ đồng đã lan rộng khắp các vùng quê, các quán cà phê, chợ vì lần đầu tiên ở Việt Nam có người trúng số với số tiền lớn đến như vậy. Nhiều người là bà con dòng họ, hàng xóm đến nhà để chúc mừng, chia vui cùng gia đình chị được may mắn trúng số tiền tỷ.
Chị Đào quyết theo nghề bán thịt heo dù có nhiều tiền từ trúng số
Theo chị Đào, chị và chồng là anh Huỳnh Thanh Hiền, 35 tuổi (ngụ khóm 7, P8, TP Trà Vinh) lấy nhau được hơn 5 năm và có 1 bé trai tên Huỳnh Minh Thắng, 4 tuổi. Gia đình làm nghề buôn bán thịt heo cũng chỉ tạm đủ sống qua ngày.
Ngay sau khi trúng số, chị Đào đã nhờ cha ruột mình là ông Nguyễn Quốc Thái, 59 tuổi và các anh em trong gia đình thuê xe lên TP Hồ Chí Minh nhận giải từ lúc sáng sớm đến chiều vẫn chưa về.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử xổ số Việt Nam có một người trúng xổ số giá trị lớn như vậy, và cũng là trường hợp hiếm hoi trên thế giới.
Theo quy định hiện hành, thuế thu nhập cá nhân đối với người trúng thưởng được quy định tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Cụ thể, điều 15 quy định, Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng là thu nhập tính thuế và thuế suất. Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng không phụ thuộc vào số lần nhận tiền thưởng.
Nhiều người thân đến chia vui cùng gia đình chị Đào
Theo chị Đào, do may mắn mới trúng số tiền lớn nên sau khi nhận giải thưởng, trước tiên gia đình sẽ tổ chức trao tặng 400 phần quà, mỗi phần gồm 25kg gạo và 200 ngàn đồng tiền mặt cho bà con nghèo. Sau đó, sẽ tiếp tục bàn phương án làm ăn thêm nhưng vẫn theo đuổi nghề truyền thống là bán thịt heo ở chợ của gia đình từ trước đến nay.
Minh Giang
Theo Dantri
Nữ thợ lặn duy nhất vớt chiến hạm Mỹ ở miền Tây Các chiến hạm và tàu sắt Mỹ, cùng hàng trăm tấn vỏ đạn, máy móc, ghe tàu... là những chiến tích mà nữ thợ lặn ở miền Tây đưa được từ đáy sông lên bờ trong suốt hàng chục năm hành nghề. Những con tàu nặng hàng trăm tấn bị vùi dưới lớp bùn sâu nhiều mét ở lòng sông được nữ thợ...