Nghệ thuật Xòe Thái – biểu tượng văn hóa gắn kết cộng đồng
Xòe Thái là một loại hình sinh hoạt văn hóa đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Thái ở khu vực Tây Bắc nước ta.
Từ bao đời nay, Xòe Thái gắn bó mật thiết với phong tục, tập quán, nghi lễ, lễ hội cũng như đời sống văn hóa, văn nghệ của người dân. Ngày nay, Xòe Thái trở thành sợi dây kết nối cộng đồng và là “tài nguyên” đặc hữu để các địa phương phát triển du lịch.
Gắn kết cộng đồng
Trong kho tàng dân ca dân vũ của dân tộc Thái, Xòe chiếm một lượng lớn và có vị trí rất quan trọng. Người Thái múa Xòe, không chỉ nhằm thể hiện đời sống sinh hoạt, gắn bó cộng đồng, gắn bó với thiên nhiên, với tâm linh theo quan niệm âm dương ngũ hành xuất phát từ văn minh lúa nước, mà còn thể hiện giá trị nhân văn, giá trị văn hóa sâu sắc. Xòe là biểu tượng văn hóa Thái góp phần gắn kết con người với con người, con người với trời đất một cách sinh động đầy tính lãng mạn nhưng cũng đậm tính xã hội.
Đặc biệt, Xòe Thái có tính bình đẳng rất cao. Khi đã vào vòng Xòe, không còn phân biệt giàu nghèo, đẳng cấp. Trong bất cứ tiệc lớn, tiệc nhỏ như: Mừng nhà mới, đám cưới hoặc Xên bản, Xên mường mà không Xòe thì họ coi bữa tiệc đó không vui, không thành công. Chính vì vậy, Xòe đã trở thành một phần cuộc sống, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của đồng bào Thái vùng Tây Bắc.
Múa Xòe là biểu tượng văn hóa Thái góp phần gắn kết con người với con người, con người với trời đất một cách sinh động, lãng mạn, đậm tính xã hội. Ảnh: TTXVN phát
Video đang HOT
Nói về nguồn gốc của những điệu Xòe, Nghệ nhân Ưu tú Lò Văn Biến lý giải: Mường Lò là đất tổ của người Thái Đen. Ngay từ khi đặt chân đến vùng đất màu mỡ, trù phú nhưng còn hoang sơ này, những người tiên phong trong cuộc sinh cơ lập nghiệp luôn phải chống lại kẻ thù 2 chân và 4 chân. Xòe phản ánh bước đường chinh chiến của cha ông đoàn kết chống kẻ thù, tạo nên sức mạnh trị thủy, khai phá đất đai và mong ước một cuộc sống sinh sôi nảy nở. Không những thế khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định, người Thái dần dần nhận thức rõ về vũ trụ, mối quan hệ thiên – địa – nhân và vai trò của con người trong mối quan hệ tổng hòa đó. Những điệu Xòe ra đời như một sự tất yếu hàm chứa những giá trị văn hóa nhân sinh cao đẹp, triết lý sâu sắc, ẩn chứa trong từng động tác, từng điệu Xòe.
Những điệu Xòe không khác gì một xã hội thu nhỏ của người Thái, phản ánh cuộc sống, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng bằng phương thức tư duy ngôn ngữ múa dân gian Thái. Cùng với những điệu khắp trữ tình, các điệu khèn, điệu pí, Xòe ăn sâu vào lòng người một cách tự nhiên. Qua mỗi điệu Xòe, con người gần gũi, chan hòa với nhau hơn, yêu đời, yêu người để bước vào cuộc sống lao động, chiến đấu với niềm tin yêu sáng trong vô hạn. Qua những điệu Xòe người ta còn thấy được cuộc sống của xã hội người Thái từ thủa sơ khai cũng như sự nhận thức về nhân sinh quan và thế giới quan.
Theo Nghệ nhân Ưu tú Lò Văn Biến, Xòe phản ánh hiện thực cuộc sống, bởi vậy có giá trị giáo dục đạo đức, góp phần làm nên một bản sắc cốt cách văn hóa không thể pha trộn. Xòe tăng giá trị biểu cảm, đồng thời góp phần khẳng định bản chất con người của người Thái, kiên cường bất khuất, dũng cảm khiêm tốn, sáng tạo và cần cù hướng con người tới lý tưởng cao thượng, lối sống lành mạnh bồi đắp cho các thế hệ những tư tưởng tình cảm cao đẹp.
“Xòe không chỉ để thỏa mãn cảm xúc thẩm mỹ, mà còn là tri thức dân gian có tác dụng kích thích phát triển của con người, góp phần giúp con người thêm tự nhiên, sống thuận với tự nhiện, biết điều chỉnh hành vi, lối sống cho phù hợp với đạo làm người. Xòe Thái là giá trị phi vật thể vô giá trong kho tàng văn hóa Thái nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung mang một sắc thái riêng, mang tính cội rễ từ thủa mở cõi”, Nghệ nhân Ưu tú Lò Văn Biến nhấn mạnh.
Ngày 15/12/2021, Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự ghi danh này thêm một lần nữa khẳng định thế giới đánh giá cao giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung, của loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng người Thái ở vùng Tây Bắc nói riêng. Nghệ thuật Xòe Thái được ghi danh là niềm vinh dự, tự hào của cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc 4 tỉnh Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu nói riêng. Cùng với niềm vui về sự vinh danh là trách nhiệm về công tác bảo tồn, để di sản sống mãi trong cộng đồng.
Việc UNESCO ghi danh nghệ thuật xòe Thái vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã chứng minh sức sống mãnh liệt, vị trí đặc biệt quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể này của không chỉ đồng bào người Thái, mà còn của chung cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong dòng chảy văn hóa đất nước, tăng thêm niềm tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc Thái và phát huy tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc ở Việt Nam.
Tài nguyên phát triển du lịch cộng đồng
Người Thái ở Việt Nam sinh sống trải dài từ vùng Tây Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình) đến miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Với người Thái ở Tây Bắc hiện nay thì Xòe là một loại hình múa dân gian phổ biến trong sinh hoạt văn hóa truyền thống của tộc người này. Vào cửa ngõ của Tây Bắc, đến thung lũng Mai Châu, chúng ta đã gặp Xòe, qua Mường Mai, Mường Muổi (Quỳnh Nhai, Sơn La), Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái), ngược lên Mường So (Phong Thổ, Lai Châu), hay Mường Lay (Điện Biên) chúng ta đều gặp những điệu Xòe của những người con gái Thái trong trang phục áo cóm duyên dáng.
Đối với đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc, Xòe gắn liền với đời sống của đồng bào. Người Thái Xòe trong lễ hội mùa xuân, trong lễ xên bản, xên mường, Xòe trong lễ mừng mùa của cộng đồng, trong lễ lên nhà mới, trong đám cưới và Xòe trong các cuộc liên hoan văn nghệ, trong các sự kiện chính trị của các địa phương để giao lưu, kết bạn và kết nối cộng đồng trong những vòng Xòe. Mỗi người khi tham gia vào vòng Xòe đều cảm thấy mình là một phần của cộng đồng. Sức sống của Xòe Thái đã trở thành một nét đẹp văn hóa, món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc. Xòe là sân chơi cho người dân giải trí sau những ngày lao động vất vả, đồng thời xòe được coi là phương tiện giao tiếp kết nối mọi người xích lại gần nhau và xòe đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, là “tài sản” của các dân tộc sinh sống trên rẻo cao Tây Bắc.
Là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc, Xòe Thái mang trong mình những giá trị văn hóa – nhân văn đặc sắc, trở thành phương tiện giao tiếp, kết nối cộng đồng; một tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Khi du lịch đang được đẩy mạnh ở để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Xòe Thái trở thành “nguyên liệu” đặc hữu cho công nghiệp du lịch cần được tổ chức khai thác, phát huy tác dụng phù hợp, hiệu quả để tạo ra các sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng, tạo sức hút cho du lịch ở các địa phương có Xòe Thái.
Trong cảm nhận của nhiều du khách, vùng đất Tây Bắc có tài nguyên du lịch văn hóa phong phú là kho tàng văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc Thái, Mường, Mông, Dao, Hà Nhì, Khơ Mú… trong đó nổi bật nhất là nghệ thuật Xòe của người Thái. Những điệu múa Xòe mang đậm chất núi rừng Tây Bắc của những cô gái dân tộc Thái trong trang phục truyền thống đã mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên khi đến Tây Bắc. Ngày nay, nghệ thuật Xòe đã trở thành một sản phẩm du lịch khi du khách đến với bản làng của người Thái ở Tây Bắc; góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương thông qua các dịch vụ du lịch cộng đồng phục vụ du khách tham quan.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, phương thức tiếp cận quan trọng để bảo tồn, phát huy giá trị của nghệ thuật Xòe Thái gắn với phát triển du lịch là tăng cường sự tham gia của cộng đồng, bởi đây là yếu tố quan trọng để các giá trị của Xòe Thái được bảo tồn và phát huy đầy đủ nhất. Nghệ thuật Xòe Thái là nguồn lực sẵn có để phát triển văn hóa và du lịch cộng đồng phục vụ cho lợi ích của người dân.
Cách tốt nhất là để di sản văn hóa “được sống” trong chính cộng đồng và trở thành nguồn lực phát triển kinh tế, bảo tồn bản sắc tộc người. Điều này không chỉ tôn vinh, bảo tồn, phát huy được giá trị của nghệ thuật xòe Thái mà còn làm cho nghệ nhân có thể sống được bằng nghề, người yêu nghệ thuật xòe Thái có không gian để sinh hoạt và thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng bền vững.
Ngôi đình cổ bên dòng Ngã Cái
Đó là đình Tân Phú Trung, tọa lạc tại ấp Tân Phú, xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Lối vào đình là một con đường quê yên ả, mát rượi. Từ ngã ba quốc lộ 80 - tỉnh lộ 853 (đoạn ngay TP Sa éc), khách phương xa cứ hỏi người dân địa phương, men theo con rạch Ngã Cái đậm màu phù sa là đến ngôi đình cổ kính nằm nép mình bên cầu Ngã Cái.
Trước cổng chính điện của đình.
Đình Tân Phú Trung nằm giữa những vườn cây ăn trái, cánh đồng lúa xanh rì. Theo tài liệu ghi chép tại đây, đình được xin phép xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1835 (năm Minh Mạng thứ 15) đến năm 1842 (năm Thiệu Trị thứ 2) bởi 3 họ tộc là Huỳnh, Cao, Lê và được chức sắc địa phương chấp thuận. Năm 1853, đình bắt đầu được xây dựng với sự giúp sức của người dân quanh vùng, tại trấn Tân Thành, huyện Vĩnh An, thôn Tân Phú Trung. Vào ngày 26-4-1854, đình được vua Tự ức ban sắc phong Thành Hoàng Bổn Cảnh. Năm 1914, ngôi đình bị xuống cấp nghiêm trọng buộc Ban tế tự phải dời đình về dựng tại ấp Tân Phú, xã Tân Phú Trung. Thoạt đầu, đình được xây bằng gỗ, mái lợp lá đơn sơ. Trải qua những thăng trầm, đình được tu sửa những năm 1952, 1977, 1993, 2017... và vẫn giữ diện mạo cổ kính, uy nghiêm.
Kiến trúc đình là một phức hợp hơi khác so với những ngôi đình cổ khác, vì chỉ có dãy chính điện và nhà hương hội (được xây mới vào năm 2012). Sân đình rộng, thoáng đãng, được lát gạch tàu, giữa là cột cờ cao 8m. Dưới chân cột cờ là àn xã tắc. Trước àn xã tắc là Bình phong, phía trước là tranh vẽ cảnh đôi rồng uốn lượn trong mây, phía sau là hổ xuống núi. Trong sân đình, bên phải là miếu Sơn Thần đối xứng là miếu Ngũ Hành Nương Nương. Đây là những biểu tượng văn hóa tâm linh thường thấy của bà con vùng đất này từ xa xưa.
Chính điện gồm ba khối nhà theo kiểu sắp đọi, mỗi nhà có bốn cột chính, có ba nóc, kiểu: thượng lầu hạ hiên, trùng thiềm điệp ốc. Mái đình lợp ngói âm dương, trên cùng trang trí công phu những lưỡng long tranh châu, cá hóa long, lân vờn mẫu tử, bát tiên, chim phượng ngậm cuốn thư... Trong đình, nhiều mảng chạm khắc các hoành phi, bao lam, câu đối với các đề tài khá phổ biến như: long, lân, quy, phụng; xuân, hạ, thu, đông, hoa lá cách điệu. ình có khu thờ Quan Thánh ế Quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành Hoàng Bổn Cảnh. ặc biệt đình có 3 tượng Quan Thánh ế Quân làm bằng gỗ quý hiếm.
ình Tân Phú Trung không chỉ là công trình kiến trúc lâu đời của nhân dân địa phương mà còn là nơi lưu giữ những hoạt động văn hóa tín ngưỡng cộng đồng tiêu biểu, góp phần bảo tồn văn hóa bản địa. Ngày 14-11-2006, đình được UBND tỉnh ồng Tháp công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Ngày 6-6-2012, đình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Hằng năm, lễ hội Kỳ yên đình Tân Phú Trung diễn ra vào những ngày 16, 17 tháng 4 âm lịch (năm chẵn) và 12, 13 tháng 5 âm lịch (năm lẻ) thu hút hàng chục ngàn lượt khách đến tham quan, chiêm bái, cầu quốc thái dân an, một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, mọi việc hanh thông...
Công viên Kim Quy - điểm đến văn hóa Thủ đô Công viên Kim Quy được xây dựng tại xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội, được kỳ vọng trở thành biểu tượng mới của Thủ đô. Một trong những nét đặc biệt của công viên Kim Quy chính là pha trộn giữa nét văn hóa truyền thống nghìn đời xưa của Cổ Loa với mô hình công viên giải trí hiện đại. Phối...