Nghệ thuật xăm trổ nhìn từ một góc lạ
Dưới góc nhìn lạ và đẹp của nhiếp ảnh gia Chris Rainier, nét đẹp mỹ học thuần túy của nghệ thuật xăm trổ được tôn vinh.
Văn hóa xăm trổ tự bao lâu nay trong cách nhìn của đại bộ phận dân chúng, đặc biệt là dân tộc châu Á vốn chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi những tư tưởng Đạo giáo của Lão Tử hay triết học của Khổng Tử, vẫn bị xem như một thứ văn hóa của đường phố, của các băng đảng tội phạm.
Giá trị về mặt mỹ học của những hình xăm đã bị chính con người làm bóp méo, khi họ dùng những hình xăm để làm thước đo trong việc đánh giá vị thế của một cá nhân trong một nhóm người hay một quần thể người (thường là các băng đảng gây tội ác). Ý nghĩa linh thiêng về mặt tín ngưỡng và tôn giáo của những hình xăm nay đã trở thành công cụ để khẳng định vị thế của một sếp sòng trong một băng nhóm xã hội đen, của bậc đàn chị trong giới gái giang hồ, của một đại ca trong nhà giam…
Tuy nhiên, dưới một góc nhìn lạ và đẹp của nhiếp ảnh gia Chris Rainier, thì lớp vỏ bọc phi đạo đức mà con người đã bao trùm lên những hình xăm bấy lâu nay đã được cởi bỏ, từ đó làm lộ rõ và ngời sáng giá trị mỹ học thuần khiết của những họa tiết, hoa văn hình xăm vô cùng độc đáo.
Một người đàn ông Burkina Faso
Với nhiều người đàn ông trong những bộ tộc bản địa tại vùng Tây Phi thì nỗi sợ hãi là một nghi thức của tiến trình nhập môn vào thế giới bộ lạc, đồng thời nó còn là biểu tượng của lòng dũng cảm. Những vết khứa một cách có chủ đích bằng dao cạo sẽ được “ban tặng” lần đầu tiên cho những đứa bé trai đến tuổi dậy thì, và cứ thế tiếp tục cho đến tuổi trưởng thành.
Mỗi một bộ tộc đều có những dấu hiệu hình xăm riêng biệt. Những lằn vết trên khuôn mặt của người thanh niên này nhằm ra hiệu cho các thành viên trong bộ tộc của anh ta rằng hãy tránh xa những linh hồn của quỷ dữ.
Lễ hội xăm mình Burning Man, bang Nevada, Hoa Kỳ
Gã trai này đang khoác lên mình những họa tiết hình xăm tôn giáo vô cùng sắc sảo tại lễ hội xăm trổ Burning Man được tổ chức tại sa mạc Nevada.
Gã là một người theo trường phái Cổ điển Cách tân, một phần của khái niệm văn hóa gồm những hình xăm và xiên móc chằng chịt khắp cơ thể. Những người theo chủ nghĩa Cổ điển Cách tân có đức tin rằng những hình xăm và xiên móc dày đặc đó sẽ giúp họ tái liên lạc với thế giới và nhấn mạnh tính đồng nhất của mỗi cá nhân.
Bộ tộc Maori, Tân Tây Lan
Văn hóa của thổ dân Maori có một truyền thống lâu đời về nghệ thuật xăm mình. Vào thế kỷ XIX, nghệ thuật xăm trổ của thổ dân Maori đã từng bị cấm đoán bởi những người châu Âu đến đây xâm chiếm.
Hai người đàn ông Auckland này là thành viên của nhóm “Quyền lực hắc ám chống lại bọn châu Âu”. Hình xăm trên người họ là sự pha trộn giữa những hoa văn xăm truyền thống của người Maori – gọi là moko, với những biểu tưởng được góp nhặt từ phong trào “Quyền lực hắc ám của nước Mỹ” vào thập niên 60 của thế kỷ XX.
Một thành viên của băng đảng tội ác Yakuza, Nhật Bản
Nhắc tới giới mafia Nhật Bản – tức yakuza, là người ta lại nhớ ngay đến một loại văn hóa xăm trổ chằng chịt và phức tạp hình những nhân vật thần thoại lên khắp toàn thân. Những hình xăm đó được xem như là một biểu tượng cho sự nhập môn vào thế giới ngầm. Quá trình để hoàn tất những hình xăm công phu và sắc sảo đó có thể mất tới hai năm. Tước vị của một yakuza được biểu hiện thông qua màu sắc và họa tiết của hình xăm.
Video đang HOT
Băng đảng ở California, Hoa Kỳ
Ba gã hầm hố này là những thủ lĩnh theo phong trào Cổ điển Cách tân, đang tụ tập bên dưới chân cầu Hoàng Môn ở Cựu Kim Sơn, Hoa Kỳ. Những băng đảng kiểu này thường sở hữu nhiều cửa hiệu riêng chuyên xăm trổ. Các hình xăm trên người của ba gã này thuộc thể loại tribal.
Bộ tộc da đỏ Cuna, Panama
Đây là hai phụ nữ thuộc bộ tộc da đỏ thiểu số Cuna sống cách ly trên quần đảo San Blas ngoài khơi bờ biển Panama.
Với những hình xăm đốm trắng chi chít khắp toàn thân, thoạt nhìn, họ trông giống như những người bị bệnh bạch tạng. Khoác lên nguời họ là những trang phục truyền thống có tên gọi molas, một kiểu sắc phục gồm nhiều ô, lớp vải có những họa tiết vô cùng sắc sảo và đẹp mắt chồng lên nhau. Người ta gọi họ là “Những đứa trẻ của mặt trăng” và tôn kính họ như những tạo vật linh thiêng và quý giá của đấng quyền năng.
Một người phụ nữ Ethiopia
Người phụ nữ Ethiopia theo đạo Tin lành đang sống tại vùng Lalibela này được xăm vẽ lên người những dấu thập tự để bày tỏ đức tin mạnh mẽ của mình vào chúa Giê-su. Được chạm trổ bằng kim, những hình xăm này sẽ từ từ được mở rộng lên tới phạm vi trán và xuống dưới ngực.
Thủ lĩnh Maori, Tân Tây Lan
Từng một lần bị cấm đoán, nghệ thuật xăm trổ truyền thống của người Maori gần đây mới được phục hồi lại trong cộng đồng người Maori sống ở Tân Tây Lan và các khu vực khác thuộc vùng tam giác Polynesia (Polynesia là một quần đảo gồm hơn 1.000 hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác khắp Trung và Nam Thái Bình Dương; tại đây có các tộc người Tonga, Niue, Samoa và một số tộc người thiểu số khác cùng sinh sống).
Những hình xăm moko được chạm trổ trên khắp khuôn mặt, như anh chàng thủ lĩnh người Maori này đang sở hữu đây, là kiểu xăm phổ biến nhất tại Tân Tây Lan.
Hai người phụ nữ đang tắm, Brazil
Màu mực đen lấy từ một loài cây ở lưu vực sông Amazon được dùng để vẽ những họa tiết vô cùng tinh xảo lên thân mình của hai người phụ nữ dân tộc sống ở công viên quốc gia Xingu này. Họ dùng một que củi để vạch lên người những đường nét, mà cứ mỗi một đường nét thể hiện tình trạng và sự sẵn sàng cho một cuộc hôn nhân. Những hình xăm này tồn tại trên lớp da của họ được sáu tháng.
Một người đàn ông đứng trước hoàng hôn, Samoa
Thổ dân Samoa được xem như là tâm điểm của nền văn hóa xăm trổ theo kiểu tribal tại vùng Nam Thái Bình Dương. Không giống như những tộc người khác sinh sống tại Polynesia (như Tonga, Niue), nghệ thuật xăm trổ truyền thống của người Samoa tôn tạo và giữ gìn. Được xem như là một nghi thức quan trọng để gia nhập vào nền văn hóa của người Samoa – không chỉ với riêng nam giới mà còn cho cả nữ giới, những hoa văn này sẽ được tiến hành xăm trổ khi họ bước vào giai đoạn dậy thì.
Những họa tiết hình xăm trên thân hình người đàn ông này cũng thường được vẽ trên những chiếc xuồng truyền thống của người Samoa.
Nhiếp ảnh gia Chris Rainier vốn là một trong những bậc thầy về chủ đề ảnh tài liệu. Những tấm ảnh huyền bí về các nơi chốn linh thiêng trên trái đất hay về những người dân bản địa đã được xuất hiện trên rất nhiều ấn bản báo chí nổi tiếng như: Time, National Geographic, Life, The New York Times… Ông cũng còn là nhiếp ảnh gia chuyên trách mảng văn hóa của người bản địa cho tạp chí địa lý văn hóa hàng đầu nước Mỹ National Geographic.
Nhiếp ảnh gia Chris Rainier
Khắp nơi trên thế giới, chưa có chỗ nào là chưa in dấu chân của ông. Kinh nghiệm và tài năng của Rainier đã được thể hiện qua việc ông đoạt rất nhiều giải thưởng nhiếp ảnh danh giá của thế giới; và vừa mới đây, Chris vừa được ghi tên vào danh sách 100 Nhiếp ảnh gia đương thời có ảnh hưởng nhất thế giới của tờ báo ảnh hàng đầu nước Mỹ, American Photo Magazine.
Mời các bạn chiêm ngưỡng thêm một số bức ảnh đẹp nữa của Chris Rainier về nghệ thuật xăm trổ:
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những kiểu xăm khó tin
Có nhiều người không thích xăm trên da thịt mà lại chọn những vị trí "quái dị" hơn như trên mắt, răng hay cả trong cuống họng.
Những hình xăm trên răng.
Chàng trai này với hình xăm kín cổ.
Hình 1 ngôi sao gần cuống họng.
Xăm cả ở mắt.
Trên lưỡi.
Hình xăm phát sáng.
Thật khó tin.
Theo CV
Xăm cờ 220 quốc kỳ trên người Sau khi đổi tên từ Har Parkash sang Guinness Rishi, người đàn ông Ấn Độ đã có ý định ghi tên vào sách kỉ lục thế giới Guinness bằng việc xăm 220 quốc kỳ trên cơ thể. Ông Guinness Rishi, 67 tuổi, sống ở Delhi đã xăm hàng trăm lá cờ của các quốc gia lên đầu, trán, khuôn mặt, vai và cả...