Nghệ thuật tiếp nhận những kiến thức mới
Đối với cuộc đời, sao ta không thường xuyên rửa sạch “cái ly” của mình, tạo ra một không gian sạch, trước khi sẵn sàng tiếp nhận cái mới.
Có một vị giáo sư, hồi còn trẻ rất chăm chú chuyên tâm nghiên cứu học thuật. Nhưng về sau vẫn cảm thấy mình đang đi theo đường mòn lối cũ , bao năm chẳng làm nên được gì to lớn như dự định lúc ban đầu.
Ngược lại , mấy học trò của ông vừa rời ghế nhà trường đã mau chóng thành đạt trên con đường sự nghiệp với nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế, thậm trí có người còn có những công trình nghiên cứu nổi tiếng. Vị giáo sư cảm thấy cuộc đời khoa học của mình như sắp lụi tàn. Ông trở nên phiền muộn, mặc cảm, suy nghỉ loanh quanh, nhưng không tìm ra được nguyên nhân vì sao. Và ông bắt đầu đâm ra nghi ngờ cả bản thân.
Một lần, ông đem điều này ra hỏi một vị thiền sư nổi tiếng trong vùng, song vị thiền sư chẳng nói gì mà lặng lẽ lấy một cái ly đặt trước mặt ông giáo sư, rồi rót nước vào. Ly đầy nước, mà vị thiền sư vẫn cứ rót mãi. Ông giáo sư mới nhắc nhở: Ủa ly đầy nước rồi kìa.
Vị thiền sư vẫn không ngừng tay và nói với ông giáo sư :- Chẳng lẽ ông không nghĩ ra được điều gì sao? Thật ra mọi sự buồn phiền của ông là ở chỗ cái ly của ông đã quá đầy.
Video đang HOT
Bấy giờ ông giáo sư mới bừng tỉnh.
Trên đây là câu chuyện ngụ ngôn của Nhật Bản. Kỳ thực hiện tượng lão hóa ở con người không phải bắt đầu từ thể xác, mà bắt đầu từ tinh thần! Khi một người đã không tiếp nhận được sự vật mới nữa, có nghĩa là họ đã bắt đầu lão hóa, họ đang thực sự già đi, dầu có nhiều người đang ở độ tuổi còn trẻ. Không phải vì họ không có nhu cầu, mà là do chiếc ly ở trên tay họ đã chứa đầy nước. Dù có đưa bất kỳ một cái gì mới lạ vào, liền bị cái vốn có ở trong làm tan biến đi, hoặc bị tràn đẩy ra ngoài.
Thường nhiều khi ta vô tình đổ các thứ vào chiếc ly của mình. Lâu dần, chiếc ly không còn chỗ để dung nạp những cái mới nữa. Đầy thì tràn đó là cái lý đương nhiện
Đối với cuộc đời, sao ta không thường xuyên rửa sạch “cái ly” của mình, tạo ra một không gian sạch, trước khi sẵn sàng tiếp nhận cái mới. Có như vậy, “cái ly” của mình mới càng ngày càng thêm phong phú và tốt đẹp hơn.
Theo Guu
Thiền sư và tên trộm
Thiền sư Ryokan sống cuộc đời đơn giản nhất trong một căn chòi nhỏ dưới chân núi. Buổi tối nọ, một tên trộm vào chòi và khám phá ra rằng... chẳng có gì trong đó để trộm.
Khi thiền sư Ryokan trở về, bắt gặp tên trộm, ông nghĩ "Có lẽ anh ấy đã đi một quãng đường dài để thăm mình" thiền sư nói với tên trộm, "anh không nên về không như thế. Hãy nhận áo quần của tôi làm quà tặng".
Tên trộm sửng sốt, nhận áo quần và lẩn đi.
Thiền sư Ryokan ngồi trần truồng, ngắm trăng: "Tội nghiệp", thiền sư nghĩ thầm, "Ước gì mình có thể cho anh ta mặt trăng đẹp đẽ này."
Bình luận:
Gặp trộm thì la hét, đánh đập, chửi bới - đó là phản ứng của đại đa số người. Hầu hết mọi người đều được "lập trình" như thế cả, như thể đó là một phản ứng hết sức "tự nhiên" vậy.
Còn thiền sư hoàn toàn làm chủ tâm mình. Đối xử với mọi người như khách quý, dù người đó là ai. Đó là một tâm thức hoàn toàn tự do, hoàn toàn do chính mình làm chủ.
Thiền sư cũng chẳng buồn hỏi "Tại sao anh làm thế?" để nghe giải thích hợp lý như là "Con tôi đang bị bệnh, cần tiền mua thuốc." Mọi người đều là khách quý của thiền sư, thế thôikhông điều kiện, không ràng buộc. Một tâm thức hoàn toàn tự do.
Cũng như vị linh mục trong tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của đại văn hào Victor Hugo, ông đã dùng tình yêu và ân cần mà xử với kẻ trộm, có thể làm cho người đó sửng sốt đến độ không muốn làm sai nữa và chỉ muốn làm điều thiện.
Cái đẹp hiền dịu của ánh trăng và những phút giây hạnh phút nhìn ngắm nó còn cái đáng giá hơn cả bộ áo quần của thiền sư cả muôn nghìn lần. Đó mới là món quà quý để tặng khách. Nhưng rất tiếc là không thể tặng được ánh trăng.
Thực ra, anh trộm cũng đã có mặt trăng rồi và cũng đã có thể ngắm trăng trong hạnh phúc. Nhưng nếu anh không biết "ngắm trăng" thì đành chịu. Người khác không thể cho anh mặt trăng.
Mặt trăng là biểu tượng của tâm tĩnh lặng, tâm trong sáng, tâm giác ngộ, tâm Phậtai cũng đã có hết rồi. Thấy nó được hay không, hưởng nó được hay không, là do chính mình. Chẳng ai có thể giúp mình làm được điều đó.
Theo Guu
Nỗi thống khổ Nếu như chúng ta cứ giữ những đau khổ ấy lại bên mình thì chỉ khiến khoảng không gian của chúng ta bị tối tăm và nhỏ hẹp đi mà thôi. Một hôm, vị thiền sư và người đệ tử của ông ngồi nói chuyện cùng nhau. Người đệ tử này nói: "Thưa thầy! Khoảng thời gian này, con cảm thấy cuộc sống...