Nghệ thuật thiếu tinh tế – những cảnh nóng phim Việt
Nhiều người đã hài hước ví von rằng “phi cảnh nóng bất thành phim Việt” trước sự bùng nổ một cách dữ dội những cảnh nóng “bỏng mắt” trong phim.
Cảnh nóng đã xuất hiện trong những bộ phim Việt xưa. Tuy nhiên, thời gian gần đây, cảnh nóng có vẻ như bùng nổ dữ dội. Các nhà làm phim Việt rất tích cực khai thác cảnh nóng để chuyển tải thông điệp của bộ phim cũng như thu hút sự chú ý của khán giả.
Bên cạnh những cảnh nóng được coi là nghệ thuật thì cũng có những cảnh khiến khán giả phải đỏ mặt. Chuyên đề Cảnh nóng phim Việt sẽ đề cập và đánh giá lại những cảnh nóng xuất hiện trong phim Việt thời gian gần đây.
“Sống chung với mẹ chồng” phát sóng trên khung giờ vàng Việt Nam, bộ phim đi sâu vào vấn đề nổi bật cuộc sống mẹ chồng- nàng dâu và nhanh chóng đạt 3,7 triệu lượt xem trên Youtube. Hai tập đầu của phim đều lọt vào top “Thịnh hành” (Trending) của kênh này. Đây là mục thống kê các video có nhiều lượt xem, lượng bình luận tương tác cao và gây chú ý thời gian gần đây.Bộ phim còn gây chú ý với những cảnh phim nóng bỏng, nhạy cảm trong đời sống vợ chồng.
Một trích đoạn cảnh nóng trong phim ” sống chung với mẹ chồng”Được chiếu trong giờ vàng với số lượng khán giả nhiều độ tuổi theo dõi nhưng” Sống chung với mẹ chồng” liên tiếp với những cảnh vợ chồng nhạy cảm khiến nhiều ” mẹ chồng” xem phim không khỏi bỏng mắt, khó chịu.
Một cảnh nude táo bạo của Phi Thanh Vân trong “Chuông reo là bắn” cũng không ngoại lệ.
Cảnh nude táo bạo của Phi Thanh Vân trong Chuông reo là bắn
Chỉ tính riêng trong năm 2012, những bộ phim gây được chú ý khi ra rạp đều ít hay nhiều khai thác cảnh nóng như: “Cưới ngay kẻo lỡ”, “Nàng men chàng bóng”, “Lấy chồng người ta”, “Scandal”, “Mùa hè lạnh”, “Cột mốc 23″, ….Không còn mang tính chất ước lệ, những cảnh nóng trong phim phần lớn được đề cập một cách trực diện, mãnh liệt và táo bạo.
Không chỉ xuất hiện ồ ạt trên màn ảnh rộng, cảnh nóng còn tấn công vào màn ảnh nhỏ. Bộ phim truyền hình “Hoa nắng” ngay trong tập đầu đã gây sốt với cảnh “liếm ngực” gây tranh cãi.
Video đang HOT
Cảnh nóng tấn công vào màn ảnh nhỏ. Trong ảnh là một cảnh trong bộ phim truyền hình Hoa nắng
Cảnh nóng trong phim Bẫy cấp 3
Bộ phim Chuông reo là bắn thậm chí bị gọi đùa là Chuông reo là …tắm vì nhưng cảnh nóng liên tục xuất hiện trong phim
Không ít những bộ phim mà ảnh nóng trở thành tâm điểm. Nó lấn át hoàn toàn so với thông điệp mà các nhà làm phim muốn chuyển tải tới khán giả như “Chuông reo là bắn” hay “Cảm hứng hoàn hảo”…
Một số bộ phim đã bị cấm chiếu vì khai thác cảnh nóng một cách quá đà. Tiêu biểu nhất phải kể tới “Bẫy cấp 3″. Ngay từ khi chưa ra mắt, “Bẫy cấp 3″ đã gây tò mò cho khản giả bằng việc tung ra đoạn clip ghi lại cảnh tắm trần của người mẫu “ngực khủng” Hoàng Oanh. Tiếp đó, phía nhà sản xuất lại liên tiếp tung ra đoạn trailer cũng như những hình ảnh hậu trường nóng bỏng và những cảnh bạo lực kinh dị.
Điện ảnh là nghệ thuật và việc khai thác những cảnh quay tình cảm là một nghệ thuật tinh tế.Chỉ có điều, cảnh nóng trong phim Việt dường như được đưa vào như một thứ gia vị, một yếu tố để “câu” khán giả. Chính vì thế, nó trở nên gượng gạo, thô thiển và phản cảm. Chính đạo diễn Khải Hưng trong một bài phỏng vấn hồi năm 2011 cũng đã phải thừa nhận rằng: “Tôi cảm thấy hầu hết những cảnh nóng trong phim Việt giả quá, gượng gạo và khiên cưỡng quá. Tôi không thấy cuốn hút, không thấy đẹp, cũng không thấy trân trọng”.
Theo NS
Phim Việt: Nghệ thuật tử tế không phải cuộc dạo chơi!
Nếu chỉ tính toán thu lợi thế nào, tô vẽ tên tuổi của mình ra sao thì chính những người nhân danh làm nghệ thuật đang giết chết nghệ thuật dần mòn.
Điện ảnh là một trong những bộ môn nghệ thuật có chiều dài lịch sử, gắn bó với từng giai đoạn, thời kỳ phát triển của đất nước. "Gia sản" của điện ảnh Việt Nam không ít những tác phẩm gây tiếng vang lớn không chỉ trong nước mà còn quốc tế. Kế tục và phát triển dựa trên nền móng của các thế hệ làm phim, đạo diễn, diễn viên... đi trước, nói đến phim Việt, đến nay, chúng ta cũng không ít lần vỗ ngực tự hào khi được vinh danh ở nhiều châu lục khác nhau chứ không chỉ giới hạn khu vực.
Nói đến thời gian vài ba năm trở về trước, không thể phủ nhận rằng cả phim điện ảnh lẫn truyền hình đều rơi vào "khoảng lặng" đầy bế tắc. Kể cả ở thời điểm hiện tại, thoảng hoặc lắm mới có phim được xem là nổi trội và độc đáo, khác biệt. Trước điều này, các nhà sản xuất không ít lần kêu than về kinh phí làm phim ít ỏi; không có nhiều kịch bản hay và đầu ra bị giới hạn. Chính vì những hạn chế ấy, nhiều đơn vị sản xuất và cả phát hành phim nghĩ ra các "mánh lới" để tạo sức hút cho các bộ phim bất chấp những ý kiến trái chiều hay phản ứng từ dư luận.
Dàn diễn viên chỉ cần "hot" thôi là đủ?
Có lẽ, theo xu thế chung của truyền thông đại chúng những năm qua, để gây chú ý và được quan tâm đến, yếu tố diễn viên đóng góp vai trò khá lớn cho sự thành công của một bộ phim. Tuy nhiên, bên cạnh những tên tuổi đình đám, có thâm niên trong nghề thì diễn viên "hot" ở các khía cạnh khác lại là điều đáng nói.
"Vừa đi vừa khóc" là một trong những bộ phim thành công nhờ dàn diễn viên nổi tiếng dù nội dung được nhiều khán giả đánh giá là chưa thuyết phục, chưa có chiều sâu và thiếu sáng tạo vì cách thực hiện cũ kỹ. (Ảnh minh hoạ)
Không ít những cậu chàng, cô nàng nổi lên từ một vài cuộc thi, scandal... hoặc nhờ một vài tài lẻ khiến cộng đồng mạng chú ý và đương nhiên không liên quan gì đến điện ảnh nhưng lại nghiễm nhiên xuất hiện ở tuyến diễn viên chính hoặc thứ chính. Không một ai biết họ học diễn xuất ở đâu, đã từng tham gia đóng phim, đóng kịch hay chưa và lí do nhằm "thuyết phục" công chúng chỉ đơn giản là: muốn lấn sân và thử sức mình trong vai trò mới; "nhìn thấy" khả năng của cô này, anh kia nên muốn tạo cơ hội cho họ toả sáng...
Điều này không khó lý giải. Để một bộ phim tạo được sức hút thì truyền thông phải được đẩy mạnh. Chẳng có gì dễ dàng hơn là "tiện thể" dựa vào những nhân vật, cái tên, câu chuyện đang được dư luận hàng ngày mang ra bàn tán xôn xao.
Và ở thời điểm phát hành, nếu lỡ dàn diễn viên ấy có bị "chìm" bớt xuống thì chẳng khó để tuyên truyền khi đào xới lên những ồn ào đã qua mà họ dính líu tới và "thêm mắm dặm muối" để lại được nhắc đến, tô vẽ thêm. Thậm chí, những người "đứng sau" có "bắt tay" với ê-kíp sản xuất, diễn viên... để tạo scandal hay không cũng chẳng ai biết chính xác câu trả lời. Chỉ cần biết là, mang yếu tố gây sốc, scandal "hot"... là đã đủ để được nhắc đến và gây tò mò cho khán giả.
"Nổ" thật to, PR thật "lố"!
Nói riêng về phim chiếu rạp, ngoài công cuộc truyền thông nhằm lôi kéo sự tò mò của khán giả trước khi bộ phim phát hành không chỉ là những câu chuyện bên lề mà bao giờ cũng có những buổi ra mắt hoành tráng. Dàn nghệ sĩ tên tuổi được mời đến tham dự cũng là yếu tố gây thu hút nhưng tuyệt nhiên khi lên mặt báo, hầu như nói đến "bộ phim" chỉ thấy ngôi sao này xuất hiện thế nào, ngôi sao kia thể hiện điều gì, ra sao trên thảm đỏ.
Ra mắt phim hoành tráng là một trong những khâu không kém phần quan trọng để tuyên truyền và gây chú ý, tò mò cho khán giả trước khi bộ phim chính thức phát hành. (Ảnh minh hoạ: Vov.vn)
Rất ít khi công chúng đón đọc được bình luận của những người có chuyên môn cao đánh giá, góp ý thẳng thắn về một bộ phim. Thay vào đó, để giữ mối quan hệ, có khi các nghệ sĩ chỉ đến góp mặt trong buổi giới thiệu rồi chạy sô hoặc nếu bộ phim có không như kỳ vọng, họ cũng tránh mất lòng mà nói những câu ngọt bùi. Càng như vậy, khán giả càng tò mò kéo đến rạp rồi ra về với nỗi thất vọng ê chề.
Chưa kể, hầu như nhà sản xuất nào cũng chán nản khi nói về hạn chế của kinh phí làm phim bởi khó có nhà tài trợ nào sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn giữa tình hình kinh tế bấp bênh và chuyện trả quyền lợi xứng đáng cũng không dễ bề tính toán.
Thế nhưng, để gây tiếng vang cho bộ phim, khoản đầu tư thuờng được "hét" lên những con số khổng lồ và doanh thu đạt được chỉ sau vài ba ngày công chiếu, mặc cho những ý kiến trái chiều, cũng đều được "nổ" với giá trị không ai nghĩ đến. Như thể bộ phim nào ra rạp cũng thành công dẫu khán giả có phản hồi gì cũng mặc(!?)
Nghệ thuật tử tế không phải cuộc dạo chơi
Bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào dù chỉ ngắn ngủi đôi ba phút chứ chưa nói đến những sản phẩm phải đầu tư lớn về công sức, tiền bạc lẫn con người đều rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, sự ủng hộ của công chúng bao gồm cả lòng tin về một nền nghệ thuật tử tế mà họ mong mỏi được vỗ ngực tự hào.
"Dạ cổ hoài lang" là một trong những bộ phim gây được tiếng vang thời gian gần đây.
Có thể câu chuyện doanh thu đạt con số "khủng" là có thật nhưng các nhà sản xuất và đơn vị phát hành có cảm thấy tự xấu hổ không khi thành công trong việc tung ra các "chiêu bài" đánh động vào khán giả nhưng cái họ nhận lại là sự thất vọng?
Truyền thông không có lỗi vì đó là phần tất yếu để đưa tác phẩm đến gần công chúng nhưng chất liệu truyền thông lại là điều đáng bàn. Một ê-kíp sản xuất muốn giới thiệu tác phẩm mà mình "mất ăn mất ngủ" đến với công chúng không sai nhưng những yếu tố cấu thành một sản phẩm chất lượng lại là chuyện khác.
Nghịch lý ở đây là, những bộ phim được đánh giá có nội dung hay nhưng chỉ vì kinh phí hạn hẹp cho việc làm truyền thông hay không quy tụ dàn diễn viên "tiếng tăm" theo kiểu câu view được trên mặt báo, mạng xã hội... thì chả ai buồn "đả động" đến. Theo đó mà những nghệ sĩ chân chính họ cũng đôi phần nản lòng để đầu tư chất xám, sự sáng tạo và cảm hứng, động lực cũng trôi tuột theo. Thời gian gần đây, nhiều bộ phim đình đám hay được PR rầm rộ đều được Việt hoá hoặc chuyển thể, sửa đổi cho phù hợp từ các bộ phim ngoại phần nào nói lên thực tế này.
Một khi không quan tâm đến việc diễn viên có thực sự nhập tâm vào vai diễn hay không, không màng đến chuyện khán giả có thực sự đắm chìm vào những cảm xúc mà ê-kíp muốn gửi gắm, không chăm chút kịch bản, lời thoại một cách tỉ mỉ... mà chỉ tính toán vào việc thu lợi thế nào, tô vẽ tên tuổi của mình ra sao thì chính những người nhân danh làm nghệ thuật đang giết chết nghệ thuật dần mòn.
Không chỉ Tuổi thanh xuân mà thời gian gần đây, nhiều bộ phim được Việt hoá thay vì làm nên từ một kịch bản trong nước. (Ảnh minh hoạ)
Nghệ thuật là sự cống hiến bởi các tài năng có thực lực và nổi trội, nghệ sĩ muốn thành danh thì cần phải học hỏi, rèn giũa chứ đừng nên coi đây là một "sân chơi". Nhiều người có thể nghĩ "thua keo này bày keo khác" nhưng "cơm áo không đùa với khách thơ". Dù điện ảnh nói riêng và nghệ thuật nói chung mang tính cảm xúc cao nhưng ai dám khẳng định mình không tính toán, không "mất ăn mất ngủ" và mong mỏi cho ra đời một tác phẩm chất lượng? Vậy tại sao không đầu tư một cách hợp lý và khiến công chúng cảm thấy xứng đáng khi ủng hộ bằng cả tài chính lẫn tình yêu dành cho nghệ thuật.
Bên cạnh đó, báo chí truyền thông, các nghệ sĩ, những nhà chuyên môn hãy đừng e ngại mà bình luận một cách thẳng thắn, các đơn vị phát hành (thường là đồng thời thực hiện chiến lược PR) hay ê-kíp sản xuất cũng cần thoải mái đón nhận những lời phê bình, góp ý. Chúng ta cũng đừng vì lợi nhuận hay lợi ích bản thân mà "bỏ quên" những tác phẩm nhẽ ra cần được vinh danh và nhắc đến. Có như vậy, điện ảnh Việt mới có thể nâng tầm, công chúng cũng sẽ dễ dàng đón nhận hơn thay vì cảm giác ức chế và quay lưng lại với nghệ thuật nước nhà.
Theo VNM - PLXH
36 hình ảnh ghi dấu hành trình 9 năm theo đuổi nghệ thuật của Đông Nhi Mỗi hình ảnh là một dấu mốc đáng nhớ trên chặng đường nghệ thuật dài 9 năm của Đông Nhi. Được coi là đại diện của lứa ca sĩ bước ra từ thế giới ảo, Đông Nhi bắt đầu đến gần hơn với khán giả qua những ca khúc: Chàng baby Milo, Lời thú tội ngọt ngào, Khóc... Với hình tượng trong sáng,...