Nghệ thuật sống hạnh phúc của một số quốc gia trên thế giới
Mỗi nền văn hóa có khái niệm hạnh phúc khác nhau. Nhà văn Helen Russell, tác giả của cuốn sách “Bí mật cách để hạnh phúc” đã đưa chúng ta đi vòng quanh thế giới để cảm nhận định nghĩa hạnh phúc riêng biệt tại hơn 30 quốc gia.
Mỗi chương trong cuốn sách là một quốc gia và khái niệm hạnh phúc khác nhau, ví dụ như sobremesa và tapeo ở Tây Ban Nha, tarab ở Syria, trangawaewae và haka ở New Zealand). Dưới đây là 5 lý tưởng hạnh phúc ít được biết đến và thường bị hiểu nhầm trong cuốn sách của tác giả.
Joie de vivre ở Canada
Người Pháp đặt ra cụm từ này có nghĩa là ” niềm vui của cuộc sống”, tuy nhiên người Canada họ tiến bộ hơn vì họ tìm kiếm niềm vui ở tất cả mọi thứ. Dù cho ngoài trời tuyết phủ dầy như thế nào, hay họ phải lái xe đường dài… thì lối sống ” Joie de vivre” của họ sẽ giúp họ sẵn sàng cởi mở với tất cả mọi thứ, bất kể ai, bất kì điều kiện thời tiết khắc nghiệt nào – theo kiểu ” Chúng tôi sẽ cố gắng. Chúng tôi sẽ làm tốt.”
Joie de vivre của người Canada là lễ kỷ niệm 360 độ của cuộc sống. Để tham gia vào lễ hội, hãy bắt đầu ở Montreal, còn gọi là Thành phố Lễ hội. Ở đây, các sự kiện không ấm cúng và diễn ra khắp thành phố, người dân địa phương đông đúc cả đường phố. Người Canada vô cùng cởi mở, họ tham gia các hoạt động ngoài trời trong bất kì tiết trời, họ vẫn chèo thuyền kayak, trượt tuyết, leo núi…và thậm chí là sex.
Pura vida ở Costa Rica
Pura vida, hay cuộc sống thuần túy, không chỉ là một khẩu hiệu tiếp thị du lịch mà còn thể hiện thái độ sống của người Costa Rica – ưu tiên những gì quan trọng nhất lên trên hết. Ở Costa Rica, chính phủ tài trợ cho giáo dục, y tế và bảo tồn hơn là quân đội, và gia đình và bạn bè là số 1. Theo nhà văn Russell, họ thậm chí gọi ngày chủ nhật là “Grandma Day”.
Du khách có thể dễ dàng cảm nhận Pura vida vì người Costa Rica hòa đồng, họ coi đó là một phần của văn hóa Pura vida. Nhà văn cho biết: “Khi người Costa Rica gặp bạn lần đầu tiên, họ cực kì thân thiện. Lần thứ hai bạn gặp họ, họ sẽ ôm bạn và đến lần thứ ba, bạn sẽ trở thành người bạn của họ.”
Dolce far niente ở Ý
Video đang HOT
Russell giải thích: ” Dolce far niente là lúc tận hưởng niềm vui khi không làm gì.” Thay vì buồn phiền về rắc rối, trở ngại, người Ý chọn cách cười trước biến cố và thái độ phớt lờ ‘Ai quan tâm? Thay vào đó, họ lãng quên chúng và tìm phút giây hạnh phúc xung quanh mình, ngay trong những điều nhỏ nhoi nhất.
Mặc dù người Ý không sử dùng từ “hạnh phúc” nhiều nhưng trong mỗi người Ý lại có thái độ hạnh phúc tích cực bằng cách gạt nỗi buồn sang một bên dành chỗ cho những điều tốt đẹp. Người Ý quan niệm ‘không có việc gì quá nghiêm trọng, chỉ có tận hưởng khoảng khắc nhàn rỗi mới là quan trọng’.
Wabi sabi ở Nhật Bản
Wabi có nghĩa là ” giản đơn” và sabi dịch ra là “vẻ đẹp của tuổi tác và lão hóa.” Cả hai từ hàm nghĩa rằng hạnh phúc được sinh ra bằng cách chấp nhận và chào mừng – sự không hoàn hảo và tính phù du. Triết lý này được cô đọng trong kintsugi – nghệ thuật sửa chữa đồ gốm vỡ của Nhật Bản bằng một loại sơn mài đặc biệt phủ bột vàng, bạc hoặc bạch kim. Sơn mài không che giấu các vết nứt, ngược lại nó gây sự chú ý, “vì những vết sẹo làm cho một cái gì đó đẹp và có giá trị”. Hãy quan sát sự thay đổi của thế giới tự nhiên – phát triển cũng như hủy diệt – bạn sẽ thấy triết lý wabi sabi đúng.
Nhà văn cho biết: ” Wabi sabi là công cụ để tái tạo chính mình.” Chúng ta không thể thay đổi thực tế rằng chúng ta bận rộn và stress nhưng chúng ta có thể dành thời gian hòa nhập với thiên nhiên rồi sau đó trở lại với bộn bề cuộc sống. Thực tế, vào rừng rất được người Nhật coi trọng. Ngoài ra, người Nhật ưa chuộng việc tắm suối khoáng nóng (onsen) để thư thái tâm trí.
Azart ở Nga
Nhà văn Russell nói ” Nga là quốc gia lạnh khắc nghiệt, vì vậy người Nga nắm bắt hạnh phúc bằng cả hai tay”. Lối sống azart (hay còn gọi là ardor) chính là động lực tận dụng mọi thứ mà cuộc sống tạo ra cho bạn, nắm lấy cơ hội, bất kể hậu quả ra sao. Russell nói: “Ngoài ra, chắc chắn bạn sẽ gặp khó khăn, đau khổ, nhưng hãy nghĩ bạn chịu khổ để chờ niềm vui.”
Russell nói: ” Có điều này, ở Nga, bạn sẽ phải cần nhiệt cho cơ thể mọi lúc.” Nhưng để cơ thể nóng lên bạn phải chịu đựng, điều đó có thể lý giải tại sao văn hóa nhà tắm của Nga không chỉ khiến người ta toát mồ hôi đầm đìa mà bạn còn phải dùng roi cây tự đánh vào người sau đó mới ra ngoài trời mưa tuyết. Trải nghiệm chuyến tàu xuyên Siberia để cảm nhận cảnh mọi người chen chúc nhau trên hành trình diễn ra nhiều ngày, chia sẻ thức ăn, chia sẻ chỗ nằm và trò chuyện. Bạn sẽ thấy thái độ sống của người Nga, combo tất cả cảm xúc từ sự phấn khích, chấp nhận rủi ro và đau khổ đến hạnh phúc. “Thật khó giải thích” Russell nói. “Đây không phải cảm giác thoải mái, ấm cúng. Nó giống hơn là bạn đang thực sự sống.”
Yến Phạm
Theo dulich.petrotimes.vn
Chiêm bái chùa Trấn Quốc - "đài sen" thiêng bên sóng nước Tây Hồ
Như một đảo ngọc xanh nằm soi bóng xuống Hồ Tây, chùa Trấn Quốc - ngôi chùa cổ nhất Hà Nội với trên 1.500 năm tuổi đã lọt vào danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do báo Daily Mail (Anh) bình chọn.
Trấn Quốc cổ tự cũng lọt vào top đầu về những ngôi chùa ở Việt Nam có lượng khách tham quan, đi lễ nhiều nhất.
Nằm bên Hồ Tây mênh mang sóng nước có một ngôi chùa được xem là một trong những chốn cửa Phật linh thiêng không chỉ bởi địa thế mà còn bởi lịch sử gắn liền với dân tộc, với Phật giáo Thăng Long - Hà Nội.
Con đường tuyệt đẹp dẫn vào cổng chùa Trấn Quốc
Ai đến tham quan cũng đều rất ngạc nhiên trước không gian tĩnh lặng, vẻ đẹp nên thơ của "đóa sen" nổi trên mặt nước hồ Tây. Kết hợp hài hòa giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mông, chùa được coi là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần.
Chùa Trấn Quốc toạ lạc trên Hồ Tây phong cảnh thanh tịnh, cổ kính và nên thơ
Trấn Quốc tự xưa thường là nơi các vua chúa ngự giá đến vãn cảnh và cúng lễ vào những ngày sóc, vọng, lễ Tết. Đặc biệt vào thời Lý và thời Trần, nhiều cung điện đã được xây dựng tại đây như cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên phục vụ cho việc nghỉ ngơi, thư giãn của nhà vua.
Các đời chúa Trịnh đã biến nơi đây thành hành cung (nơi ở của vua chúa khi đi chơi). Sau khi chúa Trịnh bị diệt, vua Lê Chiêu Thống hạ lệnh đốt hết những nơi chúa Trịnh đã ở. Nhờ sự bảo vệ của dân trong phường nên lính của vua Lê chỉ đốt những phòng dựng trên bè nổi quanh chùa do chúa Trịnh làm cho hoạn quan và cung nữ, còn chùa vẫn giữ được nguyên vẹn.
Cây bồ đề huyền thoại trong sân chùa Trấn Quốc được mang về từ Ấn Độ
Với lịch sử xây dựng trên nghìn năm, nơi kinh đô của Phật giáo trong thời kì Lý - Trần, chùa Trấn Quốc được xem là danh thắng chốn Kinh kì xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay.
Giống hầu hết những ngôi chùa khác ở Việt Nam, chùa Trấn Quốc được xây dựng theo trình tự và nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Chùa gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công ().
Chùa được thiết kế theo hướng Tiền đường hướng về phía Tây. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Sau thượng điện là gác chuông. Gác chuông chùa là một ngôi ba gian, mái chồng diêm, nằm trên trục sảnh đường chính.
Vườn tháp cổ trong khuôn viên chùa
Bên phải là nhà tổ và bên trái là nhà bia. Trong chùa hiện nay đang lưu giữ 14 tấm bia. Trên bia khắc năm 1815 có bài văn của tiến sĩ Phạm Quý Thích ghi lại việc tu sửa lại chùa sau một thời gian dài đổ nát. Công việc này bắt đầu vào năm 1813 và kết thúc vào năm 1815.
Điểm nhấn tạo nên nét riêng cho chùa Trấn Quốc chính là vườn tháp với nhiều tháp cổ từ thế kỷ 18. Nổi bật là tòa Bảo Tháp lục độ đài sen, được xây dựng năm 1998. Bảo tháp lớn gồm 11 tầng, cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý.
Vẻ đẹp linh thiêng, huyền bí của chùa vào ban đêm
Đỉnh tháp có đài sen chín tầng (được gọi là Cửu phẩm liên hoa) cũng bằng đá quý. Bảo tháp này được dựng đối xứng với cây bồ đề lớn do Tổng thống Ấn Độ tặng khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959.Sự đối xứng đó được hiểu rằng: Hoa sen tượng trưng cho Phật tính chân, như tính sinh ở dưới bùn mà không bị ô uế. Bồ đề là trí giác, trí tuệ vô thượng. Tất cả đều hàm ý nghĩa bản thể và hiện tượng của các pháp.
Đánh giá cao những giá trị lịch sử, tôn giáo cũng như cảnh quan ngôi chùa, viện Viễn Đông Bác Cổ đã từng xếp chùa Trấn Quốc là công trình lịch sử thứ 10 trong toàn sứ Đông Dương. Đến năm 1962, nhà nước xếp hạng chùa là di tích lịch sử Quốc gia thu hút rất đông khách đến lễ Phật, tham quan.
Ngôi chùa được trùng tu gần đây nhất vào năm 2010 để chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 6 tổ chức tại Việt Nam vào 11/2010.
Trong tương lai, nhà chùa sẽ tiếp tục là nơi dành cho các phật tử và các sư tu học, thúc đẩy Phật giáo phát triển đồng hành cùng với dân tộc, đồng hành cùng đất nước tiến lên hội nhập quốc tế.
Quang Thuận
Theo baophapluat.vn
Việt Nam trở thành Điểm đến di sản hàng đầu thế giới năm 2019 Ngày 29-11, Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, Việt Nam đã chiến thắng ngoạn mục tại hạng mục "Điểm đến di sản hàng đầu thế giới 2019" của Giải thưởng Du lịch thế giới lần thứ 26. Lễ trao giải vừa diễn ra tại Muscat, Oman vào tối ngày 28-11. Giải thưởng Du lịch thế giới (WTA) được tổ chức lần...