Nghệ thuật nắm thời gian của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Có lần tôi hỏi Giáo sư Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không biết Đại tướng có chọn ngày giờ nổ súng mở màn chiến dịch không? Bà trả lời ngay: Không bao giờ anh Văn mê tín, thấy hội đủ điều kiện thì cho đánh thôi!
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ
“Không thắng hay bại là mình chưa đủ mạnh”
Mấy chục năm về trước, có lẽ chỉ bà con nông dân tính mùa vụ, thời tiết theo âm lịch, còn trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức, nhất là trong quân đội, mọi người chỉ tính theo dương lịch. Đêm 2-2-1954 tại Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, sau bộn bề công việc phải nghe báo cáo, phải giải quyết, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ngả lưng xuống sàn, định chợp mắt để hôm sau còn có sức làm việc tiếp, chợt nhớ ra điều gì, ông lại ngồi dậy, gọi điện cho các chỉ huy xem có biết hôm nay là 29 Tết Quý Tỵ không, có lo được gì thêm cho bộ đội không? Khi được nghe báo cáo mỗi người được một ca nước trà nóng và một điếu thuốc lá, ông mới yên tâm ngả lưng thiếp đi.
Hồi tưởng lịch sử kháng chiến chống Pháp, ta có tới 3 chiến dịch và một trận đánh lớn được Đại tướng kể lại như sau: Chiến dịch Trần Hưng Đạo ở Trung du (mở màn ngày 26-12-1950), “kết thúc không thuận lợi”; Chiến dịch Hoàng Hoa Thám, ở Đông Bắc (23-3-1951), “kết thúc để lại cho tôi một ấn tượng nặng nề”; Chiến dịch Quang Trung ở Hà Nam Ninh (27-5-1951), “tiêu hao giữa ta và địch là 1-1″. Một chiến dịch ông cho là “thất bại” là chiến dịch Lý Thường Kiệt ở Tây Bắc (25-9-1951). Còn một trận phải rút ra không đánh nữa là ở tập đoàn cứ điểm Nà Sản (Sơn La 1-12 -1952) “vì thương vong đến mức không thể chấp nhận được”.
Không biết bây giờ có ai cho rằng tại ta chọn ngày, giờ xấu nên mới thế không? Còn Đại tướng thì chỉ thẳng ra: “Không thắng hay bại là mình chưa đủ mạnh, mình chọn cách đánh dở”.
Đánh trận Điện Biên Phủ có xem giờ đẹp?
Quay lại Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngày nổ súng mới đầu được xác định là 25-1, nhưng cuối cùng, do những diễn biến càng ngày càng bất lợi cho ta nên phải thay đổi. Lúc đầu địch chỉ có 10 tiểu đoàn, sau tăng lên 13, cuối cùng là 19. Công sự ban đầu lúc chúng mới nhảy dù xuống chỉ là dã chiến, sau đó đã thành công sự kiên cố bằng xi măng cốt sắt. Về phía ta, tuy đã vượt được muôn vàn khó khăn, kéo pháo được qua đèo cao hiểm trở, nhưng trận địa pháo nằm tênh hênh trên sườn đồi trong những hầm dã chiến. Nếu nổ súng, chỉ một hai loạt đạn đầu, quan sát khói đầu nòng, máy bay địch sẽ bắn phá, ném bom, chưa kể địch phản pháo, không chỉ người mà cả pháo sẽ bị thương vong, không còn khả năng chi viện cho bộ binh nữa. Ấy là chưa kể chúng ta không có trận địa dự phòng để di chuyển pháo và tiếp tế đạn, chưa kể ngày giờ nổ súng địch đã biết chính xác.
Chính vì thế, sau nhiều ngày cân nhắc, tính toán, đêm 25-1 ấy, Đại tướng đã đi đến một quyết định mà sau này ông coi đó là quyết định khó khăn nhất trong đời chỉ huy quân sự của mình: kéo pháo ra, trở về vị trí tập kết, chuẩn bị lại, có đủ điều kiện mới đánh. Tra lịch vạn niên thì ngày 25-1 là 21-12 âm lịch, còn ngày nổ súng mở màn chiến dịch sau đó một tháng rưỡi là 13-3, tức 9-2 âm lịch. Cả hai ngày đều là ngày lẻ, tháng 2 lại chỉ có 28 ngày.
Ấy là mới nói đến ngày. Thế còn giờ? Bây giờ đi đón dâu, động thổ nhà cửa, công trình, di quan, hạ huyệt … không ai chọn lúc chiều muộn. Vậy mà tất cả những trận mở màn mọi chiến dịch, kể cả chiến dịch Điện Biên Phủ, giờ nổ súng dự kiến và giờ nổ súng thực tế đều vào lúc 17h. Mặc dù địch đã biết chính xác ngày giờ dự kiến nổ súng, vậy mà lần sau ta vẫn phát hỏa đúng giờ ấy. Thực tế là nổ súng vào 17h5 ngày 13-3-1954.
Video đang HOT
Đơn giản là, lúc ấy trời còn sáng rõ, nhờ thế, bằng mắt thường, qua ống nhòm ta mới quan sát được mục tiêu bắn phá để hiệu chỉnh pháo binh bắn cấp tập vào mục tiêu, dọn đường cho bộ binh sau đó tiến vào. Đến lúc xung kích tiến vào, áp sát mục tiêu thì trời đã tối, máy bay địch không hoạt động được nữa. Quân ta quen đánh đêm chính là vì lý do ấy.
(Còn nữa)
Theo ANTD
Bí mật chiến thắng Điện Biên Phủ - Kỳ 2: 'Tai, mắt' tướng Giáp phủ trận địa
Bộ phận thông tin dù hoạt động rất thầm lặng nhưng lại góp công lớn trong chiến thắng lừng lẫy Điện Biên Phủ, nơi ghi dấu ấn của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tá Đặng Đình Vinh khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh chụp lại tư liệu gia đình đại tá Vinh
"Trong chiến đấu, ai nắm được chính xác thông tin coi như giành được 50% chiến thắng", đại tá Đặng Đình Vinh, nguyên cán bộ phụ trách thông tin của Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nói.
Rải 1.500 km dây cáp thông tin
Năm 1950, ông Vinh học khóa 6 Trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn ở Thanh Hóa. Sau đó ông được điều động đi học về thông tin, rồi trở làm cán bộ phụ trách thông tin của Bộ Tổng tham mưu, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ông Vinh nhớ lại bộ phận thông tin của ta lúc đó chỉ có hình thức là hữu tuyến, vô tuyến và chuyển đạt (con người chuyển thông tin).
Về thông tin hữu tuyến, khác với các đường dây bắt trên cột cố định như bây giờ, ở thời kháng chiến chống Pháp và chiến dịch Điện Biên Phủ, mỗi chiến dịch, bộ phận thông tin phải có nhiệm vụ rải dây cáp để kết nối thông tin giữa Bộ Tổng tham mưu với các đơn vị bên dưới.
Một lần không liên lạc với cơ sở vì đường dây cáp bị đứt, Đại tướng gọi anh Hoàng Đạo Thúy lúc đó là trưởng ban 3 tới nói: Các anh có định cho tôi làm chỉ huy chiến dịch nữa không. Đại tướng nói nhẹ nhàng nhưng anh em thấm thía vì thấy được tầm quan trọng của bộ phận thông tin, nhất là trong thời chiến
Đại tá Đặng Đình Vinh
"Trong chiến dịch, bộ phận thông tin phải có nhiệm vụ rải trung bình 1.500 km dây cáp. Việc vận chuyển số dây cáp này chủ yếu bằng các phương tiện thô sơ như xe thồ, mang vác theo người, vất vả gian nan vô cùng. Tuy nhiên ưu điểm của liên lạc hữu tuyến là gần như bảo đảm bí mật nên thường được sử dụng", ông Vinh nói.
Về thông tin vô tuyến, lúc này quân ta cũng đã có một số máy thu phát tin như R109 của Liên Xô. Tuy nhiên hình thức thông tin này dễ bị địch bắt sóng lộ bí mật nên ít khi sử dụng. Hình thức truyền tin vô tuyến thường được sử dụng khi trận chiến đã xảy ra. Lúc này nếu địch có bắt được sóng cũng đối phó không kịp
Hình thức truyền tin cuối cùng là chuyển đạt, thường được sử dụng trong trường hợp đường dây điện thoại chưa rải tới hoặc khi thông tin hữu tuyến, vô tuyến không thể kết nối được. Lúc đó, người có nhiệm vụ đưa tin sẽ đưa thông tin hay chỉ thị tới cho bên cần nhận tin.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, có ba ban trực thuộc Bộ Tổng tham mưu là ban tác chiến (ban 1), quân báo (ban 2) và thông tin (ban 3). Đại tướng Võ Nguyên Giáp coi ban 3 như tai mắt Sở Chỉ huy chiến dịch, đi đâu làm gì cũng yêu cầu phải có ban 3 bên cạnh mình.
"Một lần không liên lạc với cơ sở vì đường dây cáp bị đứt, Đại tướng gọi anh Hoàng Đạo Thúy lúc đó là trưởng ban 3 tới nói: Các anh có định cho tôi làm chỉ huy chiến dịch nữa không. Đại tướng nói nhẹ nhàng nhưng anh em thấm thía vì thấy được tầm quan trọng của bộ phận thông tin, nhất là trong thời chiến", ông Vinh nói.
Các cán bộ thông tin từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trong lần về thăm lại địa danh huyền thoại này - Ảnh chụp lại tư liệu gia đình đại tá Vinh
Nghi ngờ tướng De Castries trá hàng
Đại tá Lê Huyến, nguyên trung đội trưởng thuộc ban 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ nhớ lại: 15 giờ ngày 7.5.1954, lệnh tổng công kích vào Mường Thanh được phát đi từ Sở chỉ huy mặt trận.
17 giờ 30 phút, tin báo về là toàn bộ địch ở Mường Thanh đã đầu hàng. Đáng chú ý là tin tướng De Castries đầu hàng được Sư đoàn 312 báo về.
Lúc này thông tin trên các đài quan sát của ta cũng báo ở trung tâm Mường Thanh có tiếng nổ và khói, xuất hiện nhiều cờ trắng và tốp người từ Mường Thanh đi ra.
Nghe tin, Tướng Giáp yêu cầu bộ phận thông tin nối máy gặp ông Lê Trọng Tấn (lúc này đang là Sư trưởng 312). Ban 3 yêu cầu tất cả các máy điện thoại có khả năng gây nhiễu phải ngừng hoạt động tránh làm gián đoạn cuộc gọi quan trọng của Đại tướng.
Tướng Giáp hỏi ngắn gọn: "Có chính xác là De Castries bị bắt không?".
Sư đoàn trưởng Lê Trọng Tấn im lặng một lúc rồi báo cáo: "Thưa anh, anh em báo cáo lên là đã bắt được De Castries".
Đại tướng nhắc cần đối chiếu nhân dạng với thẻ sĩ quan của De Castries, kiểm tra cả chữ ký, đảm bảo chính xác.
"Anh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc này. Tôi sẽ cho ngay người mang ảnh và chữ ký De Castries xuống để đề phòng chúng đánh tráo tên chỉ huy. Thi hành rồi báo cáo gấp", Đại tướng lệnh.
Ngay sau đó, ban 3 đã cử một người chạy bộ xuống Sư đoàn 312, trực tiếp đưa ảnh và chữ ký De Castries để đối chiếu.
Một lát sau, ông Tấn phấn khởi báo với Đại tướng: "Chính xác đã bắt được De Castries và toàn bộ bộ tham mưu. Hiện chúng đang xếp hàng trước mặt tôi. De Castries vẫn đội mũ đỏ, tay cầm cả can".
Lời ông Tấn vừa dứt, cả Sở Chỉ huy chiến dịch như vỡ òa.
Theo TNO
60 bức ảnh Điện Biên bên mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp Hướng tới kỷ niệm 60 Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 4/5, tại Vũng Chùa - Đảo Yến, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp yên nghỉ, tạp chí Nhiếp Ảnh phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi". Buổi triển lãm trưng bày 60 bức ảnh chọn lọc về...