Nghệ thuật khắc dưa hấu ngày Tết
Dưới bàn tay khéo léo của một số bạn trẻ, sau khoảng một tiếng, những quả dưa hấu đã được trang trí thêm hình con giáp, ông thần tài, dùng làm quà biếu chưng Tết.
Những ngày cận Tết, nhiều nhóm bạn trẻ ở Hà Tĩnh nhập dưa hấu về, sau đó khắc chữ, hình thần tài, 12 con giáp lên quả theo yêu cầu của khách.
Tuấn (23 tuổi, trú TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh) cho biết, quá trình đi học nấu ăn đã được học qua về khắc chữ trên hoa quả nên ngày Tết tranh thủ ôn lại nghề, cũng là để kiếm thêm thu nhập.
Để khắc chữ trên dưa hấu, trước hết phải dùng bút bi vẽ hình mẫu mà khách yêu cầu lên trước.
Sau đó dùng “dụng cụ nhà bếp” gồm bút, dao nạo quả… để nạo lớp vỏ xanh bên ngoài cho thành hình.
Việc nạo lớp vỏ xanh bên ngoài đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. Nếu sơ ý nạo sâu vào phía trong thì dưa hấu rất nhanh bị hỏng và mất tính thẩm mỹ.
Tuấn cho hay nhập mỗi kg dưa hấu về là 20.000 đồng. Tùy vào mức độ khó của hình vẽ, nếu hình nào họa tiết cầu kỳ thì phải mất gần một tiếng mới xong. Viết chữ thì đơn giản hơn, khoảng 20 phút là có thể hoàn thành.
Video đang HOT
“Khách hàng thường chuộng những quả dưa hấu có khắc hình con khỉ, ông thần tài, cá chép…”, Tuấn nói và chia sẻ quá trình vẽ người và con vật là khó khăn và kỳ công nhất.
Một số quả có khắc chữ như “Chúc mừng năm mới, An khang thịnh vượng”… cũng được nhiều người yêu thích.
Mỗi quả dưa hấu có thể chưng trong 20 ngày kể từ ngày được khắc chữ.
Dưa hấu được khắc xong không bán theo ký, mà bán theo mức độ khó khi khắc hình. Nếu những quả có hình con khỉ, cá chép, ông thần tài thì sẽ bán đắt hơn so với những quả được khắc chữ. Giá trung bình dao động 150-250.000 đồng mỗi quả.
Ngoài khắc chữ, dưa hấu còn được trang trí thêm nơ ở cuống, tạo thêm sự bắt mắt cho quả.
Trong dịp Tết Bính Thân, địa điểm bán dưa của Tuấn thu hút nhiều khách hàng. Trung bình mỗi ngày anh bán được 10 quả dưa có khắc hình.
Đức Hùng
Theo VNE
Ngỡ ngàng với cây kiểng độc lạ tại Hội Hoa Xuân TP.HCM
Chiều nay (3.2), Hội Hoa Xuân Bính Thân - 2016 chính thức khai mạc tại Công viên Tao Đàn (quận 1, TP.HCM).
Hội Hoa Xuân năm nay trưng bày trên 3.000 hiện vật là các loại hoa kiểng, cá cảnh độc đáo. Ngay trong buổi chiều khai mạc, nhiều người xem đã ngỡ ngàng với nhiều hiện vật độc đáo và vô cùng thú vị.
Trong số này có bộ sưu tập lan rừng với nhiều loại đột biến, có kích thước khá lớn như: Long tu lớn (20 vòi), thủy tiên, đại ý thảo; bộ sưu tập xương rồng, bộ sưu tập kiểng nội thất mới lạ với nhiều giống quý hiếm, bộ sưu tập hoa hồng cổ hàng chục năm tuổi, bộ sưu tập Mai xanh, đỗ quyên nhiều màu, đỗ quyên Úc; sự góp mặt của 2 cây sứ Thần Tài và sứ Hồng Đăng cao trên 2m; cây nho thân gỗ nguồn gốc Nam Mỹ (cao 4m), cây đào thất thốn có trái (giống đào quý)...
Đặc biệt, khu trưng bày cá cảnh lần đầu tiên xuất hiện loài cá hổ piranha Nam Mỹ nặng 20kg, cá Tàng ong nặng 25kg, bộ sưu tập cá Koi đoạt giải trong Hội thi cá Koi Việt Nam 2015.
Năm nay, cổng chính của Hội Hoa Xuân đặt tại đường Trương Định. Cổng vào được trang trí hình một đóa hoa sen vươn lên từ cánh đồng sen. Song song là hình ảnh gia đình nhà khỉ sum vầy - linh vật của năm Bính Thân, như lời chúc đầu năm "chúc cho nền hòa bình và hội nhập của quốc gia hình chữ S bên bờ biển Đông ngày càng sâu rộng, vững bền".
Giá vé tham quan là 20.000 đồng/vé/ người. Trẻ em dưới 12 tuổi được miễn phí vé.
Trong ngày khai mạc, Ban tổ chức sẽ tạo điều kiện cho 1.000 trẻ em tại các mái ấm, nhà mở trên địa bàn thành phố vui chơi và tham quan miễn phí; đồng thời trao tặng 1.000 vé cho công nhân trên địa bàn thành phố không có điều kiện về quê.
Hội Hoa Xuân được kéo dài đến ngày mùng 7 Tết.
Cùng Thanh Niên Online ngắm hoa kiểng độc lạ tại Hội Hoa Xuân 2016.
Chí Nhân
Ảnh: Diệp Đức Minh
Theo Thanhnien
Người Sài Gòn xem pháo hoa giao thừa ở đâu? Vào lúc 0 giờ ngày 8.2 (tức giao thừa Tết Bính Thân), TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 4 điểm. Người dân TP.HCM xem bắn pháo hoa ở đầu hầm sông Sài Gòn - Ảnh: Độc Lập Vào lúc 0 giờ ngày 8.2 (tức giao thừa Tết Bính Thân), TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 4 điểm. Cụ thể...