‘Nghệ thuật’ câu tiền donate trăm triệu của các streamer Trung Quốc
Những lý do các streamer Trung Quốc hay được tặng tiền, đôi khi lên tới cả trăm triệu mỗi lần.
Tặng tiền, hẹn hò với streamer… không còn là chuyện hiếm ở các nước có phong trào phát sóng trực tiếp lớn như Trung Quốc. Với lượng fan hùng hậu, những top streamer có thể kiếm được thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Đó là thu nhập từ việc quảng bá sản phẩm do nhãn hàng order, lương do nền tảng livestream trả, và nguồn không hề nhỏ – những streamer tiếng tăm còn được rất nhiều fan donate (ủng hộ tiền) ngay trong các buổi stream. Số tiền có thể từ 10, 100 nghìn cho đến những khoản donate không tưởng hàng chục, hàng trăm triệu đồng… của các đại gia, khiến dân tình phải “choáng váng”.
Theo Abacusnews, Trung Quốc là nước có hệ thống nền tảng phát sóng trực tiếp (livestream) lớn nhất thế giới. Ước tính ngành công nghiệp này đã kiếm được 4,4 tỷ USD năm 2018, và một số streamer nổi tiếng có thể thu về hàng trăm nghìn USD mỗi tuần. Hầu hết họ đều có bí quyết để kích thích người xem tặng tiền cho mình.
Xiaoming là một cô gái trẻ, hâm mộ một nam streamer điển trai và hài hước. Cô có thể dành hàng giờ để xem và tặng quà cho thần tượng. “Mỗi khi nhận được một món quà, anh ấy rất nhiệt tình. Anh ấy sẽ khiến người xem cảm thấy đó là điều giá trị, và có ý nghĩa với cả người tặng lẫn người nhận tiền”, cô nói.
Xiaoming bắt đầu xem livestream vì buồn chán và thường tặng cho người mình thích những phần thưởng nhỏ. Khi tặng quà thường xuyên hơn, xếp hạng tài khoản của cô sẽ tăng. Streamer sẽ được thông báo mỗi khi cô xuất hiện để có thể chào đón một cách niềm nở.
Với streamer là nữ, mọi thứ còn có thể hấp dẫn hơn. Những độc giả là nam sẽ có xu hướng tặng quà “không tiếc tay” dành cho các idol xinh đẹp. Đó có thể coi là hành vi thể hiện mình giàu có, thu hút sự chú ý của streamer.
Video đang HOT
Một chiêu bài “câu donate” hay được các nữ streamer sử dụng, đó là sở hữu một đội chuyên tặng quà để… làm mồi. Những fan ruột (thường là nam giới) sẽ muốn tặng nhiều hơn nữa để cạnh tranh top donate tuần-tháng-năm. Đôi khi, người donate cao nhất sẽ được đền đáp bằng một món quà trong cuộc sống thực, như một buổi hẹn hò.
Những streamer nữ xinh đẹp, ngoại hình hot sẽ có nhiều lợi thế để hút donate.
Tuy nhiên, một người làm việc trong lĩnh vực này cho biết rất ít streamer cung cấp thông tin liên hệ cá nhân của họ cho người xem để đổi lấy quà tặng. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ sẽ đi ra ngoài và gặp gỡ người hâm mộ. Dù được các nền tảng hay công ty quản lý streamer khuyến khích, không có nhiều người chấp nhận làm theo.
Đôi khi, chính các streamer phải đối mặt với những yêu cầu oái oăm của nhiều người dùng. Victor Zheng, vlogger người Mỹ gốc Hoa với hơn 10.000 người theo dõi trên Weibo, chia sẻ: “Một nam giới đã gửi cho tôi tin nhắn riêng tư, hứa trả 100 USD một giờ để xem tôi không mặc đồ”. Anh cũng cho biết đã nhận nhiều ảnh gợi cảm, từ cả người hâm mộ nam lẫn nữ.
“Tất nhiên, không phải ai cũng vậy. Thực tế, hầu hết tìm đến vì mong muốn giải trí một cách đơn giản và tặng tiền do đánh giá cao về nội dung”, anh nói.
Lauren Hallanan, chuyên gia về truyền thông mạng xã hội ở Trung Quốc, cho biết ngày càng có nhiều động lực khác nhau để người dùng cho tiền streamer. Và những người biết càng nhiều mánh khóe câu donate thì sẽ càng giàu, đôi khi số tiền tặng lên tới cả chục nghìn USD cho một buổi.
Theo GameK
Được dùng Alipay của mẹ khi đi du học, cháu gái 15 tuổi donate 1,7 tỷ đồng cho streamer đẹp trai
Đây là bài học đắt giá với những ông bố bà mẹ có con cái trong độ tuổi "tìm hiểu Internet."
Ủng hộ (donate) cho streamer mà bạn yêu thích là điều rất bình thường. Tuy nhiên, lỡ tay "từ thiện" nhiều quá rõ ràng là không ổn.
Những thông tin như: Một bà mẹ ở Mỹ phát hiện ra con trai "chôm" thẻ tín dụng và tặng 1100 USD cho streamer Fortnite hay ông bố Canada bị con trai lấy 4500 USD để ủng hộ người chơi Fifa... Chúng ta đều có thể bắt gặp hàng ngày trên Internet. Nhưng, con số khủng khiếp như câu chuyện dưới đây mới gây sốc.
Vào năm 2016, một bà mẹ Trung Quốc cho cô con gái 15 tuổi đến Canada du học. Để đảm bảo con gái không rơi vào cảnh túng thiếu, bà mẹ cho con quyền truy cập tài khoản Alipay - có thể rút tiền/chuyển khoản qua lại một cách nhanh chóng với ngân hàng ở Canada.
Mọi thứ vẫn ổn cho đến vài tháng sau, bà mẹ tá hỏa phát hiện con gái mình đã dùng 524.509 tệ (1,7 tỷ đồng) mua xu ảo trên nền tảng streaming Yinke nổi tiếng Trung Quốc.
Số tiền này được tiêu hết trong hơn 2 tháng, giao dịch đơn lẻ lớn nhất lên tới 20.000 tệ (gần 70 triệu đồng). Hồ sơ tòa án cho hay, số tiền khổng lồ này hầu hết đã rơi vào tay một streamer đặc biệt đẹp trai.
Người mẹ đã đâm đơn kiện Yinke sau khi bất lực trong việc khiếu nại. Cô phải chứng minh rằng mình không thực hiện các giao dịch và không hề hay biết về việc này.
Cuối cùng, tòa án tạm dừng các giao dịch trên Yinke để xác minh danh tính thực sự của nam streamer kia. Nhấn mạnh nền tảng này nên biết rằng, cô bé kia chỉ là trẻ vị thành niên. Về phía người mẹ, cô đã không thực hiện đúng nghĩa vụ theo dõi chi tiêu với tư cách là người giám hộ hợp pháp.
Nói tóm lại, đây là bài học đắt giá với những ông bố bà mẹ có con cái trong độ tuổi "tìm hiểu Internet."
Theo A.N
Được donate gần 100 triệu đồng, Streamer xấu tính còn dạy em gái cách xóa "dấu vết" để lừa phụ huynh Mới đây, cộng đồng Trung Quốc đã có một phen dậy sóng vì sự việc em gái 10 tuổi donate gần 100 triệu cho Streamer. Điều đáng nói là cách hành xử của anh chàng "xấu tính" này. Cách đây không lâu, cộng đồng Trung Quốc vừa dậy sóng vì vụ việc một đứa bé dùng điện thoại của mẹ nạp vào tài...