Nghệ thuật câu cá có một không hai của người dân miền đảo
Hình ảnh những người đàn ông nhỏ bé với khuôn mặt rắn rỏi, làn da săn chắc ngồi vững trên cà kheo trước biển cả bao la đã trở thành đối tượng của các nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến đất nước Sri Lanka xinh đẹp.
Trong ánh hoàng hôn lấp lánh phía chân trời, những chiếc cà kheo đơn sơ giữa biển khơi tạo nên hình ảnh vô cùng đẹp và độc đáo. Trên mặt biển thanh bình, những chiếc cà kheo được dựng kiên cố trên lối đi quanh đường viền biển tạo nên những điểm câu cá lý tưởng. 4 giờ chiều, ngư dân làng chài Galle tập trung tại vùng biển này để chuẩn bị đánh bắt.
Các ngư dân ở Kathaluwa bắt đầu sử dụng đôi tay rắn chắc vượt qua những con sóng, gió mạnh để đến vị trí câu cá của họ. Cây cà kheo có chiều dài khoảng 2m. Các ngư dân ngồi trên thanh chéo có tên là petta gắn vào một chiếc cột thẳng đứng cắm vào rạn san hô. Họ dùng một tay để bám vào cà kheo và tay kia để câu với hy vọng câu được cá trích hoặc cá ngừ nhỏ. Cá bắt được sẽ được giữ trong túi ni lông buộc chặt quanh thắt lưng hoặc quanh cột.
Câu cá trên cà kheo là một truyền thống lâu đời của khoảng 500 gia đình ngư dân ở Tây Sri Lanka, quận Galle, đặc biệt là xung quanh Kathaluwa và Ahangama. Không ai có thể cho bạn biết nguồn gốc chính xác của hoạt động này. Theo một số ngư dân lớn tuổi, cách đánh cá này được tạo ra sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc. Khi đó, họ ngồi trên những mỏm đá nhô ra biển để câu cá. Họ sử dụng những thanh sắt còn sót lại sau Thế chiến và cắm chúng vào các rạn san hô. Sau đó, khi những thanh sắt bắt đầu hiếm dần, họ chuyển sang những thanh, trụ bằng gỗ mà họ thấy rất phù hợp để thay thế những trụ sắt đã hoen gỉ.
Video đang HOT
Một số người khác tiết lộ rằng cách đánh cá thú vị này là ý tưởng bắt ngồn từ việc ngư dân thời xưa quá nghèo không thể mua tàu đánh cá. Họ nghĩ ra cách câu cá trên cà kheo và truyền kỹ thuật này từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Một lý giải khác là những người dân địa phương ở đây lo lắng đến vấn đề môi trường. Họ cho rằng việc sử dụng lưới sẽ làm xáo trộn cá và có thể chúng sẽ không quay lại vùng biển này trong nhiều năm. Vì vậy, người dân địa phương kiên nhẫn chờ đợi trên những chiếc cà kheo của họ cho đến khi bắt được cá.
Đến nay, câu cá trên cà kheo đã trở thành hình ảnh đẹp của các vùng biển ở Sri Lanka. Ngồi trên những chiếc cà kheo giữa trời nước, hòa mình trong ánh hoàng hôn đỏ rực, gương mặt rạng ngời soi bóng sóng lướt và hàng dừa cao vút đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên nổi bật và đẹp hiếm có.
Nên thơ Hòn Nhàn
Hòn Nhàn thuộc vùng biển xã Bình Châu (Bình Sơn) là đảo đá trầm tích được tạo ra từ hoạt động phun trào và kiến tạo của vùng trầm tích núi lửa.
Xung quanh Hòn Nhàn có nhiều rạn san hô đa dạng màu sắc. Nơi đây là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách.
Đặt chân đến Hòn Nhàn, chúng tôi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp quyến rũ của cảnh quang nơi đây. Hòn Nhàn cách bờ biển khoảng 10 - 15 phút đi tàu. Ngồi trên tàu của thuyền trưởng trẻ tuổi 9X Phạm Thái Viên, chúng tôi mang theo cảm giác hồi hộp xen lẫn hào hứng khi băng qua từng con sóng. Khoảng 14 giờ, trời êm, lặng gió, trên đường đến Hòn Nhàn ánh mặt trời rực rỡ giúp chúng tôi dễ dàng quan sát, ngắm nhìn từng mảng sinh vật biển lượn lờ trong sóng nước. Từng chùm rong mơ đung đưa, từng đàn cá, tôm nối đuôi nhau bơi lượn...
Từ trên cao nhìn xuống, Hòn Nhàn có dáng như hình trái tim. Ảnh: Lê Hữu Trọng Nghĩa
Với kết cấu địa chất quần thể đá bazan, đất đá ong, vết tích nham thạch núi lửa phun trào dày đặc, từ trên cao nhìn xuống, lớp đá đen nổi bật được "mẹ" thiên nhiên xếp lớp, nặn ra Hòn Nhàn có hình dáng như trái tim nằm giữa biển cả bao la và đang được từng đợt sóng nước vỗ về, xoa dịu. Dạo vòng quanh Hòn Nhàn, chậm rãi bước qua từng lớp đá đen óng ả được xếp thành từng bậc thang thấp, chúng tôi hòa mình giữa biển, với cảm giác khoan thai.
Đứng trên Hòn Nhàn có thể thỏa thích ngắm nhìn biển cả bao la, nhìn về phía Ba Làng An, ngọn hải đăng... Đặc biệt, đảo Lý Sơn hiện ra khá rõ nét.
Khi tham quan Hòn Nhàn, du khách sẽ tận mắt thấy rõ bãi rong, bãi hàu nằm trên từng lớp đá. Giữa các khe đá còn tạo thành khoảng 5 hồ nước nhỏ và trên mặt đá là nơi kết tinh những hạt muối trắng. Anh Phạm Đình Thân, ở xã Bình Châu, chia sẻ: "Hòn Nhàn là nơi mưu sinh, nuôi lớn người dân vùng biển này. Ngày trước, mẹ tôi vẫn thường ra Hòn Nhàn vớt muối, đục hàu, bắt cá, tôm... Điều hấp dẫn nhất tại Hòn Nhàn là phong cảnh tuyệt đẹp, nên thơ. Người dân quê tôi mong muốn trong tương lai Hòn Nhàn sẽ là điểm du lịch thú vị, được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến".
Từng lớp rong xếp lớp trên bãi đá ở Hòn Nhàn. Ảnh: Lê Hữu Trọng Nghĩa
Thỏa thích ngắm cảnh biển bao la, rộng lớn khi đứng trên Hòn Nhàn, xã Bình Châu (Bình Sơn).
Hòn Nhàn là điểm lý tưởng để ngắm nhìn hoàng hôn. Đến đây, du khách đừng quên chọn một bãi đá bằng phẳng, nhóm lửa đặt vỉ, nướng từng con cá, tôm, nhum đặc trưng ở vùng biển này. Anh Đỗ Nhuận (26 tuổi), một du khách ở phương xa, hào hứng: "Lần nào đến với Hòn Nhàn tôi vẫn vẹn nguyên như lần đầu tiên. Chúng tôi được hít hà không khí mát lành, tự do bơi lượn ngắm san hô, cá biển và chụp lại những khoảnh khắc đẹp của tuổi trẻ hòa cùng cảnh quang hùng vĩ, nên thơ".
Mặt nước trong veo có thể thấy rõ lớp thủy sinh ở Hòn Nhàn.
Ngắm mặt trời lặn ở Hòn Nhàn.
Những lớp đá được thiên nhiên sắp xếp theo từng bậc thang rất đẹp mắt.
Nghề nuôi mực lá mùa rong biển Bộ ảnh "Nghề nuôi mực lá mùa rong biển" ở vùng biển Nhơn Hải của Trần Bảo Hòa vừa đạt giải Ảnh Nghệ thuật Việt Nam 2020. Bộ ảnh "Nghề nuôi mực lá mùa rong biển" do nhiếp ảnh gia người Bình Định, Trần Bảo Hòa thực hiện, ghi lại quá trình thả lưới lấy mực giống từ tự nhiên, bắt cá sống...