Nghệ thuật câu cá bằng chim cốc
Câu cá bằng chim cốc là một dạng nghệ thuật lâu đời được đưa vào thực tiễn ở Trung Quốc.
Dù đã qua thời hoàng kim, nó vẫn là một nét văn hóa hấp dẫn du khách thập phương.
Ngồi lặng lẽ trên một chiếc bè tre với những chú chim cốc phục ở hai đầu, người đàn ông lắng nghe tiếng sóng nước vỗ nhẹ vào mạn bè. Ánh sáng le lói từ ngọn đèn lồng chiếu rọi khung cảnh trên sông Lệ Giang (tỉnh Quảng Tây).
Người ngư dân chuẩn bị đi săn khi trời xế chiều.
Trong trang phục truyền thống, người ngư dân chậm dãi chèo bè ra giữa dòng. Chiếc đèn lồng treo ở cuối bè là phương tiện chiếu sáng duy nhất giữa màn đem tối đen như mực. Ánh sáng le lói ấy giúp người đàn ông làm những thao tác cần thiết, đồng thời cũng thu hút sự chú ý của đàn cá.
Mối quan hệ giữa người ngư dân và các “tay săn” của mình là một mối quan hệ thú vị và thân tình giữa người và chim. Một sợi dây được buộc quanh cổ của chú chim cốc để ngăn không cho chú ta chén luôn những con cá bắt được. Mặc dù vậy, đôi khi chú vẫn qua mặt ông chủ của mình và nuốt chửng những con cá bé.
Một chiếc đèn lồng treo ở đầu bè giúp chiếu sáng và thu hút sự chú ý của đàn cá.
Thông thường, những con chim này sẽ bị cắt cánh để không bay mất, dù nhiều người cho rằng làm thế có phần độc ác. Người ngư dân sử dụng một chiếc cần như một phương tiện để điều khiển những con chim. Ông dìm chúng xuống nước, thúc chúng lặn xuống bắt cá và sau đó kéo chúng về khi chúng trồi lên mặt nước.
Khi trở về bè, những con chim cốc sẽ phải nhả ra con cá mà chúng đã bắt được đang nằm trong cổ họng. Tuy nhiên, người ngư dân cũng phải biết cách “mặc cả” để chúng ngoan ngoãn mà nhả con mồi ra. Thay vào đó, những chú chim sẽ được nhận vài mảnh thịt cá sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Video đang HOT
Giữa ngư dân và những chú chim cốc có một mối quan hệ thân tình.
Người ngư dân và những “anh bạn đồng hành” sẽ làm việc cần mẫn suốt cả đêm. Khi bình minh lên, người đàn ông thu dọn thành quả và quay về bờ. Đó cũng là lúc quang cảnh những vách đá vôi hùng vĩ dần hiện ra từ trong bóng tối. Cập bến, ông có thể bán những con cá bắt được ở chợ làng.
Câu cá bằng chim cốc là một truyền thống có tuổi đời 1.300 năm và đang dần thay đổi theo thời gian. Nó đã từng là một phương thức kiếm sống của nhiều người và đã từng là một ngành công nghiệp thịnh vượng.
Ngày nay, phương thức đánh cá cổ xưa này đã bị thay thế bởi công nghệ đánh bắt hiện đại, mặc dù nhiều khách du lịch vẫn không hết thích thú được thưởng ngoạn nét truyền thống đặc sắc này. Đó là chưa kể đến khung cảnh tuyệt đẹp và môi trường thanh bình trên dòng sông yên ả về đêm.
Câu cá bằng chim cốc là một dạng nghệ thuật được đưa vào thực tiễn.
Bất chấp cái nhìn của người ngoài cuộc, câu cá bằng chim cốc vẫn giữ được những yếu tố truyền thống đã được mô tả trong hàng nghìn năm. Ở Trung Quốc, người ngư dân vẫn sử dụng bè được làm từ thân tre. Bản thân người ngư dân cũng cả đời làm việc cùng những chú chim cốc trên mặt nước. Những chú chim thì được đào tạo “bài bản” để từ bỏ những con mồi mà chúng bắt được một cách hết sức chuyên nghiệp.
Vẻ đẹp của nghệ thuật câu cá này thu hút nhiều khách du lịch
khắp nơi.
Được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, truyền thống đánh cá bằng chim cốc có vẻ như đã trở nên lỗi thời so với những chuẩn mực ngày nay, tuy nhiên nó vẫn tồn tại trên làn nước đầy ánh trăng của dòng sông Lệ Giang tuyệt đẹp…
Theo giadinh.net.vn
Trung Quốc - những góc nhìn mới lạ
Bạn hãy chiêm ngưỡng những hình ảnh về đất nước và con người Trung Quốc với những góc nhìn mới lạ.
Dưới chân một thác nước dựng đứng trên một vách đá cao hơn một dặm, dọc con sông Dương Tử
ở vùng núi Hổ Khiêu Hiệp bên ngoài thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam.
Ruộng lúa ngay sát những mái nhà ở của người dân nông thôn ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.
Bình minh trên Vạn Lý Trường Thành
Sa mạc Gobi gần thành Đôn Hoàng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Nơi đây từng mệnh danh là "Con đường tơ lụa" từng có dấu chân của Marco Polo đi qua.
Giờ đây đã trở thành điểm tham quan hấp dẫn với những cồn cát hùng vĩ,
bầu trời vô tận, các đoàn lữ hành nối đuôi nhau.
Những đứa trẻ hồn nhiên ở tỉnh Tứ Xuyên
Hải sản vô cùng phong phú và tươi ngon tại chợ đêm Hồng Kông
Một cửa hàng lưu niệm xinh xắn ở Vân Nam
Người dân Vân Nam trng 1 lễ hội đặc sắc với bộ trang phục truyền thống
Những nghệ sỹ kinh kịch tự mình tô vẽ khuôn mặt trước buổi biểu diễn.
Cá chép ở Tô Châu
Những cô gái trong trang phục truyền thống tham gia lễ hội Qixi, được
xem như là Ngày Valentine của người Trung Quốc.
UNESCO đã công nhận đây là một Di sản độc đáo của tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Những ngôi nhà làm bằng đất có kiến trúc lòng chảo trông hệt như một khu tập thể độc đáo.
Hiện giờ còn sót lại rất ít và chỉ còn ở những làng xa xôi hẻo lánh ở tỉnh Phúc Kiến.
Lễ hội thuyền rồng ở tỉnh Quảng Châu là 1 lễ hội truyền thống ở Trung Quốc.
Mục đích là để tưởng niệm cái chết của Khuất Nguyên.
Người dân ăn mừng lễ hội này bằng cách đi thuyền rồng và đốt rất nhiều pháo.
Càng nhiều pháo nổ, càng có nhiều tài sản và phước lành.
Không còn là thành phố Hồng Kông phồn hoa, sôi động của ban ngày, cuộc sống
về đêm hàn toàn thuộc về những người dân lao động nghèo ở thành phố này.
Nghĩa trang rộng lớn nằm ngay bên cạnh thành phố Hồng Kông hiện đại
Trung Quốc là đất nước thích lập những kỷ lục. Đây là tòa nhà Grand Hayatt ở thành phố Thượng Hải. Bức ảnh chụp từ tầng thứ 88 của tòa nhà, nhìn xuống đại sảnh ở tầng thứ 53.
Đại sảnh của tòa nhà này lập kỷ lục thế giới là đại sảnh lớn nhất thế giới.
Theo aFamily
10 cổ trấn đẹp như mơ của Trung Quốc Những ai đã từng một lần đặt chân đến Trung Quốc đều hiểu rằng những gì họ từng nhìn thấy qua màn ảnh nhỏ vẫn còn là quá ít so với vẻ đẹp đích thực mà du khách được thấy tận mắt. Sau đây là 10 cổ trấn đẹp và lâu đời nhất của Trung Quốc: 1. Đô thị cổ Lệ Giang tại...