Nghe ‘thổ địa’ chia sẻ kinh nghiệm du lịch chợ nổi Ngã Bảy siêu hay
“Bảy sông dông nước, cuồn cuộn nước. Phù sa lớp lớp, quyện phù sa”. Chợ nổi Ngã Bảy luôn là nơi đẹp đẽ để con người miền Tây sông nước gửi gắm tâm hồn mình.
Đến bây giờ, không một lớp người nào lớn lên trên mảnh đất Hậu Giang là không nhớ những bài thơ, câu hát liên quan đến chợ nổi. Khu chợ này còn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước thường xuyên ghé đến.
1. Đôi nét về chợ nổi Ngã Bảy
Chợ nổi Ngã Bảy hay còn được gọi là chợ Phụng Hiệp (thành phố Ngã Bảy, Hậu Giang) ra đời từ năm 1915, tính đến nay đã hơn 100 năm. Có tên gọi Ngã Bảy vì nơi đây là giao điểm của 7 con sông: Cái Côn, Búng Tàu, Sóc Trăng, Mang, Xảo Môn, Lái Hiếu và Xẻo Vong.
Đây là một trong những khu chợ nổi lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, từ những năm 40 trở đi chính là nút giao thông đường thủy lớn nhất Nam Kỳ. Hầu như mọi hoạt động buôn bán, trao đổi, trung chuyển của các tỉnh miền Tây đều đổ dồn về địa điểm này.
Ngã Bảy được mệnh danh là “Kinh đô sống nước”, nơi dù ngày hay đêm vẫn luôn bùng nổ với hàng trăm sắc màu, âm thanh và hương vị của đủ thứ từ phong cảnh, trái cây, đồ ăn thức uống, trang phục…. Thường chợ sẽ là nơi “lộn xộn” nhưng sự “lộn xộn” tại nơi đây lại khiến bạn cảm thấy thoải mái, thích thú và thật sự muốn tận hưởng.
Với mạng lưới sông ngòi chằng chịt, hầu hết cuộc sống của người miền Tây sẽ gắn liền với sông nước, miệt vườn. Từ đó đã hình thành một lối sống cũng như nét văn hóa riêng độc đáo không thể trộn lẫn vào đâu được. Cũng nhờ sự khác biệt đó mà nơi đây trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm.
2. Vị trí và cách di chuyển đến chợ nổi Ngã Bảy
Địa chỉ: Thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang
Khoảng cách từ TP.HCM đến Hậu Giang là khoảng 200km, bạn mất từ 4 – 5 tiếng di chuyển bằng xe khách hoặc ô tô du lịch, ô tô cá nhân. Có hai tuyến đường có thể đến Hậu Giang nhưng bạn nên đi theo đường Hồ Chí Minh – Trung Lương, thẳng QL1A đến tỉnh lộ 925 Cần Thơ. Tiếp tỉnh lộ rẽ trái sang chợ Cầu Trắng để đi trên QL1, đi dọc theo đường Hùng Vương là sẽ đến chợ nổi.
Với nhiều khách du lịch đi theo xe khách thì ra Bến xe Miền Tây hoặc liên hệ một số xe tư chạy tuyến Sài Gòn – Hậu Giang. Với những du khách xa hơn, đến từ miền Trung hay miền Bắc thì nên đi bằng máy bay. Vì Hậu Giang chưa có sân bay nên bạn có thể lựa chọn đáp tại sân bay Tân Sơn Nhất hoặc sân bay Cần Thơ. Nhưng tốt nhất là đáp tại Cần Thơ. Hậu Giang cách Cần Thơ khoảng 40km, mất tầm 30 phút di chuyển. Bạn có thể sử dụng dịch vụ xe trung chuyển, đi taxi hoặc book các dịch vụ tour du lịch.
3. Thời gian lý tưởng để du lịch chợ nổi Ngã Bảy
Video đang HOT
Nên đi chợ nổi tháng mấy?
Nam Bộ chủ yếu là khí hậu nóng ấm quanh năm nên hầu như vào thời điểm nào bạn cũng có thể đến khu chợ nổi miền Tây này. Tuy nhiên, trong năm có mùa mưa (tháng 5 – tháng 10) và mùa khô (tháng 11 – tháng 4 năm sau). Mùa mưa không hẳn thời tiết xấu. Nhưng thường xuyên có những cơn mưa bất chợt ảnh hưởng đến các hoạt động ngoài trời. Vì vậy du khách nên chọn đi vào khoảng thời gian mùa khô.
Chợ nổi Ngã Bảy chủ yếu bán các sản phẩm địa phương nên sẽ có nhiều mặt hàng theo mùa và theo vụ. Thường mỗi thời điểm bạn đến sẽ có những mặt hàng khác nhau từ hoa quả, các loại hoa, đồ ăn, đặc sản… Nếu muốn ăn các loại trái cây miệt vườn thì tầm tháng 5 đến tháng 8 là vào mùa, những loại trái đặc trưng như: chôm chôm, nhãn, xoài, thanh long, măng cụt, mít, sầu riêng…
Trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 có một số sản vật như rắn, chim, sóc, ba ba, kì đà… Người miền Tây họ sẽ mang ra để chế biến thành những món ăn dân dã, nghe có vẻ “sợ” nhưng nhất định bạn phải thử một lần.
Nên đi chợ nổi thời gian nào trong ngày?
Ngã Bảy khác với các khu chợ nổi khác là gắn liền với dân sinh nên hầu như hoạt động cả ngày. Đông vui, nhộn nhịp nhất là vào khoảng 5h00 – 8h00 sáng. Từ 8h trở đi sẽ bớt đông hơn, các hoạt động vẫn được tiếp diễn. Chủ yếu là người mua người bán í ới gọi nhau, khách du lịch đổ dồn về đi ngắm phong cảnh và thưởng thức đặc sản.
4. Chợ nổi Ngã Bảy có gì thú vị: Chơi gì – Ăn gì?
Chợ nổi có gì chơi?
Săn bình minh trên chợ nổi là một trong những hoạt động được du khách thích nhất. Bạn sẽ dậy thật sớm, thuê ghe, thuyền đi ra ngoài sông, tầm khoảng 6h sáng bình minh bắt đầu ló rạng. Đảm bảo rằng bạn chưa bao giờ được ngắm một khung cảnh rực rỡ và thơ mộng đến như vậy. Đừng quên lưu giữ những hình ảnh thật đẹp khi đến với miền Tây nhé.
Đến với Ngã Bảy chủ yếu là đi tham quan và check-in. Các trò chơi trên sông nước hầu như là không có. Tuy nhiên, thông qua việc nhìn ngắm bạn sẽ hiểu nhiều hơn về người miền Tây, biết được những nét văn hóa độc đáo và có thêm nhiều kiến thức.
Ẩm thực Chợ nổi Ngã Bảy có gì ăn?
Nghe danh tiếng người miền Tây nấu ăn rất khéo, lâu lâu mới có dịp đến bạn phải “càn quét” hết sức mình nhé. Buổi sáng mọi người ở đây thường có thói quen ăn bún, hủ tiếu, phở, bánh cuốn nóng… Ăn đúng kiểu là lúc nước lèo vẫn đang nghi ngút khói, thêm chút chanh và thật nhiều ớt. Buổi sáng đơn giản, có phần hơi “chông chênh” vì ngồi trên thuyền nhưng đảm bảo ăn một lần là nhớ mãi.
Bánh xèo là một đặc trưng của người Hậu Giang nói riêng và người miền Tây nói chung. Bánh ăn đến đâu “xèo” đến đây, nguyên liệu tươi ngon, phần rau cuốn đa dạng. Ăn vào có vị lạ lạ, hay hay, khác với những nơi khác. Chè cũng là một trong những món nhất định bạn phải thử. Nguyên liệu đủ màu sắc, chủ yếu là bà con tự làm, tạo màu bằng tự nhiên, vị ngọt ngọt, béo béo, ăn vào mới hiểu sao miền Tây dễ gây thương nhớ.
Món cuối cùng không thể thiếu chính là trái cây miệt vườn. Không thể đếm hết những loại trái cây được bày bán ở trên chợ. Nhưng dù gì cũng đã đi thì mỗi loại phải thử một ít, còn mua về để làm quà. Hoa quả cũng được mang ra chế biến như nước ép, sinh tố, hoa quả dầm… trời nắng nóng dùng những món này đúng thật hết sảy.
5. Một số lưu ý khi du lịch chợ nổi
Trước khi đi bạn cần phải tìm hiểu kỹ về thời tiết dù là vào mùa khô hay mùa mưa. Thời gian đi tham quan chợ thường sẽ là trong một buổi sáng hoặc chiều. Khuyến khích bạn đi vào buổi sáng vì cảnh sẽ đẹp hơn, có nhiều thứ để chơi và nắng sẽ không quá gắt.
Nên kết hợp tham quan chợ nổi với các địa điểm du lịch nổi tiếng khác của Hậu Giang như: Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Công viên giải trí Kittyd & Minnied, Khu du lịch Phú Hữu, Khu Di tích chiến thắng Chương Thiện – Vị Thanh, Cánh đồng khóm Cầu Đúc, Khu rừng tràm Vị Thủy…
Bạn nên hỏi giá trước khi mua một món gì đó, thường là người bán tự phát nên họ sẽ hét giá đối với khách du lịch. Một típ là cứ hỏi đại giá ở một vài ghe, sau đó trả giá bằng cách “Thấy ghé kia bán rẻ hơn” thì sẽ mua được giá hời.
Chút nuối tiếc... Phú Ninh
Gọi nơi này là "viên ngọc xanh" hay "nàng công chúa ngủ trong rừng" là chưa chính xác, dù hồ Phú Ninh quả thực rất xanh và đẹp đẽ.
Là viên ngọc thì chưa được mài giũa làm bật lên giá trị. Là công chúa, thì nàng không còn ngủ nữa, nhưng có lẽ đang còn... giụi mắt ngơ ngác, vì chàng hoàng tử - sau khi đánh thức nàng dậy - lại đang chùng chình chưa quyết ý.
Mồ hôi thấm đẫm lòng hồ
Từ thành phố Tam Kỳ đi theo con đường rợp bóng cây xanh, quanh co đồi dốc, bạn sẽ gặp hồ Phú Ninh. Hồ thuộc địa phận 2 huyện Phú Ninh và Núi Thành của tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Tam Kỳ chưa tới 10km về phía Tây. Được bao quanh bởi núi rừng hùng vĩ với diện tích lên đến hơn 20.000ha, mặt hồ Phú Ninh ăm ắp nước, trong xanh, phẳng lặng. Cuối thu đầu đông, hồ được xả cạn làm lộ ra những đảo nổi, bãi bồi cỏ mọc xanh ngắt.
Với diện tích mặt nước lên tới 3.400ha, đây là một trong những hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam được ngăn bởi hệ thống đập có đập chính cao trên 35m và dài hơn 350m. Trong vùng lòng hồ có hơn 30 đảo lớn nhỏ, như đảo ông Sơ, đảo 61, đảo Rùa, đảo Khỉ, đảo Su... Cùng với hố Khế, hố Ba Trăng, bến Đợi Chờ và những con suối không tên ẩn mình róc rách chảy trong những cánh rừng, vùng xanh bát ngát này là cả một quần thể sơn thuỷ hữu tình, có thể ví như một Hạ Long thu nhỏ. Hệ thống động, thực vật cũng rất phong phú, có những loài được ghi vào Sách Đỏ thế giới.
Gọi là hồ nhưng Phú Ninh nom chẳng khác gì một dòng sông lớn, kéo dài hàng chục cây số. Khó có thể hình dung đây là một hồ thuỷ nông được tạo nên bởi bàn tay con người, thành quả của suốt 9 năm "cơm đùm, khoai sắn độn". Hơn 15 triệu mét khối đất đá đã được đào đắp. Tháng 12/1985, công trình "đại thủy nông" Phú Ninh căn bản hoàn thành cùng với trạm thủy điện công suất 2MW cung cấp điện cho thành phố Tam Kỳ. Không khỏi có chút bâng khuâng khi bạn lướt đi trên "khối ngọc bích" thăm thẳm ấy và nhớ đến những làng mạc thôn xóm, những cư dân bao đời sinh sống ở đây đã phải dời đi nhường đất cho công trình...
Nhiều giá trị vẫn là tiềm năng
Đặc biệt, hồ Phú Ninh còn sở hữu mỏ nước khoáng nóng độc đáo nằm ngay giữa lòng hồ, nhiệt độ lên tới 60 độ C với nhiều nguyên tố vi lượng có giá trị về y học đã được người Pháp phát hiện, nghiên cứu và ghi chép rất cẩn thận.
Với tiềm năng, lợi thế đó, từ năm 2013, UBND tỉnh Quảng Nam đã giao cho Công ty CP Đầu tư du lịch Hùng Cường (Công ty Hùng Cường) đầu tư thực hiện dự án Khu dịch vụ du lịch Đồi Đá Đen - Phú Ninh (gọi tắt là Khu du lịch hồ Phú Ninh) với diện tích lên đến 100ha. Theo dự án, giai đoạn 1 thực hiện với diện tích 59,77ha, đến tháng 8/2020 đưa vào hoạt động.
Tuy nhiên, cho đến nay, mới chỉ có một số hạng mục khá đơn giản (như khu nhà điều hành, khu lễ tân, khu vui chơi thiếu nhi, khu cắm trại và tổ chức sự kiện, khu nhà bungalow đơn, bungalow đôi, bến thuyền du lịch, điểm check-in...). Có lẽ đường zipline dài 750m là điểm cộng quan trọng nhất đối với du khách. Dạo quanh tham quan, trải nghiệm một số dịch vụ không có gì mới lạ so với những nơi khác (làm tiệc nướng, hát karaoke...), đi tàu quanh đảo Khỉ để đợi ngắm từ xa các chú khỉ (vì ham tiếng nhạc rộn ràng mà xuống bến) thì cũng chỉ nửa ngày, không còn gì có thể hấp dẫn du khách ở lại lâu hơn.
Một khu du lịch tọa lạc tại một nơi sơn thủy quá hữu tình mà chỉ dừng lại ở một vài dịch vụ quá đơn sơ thì thật uổng phí. Đại diện chủ đầu tư khu du lịch - Công ty Hùng Cường - cho biết, do đại dịch, do điều kiện tài chính... nên chưa thể hoàn thành dự án đúng tiến độ.
Thật mong là khi quay lại lần sau - và tôi chắc chắn sẽ còn quay lại - bên cạnh vẻ đẹp bình dị vốn có, Phú Ninh sẽ mang lại cho du khách thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ...
Chợ nổi Cái Răng - Điểm du lịch nổi tiếng nhất Cần Thơ Chợ nổi Cái Răng là "đặc sản" vô giá của người dân Cần Thơ nói riêng và người miền Tây nói chung. Tiếng máy nổ, chèo khua nước, sóng vỗ oàm oạp vào mạn thuyền cùng tiếng cười nói của người mua kẻ bán đã tạo nên cảnh sầm uất của chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ. Từ bến Ninh Kiều đến chợ...