Nghe tên đã lạ, ai mà nghĩ món ăn có tên là “chuối đập” lại khiến bao người mê mẩn
Về Bến Tre mà không thưởng thức qua đặc sản “ chuối đập” thì phí cả chuyến đi bạn nhé!
Chuối là thực phẩm rất phổ biến ở Việt Nam cho nên các món ngon được làm từ chuối cũng đa dạng không kém. Trong đó, món chuối nếp nướng của Việt Nam từ lâu đã rất nổi tiếng, thậm chí còn vang danh ra nước ngoài. Tuy nhiên, ngoài món chuối nếp nướng thì ở Việt Nam, đặc biệt là miền Tây Nam Bộ, cụ thể là ở Bến Tre còn có một món chuối nổi tiếng tuy nhìn ban đầu hơi đơn sơ nhưng cũng ngon không kém cạnh mà những ai từng nếm thử qua đều ấn tượng khó quên.
Món chuối đặc biệt này của miền Tây Nam Bộ có cái tên cũng rất độc đáo là “chuối đập” bạn nhé. Khi nghe đến tên chuối, chắc chắn nhiều bạn sẽ thắc mắc không biết vì sao lại có tên kỳ lạ đến thế. Tuy nhiên, nếu bạn ghé bất kỳ hàng chuối đập nào vô tình bắt gặp trên đường và ngồi quan sát một lúc là sẽ hiểu ra nguồn gốc cái tên ngay lập tức mà chẳng cần ai phải giải thích cho.
Món chuối này có tên là “chuối đập” là bởi phải dùng vật dụng đập cho quả chuối dẹt ra thì mới thành món ăn. Bạn đừng nghĩ việc đập chuối dễ dàng nhé, bởi chỉ cần thử đập khoảng 5 – 6 quả thì bạn sẽ thấy mỏi nhừ tay ngay. Lý do chuối này khó đập là bởi nguyên liệu làm món chuối đập được chế biến từ những quả chuối còn xanh chứ chưa chín mềm hẳn. Do chuối còn xanh, cứng nên khi đập phải tốn khá nhiều sức.
Điều quan trọng làm nên món chuối đập ngon chuẩn vị là khâu chọn chuối. Bởi nếu chọn chuối không khéo thì món chuối đập sẽ quá cứng hoặc quá mềm, thậm chí ăn không còn ngon. Những quả chuối chuẩn nhất để làm món chuối đập là chuối đã già nhưng còn xanh chứ không quá chín. Tức là chuối đã ở giai đoạn còn khoảng 3 – 4 ngày nữa mới chín để ăn được. Những quả chuối này mặc dù ngoài vỏ còn rất xanh nhưng bên trong ruột có độ dẻo nhất định và đã bắt đầu có màu vàng ửng đẹp mắt.
Sau đó, chuối sẽ được lột sạch vỏ, vì vỏ chuối còn xanh nên khâu lột vỏ cũng hơi khó khăn. Chuối sau khi được lột vỏ thì sẽ được cho lên vỉ than nướng cháy xém các mặt. Và thường để khâu nướng chuối nhanh hơn và khâu đập chuối dễ hơn thì người ta sẽ cắt đôi quả chuối theo chiều dọc rồi mới cho lên vỉ nướng. Như vậy, cứ một quả chuối thì bạn sẽ có 2 miếng chuối đập ngon lành.
Sau khi nướng chuối được khoảng 5 phút thì người bán sẽ cho từng miếng chuối vào túi ni lông và dùng chày đập mạnh. Để đập dẹt miếng chuối này đối với người thành thạo thì cũng phải đập vài lần, còn đối với người chưa từng đập thì cũng phải đập 5 – 6 lần hoặc hơn thì miếng chuối mới dẹp như ý được nhé. Đó là lý do vì sao nhìn tuy đơn giản, thế nhưng khi bắt tay vào đập, bạn sẽ thấy đây là công việc không dễ chút nào.
Video đang HOT
Sau đó, người bán sẽ tiếp tục cho từng miếng chuối đã đập dẹt lên vỉ than nướng tiếp cho đến khi chín vàng đều cả 2 mặt chuối. Công đoạn nướng chuối cuối cùng này rất quan trọng và đòi hỏi phải thật khéo để chuối không bị cháy xém mất ngon bạn nhé. Lúc này, không nhất thiết phải ngồi bên cạnh mà chỉ cần bạn chạy xe ra ngay một quầy bán món chuối đập cũng sẽ thấy thơm lừng mùi chuối nướng rất hấp dẫn và cực khó chối từ đấy.
Đặc biệt, một thành phần không thể thiếu để làm nên món chuối đập ngon đó chính là phần nước cốt dừa rưới lên bạn nhé. Nước cốt dừa ở đây được làm từ loại ngon chuẩn không thể diễn tả bằng lời. Dừa nạo đủ độ béo rồi cho lên bếp đun sôi, bỏ thêm một ít bột năng để tạo độ sánh đặc, ngoài ra người bán còn cho thêm đường, muối vừa ăn cùng một ít hành lá xanh để tạo mùi thơm.
Miếng chuối đập nướng vẫn còn nóng hổi dẻo dẻo, dai dai lại có thêm độ bùi ngọt đặc biệt được chấm với nước cốt dừa béo ngon, ngọt ngọt, mặn mặn thì đúng là ngon không thể tả. Đặc biệt, khi ăn món chuối đập này thì chẳng cần bàn cao, ghế rộng, chẳng cần không gian sang trọng đẹp mắt mà chỉ cần bạn ghé vào một quầy hàng ven đường, núp bóng dưới một tán cây râm mát là đã có thể thưởng thức món chuối đập đúng cảnh đúng người và vị ngon thì khỏi phải bàn.
Nếu có dịp về miền Tây, có ghé qua Bến Tre thì bạn nhớ đừng quên bỏ qua món chuối đập lạ miệng nhưng ngon chuẩn vị và quá hấp dẫn kể trên!
Theo Tri Thức Trẻ.vn
Chỉ có bắp thôi mà người Sài Gòn biến tấu tài tình trong hàng loạt món ăn vặt lai rai hấp dẫn
Không ngờ thức quả bình dân như bắp cũng tạo nên vô vàn thức quà vặt hấp dẫn thế này đây.
Nếu để ý bạn sẽ thấy hình như hầu hết những món ăn vặt, lót dạ ở Sài Gòn đều có thể kết hợp cùng với bắp. Tuy là loại thực phẩm bình dân nhưng lại có độ thơm, dẻo ngọt tự nhiên nên đã hợp vị với đa số thực khách. Hãy xem ẩm thực Sài Gòn có những món ăn từ bắp nào phục vụ bạn nhé.
Bắp xào
Tiếng rao "bắp xào, hột vịt lộn xào me đây" vang vọng giữa đêm Sài Gòn náo nhiệt dường như đã quá quen thuộc với người dân nơi đây. Và cũng vì thế mà món bắp xào cũng là thức quà ăn chơi dễ tìm, hấp dẫn cho những tối dạo phố. Mấy hạt bắp nhỏ nhỏ đơn giản thế mà lại thơm lừng mùi bơ rồi còn quyện đều cùng bột béo của dầu, ruốc mằn mặn... vô cùng hấp dẫn.
Bắp xào giòn giòn, thơm thơm lại còn nóng sốt nên cứ nhâm nhi mãi mà chẳng hề thấy ngán. Thêm vào đó, mỗi hộp bắp chỉ từ 10k - 15k mà thôi, ai sang hơn thì cho trứng thêm để tăng độ béo cho "đã" miệng. Bạn có thể tìm ở các xe đẩy ven đường vào buổi tối, khu ăn vặt Hồ Con Rùa, khu phố đi bộ Nguyễn Huệ... nơi nào cũng có.
Bắp nướng
So với bắp xào thì bắp nướng giữ lại nguyên hương vị đặc trưng của món là dẻo ngọt và kèm thêm mùi thơm từ than rất hấp dẫn. Người Sài Gòn ăn bắp nướng cầu kì hơn, họ cho nhiều mỡ hành để từng hạt bắp phủ đều cái bóng bẩy quyến rũ. Hành mang đến chút nồng nàn, chút ngọt béo để tiếp sức cho bắp.
Có nơi bạn sẽ cầm cả quả để nhâm nhi, còn có chỗ thì tách hạt sẵn rồi cho ruốc mằn mặn ăn cùng. Nóng hổi, dẻo dẻo và béo ngọt chính là những gì mà món ăn bình dân này mang đến. Bạn có thể tìm đến hàng bắp nướng ở khu Phan Xích Long (quận Phú Nhuận), khu ăn vặt Nguyễn Kim (quận 10) hay những xe đẩy ven đường Sư Vạn Hạnh (quận 10)...
Bánh bắp chiên
Một gợi ý ăn vặt vừa giòn vừa dẻo từ bắp và cũng phổ biến ở Sài Gòn chính là bánh bắp chiên. Hạt bắp được tách ra sau đó trộn cùng bột và chiên ngay trong dầu nóng. Khi chúng chuyển sang màu vàng ươm thì cũng là lúc những chiếc bánh bắp nóng hổi sẵn sàng để bạn thưởng thức.
Bánh bắp chiên rất được dân "ăn hàng" yêu thích bởi độ giòn thơm từ lớp vỏ nhưng khi cắn vào trong thì độ ẩm, dẻo mịn lại hài hoà trong miệng. Bánh bắp chiên hiện được bán ở số 24C Trần Văn Danh (quận Tân Bình) với mức giá "rẻ bèo" chỉ 7k/bánh.
Xôi bắp
Trong các món xôi ngọt của Sài Gòn thì bắp cũng góp mặt với một hương vị mang tên xôi bắp. Đi cùng với những hạt nếp nóng thơm là bắp nguyên hạt được nấu vừa chín tới. Đối với món này, bắp xuất hiện "chớp nhoáng" bởi vì xôi đã dẻo ngọt nên khi nhai chỉ cần nhấn nhá thêm vài hạt giòn dai là đã đủ "vui miệng".
Bên cạnh đó, chút bùi bùi từ đậu xanh giã nhuyễn, sợi dừa beo béo... từng thành phần hoà quyện cùng nhau làm trọn vẹn hương vị. Xôi bắp đơn giản như thế nhưng chỉ cần một gói nhỏ là đủ để bạn lót dạ lúc đói. Những địa chỉ bạn có thể tham khảo là xôi Tôn Đản (quận 4), hàng xôi ven đường góc Lê Thánh Tôn - Pasteur (quận 1)...
Chè bắp
Chè bắp là món quà hoàn hảo cho team thích béo hảo ngọt. Hạt bắp được xắt nhuyễn và nấu nhừ cùng nếp để tạo nên những chén chè đặc sệt thơm lừng. Món có vị ngọt và độ dẻo từ nhựa bắp cũng như nếp bởi thế cứ ngầy ngậy thơm lừng trong cổ họng.
Chè bắp ngon không thể thiếu nước cốt dừa chan lên cùng. Sự hoà quyện chút mằn mặn, beo béo trong từng thành phần giúp cho chén chè dễ ăn và trọn vị hơn. Không khó để tìm những nơi để thưởng thức món ăn này, bạn có thể tìm các quán chè bình dân như chè Nguyên trên góc đường Hoà Hảo - Nguyễn Tri Phương (quận 10), chè mâm Khánh Vy đường Sư Vạn Hạnh (quận 10), chợ Bàn Cờ (quận 3)...
Theo Tri Thức Trẻ
Tranh thủ nhãn đang rẻ, làm các món từ nhãn cho gia đình ăn chơi Nhãn không chỉ ăn trực tiếp mà còn chế biến thành nhiều món ăn vặt hấp dẫn cho cả nhà thưởng thức. CHÈ HẠT SEN LONG NHÃN Nguyên liệu: - Nhãn tươi: 400gr - Hạt sen: 200gr - Nước, đường: vừa miệng ăn Cách làm: Nhãn bóc vỏ, bỏ hạt. Hạt sen rửa sạch, bỏ tâm và lớp áo lụa nếu cần, sau...