Nghề tay trái của VĐV – Kỳ 9: Quán phở của Danh Ngọc
Quán phở 111 của tiền vệ đội tuyển U.23 dự SEA Games 27 Hoàng Danh Ngọc nằm ở số 2 Hạc Thành, TP.Thanh Hóa, ban ngày bán phở bò phở gà, buổi tối bán thêm các loại lẩu.
Quán phở của Danh Ngọc tại Thanh Hóa – Ảnh: nhân vật cung cấp
Bất ngờ mở hàng ăn
Đây không phải lần đầu Danh Ngọc kinh doanh. Anh thích buôn bán đã lâu, trước đây từng có thời gian tiền vệ này mở cửa hàng giày trên mạng và cũng được kha khá tiền lãi. Tuy nhiên nói bất ngờ là ở chỗ Danh Ngọc không mấy khi nấu nướng, nấu những món ăn đòi hỏi cầu kỳ, tỉ mỉ lại là sở đoản. Ấy thế mà đúng ngày 31.7 năm ngoái, cầu thủ này quyết định đầu tư vào lĩnh vực ăn uống. Danh Ngọc quê Nam Định cũng là đất của nhiều ông chủ hàng phở nhưng anh chọn Thanh Hóa, quê vợ làm nơi kinh doanh. Anh nhạy bén khi phát hiện ra khu vực đường Hạc Thành chưa có một hàng ăn nào lớn. Gia đình nhà vợ anh có nghề nấu phở gia truyền. Bác vợ của Ngọc là ông chủ của thương hiệu phở 111 địa chỉ số 111 Cầu Giấy, Q.Cầu Giấy, Hà Nội. Ông chia sẻ bí quyết gia truyền cho quán phở của cháu để thương hiệu phở 111 này được nhiều người biết đến hơn. Hiện tại, phở 111 cũng được gia đình Danh Ngọc phát triển tại một cơ sở tại TP.Vũng Tàu, làm ăn khấm khá.
Quán phở của Danh Ngọc chuyên về phở bò, phở gà. Ngày 22.12 năm ngoái, cửa hàng tiếp tục đầu tư thêm món lẩu vào buổi tối. Món ăn tại quán của Danh Ngọc ngon, giá cả phù hợp với túi tiền của người dân địa phương nên lượng khách trong thời gian qua khá ổn. Phở bán từ 20.000 – 25.000 đồng/tô, lẩu có giá 350.000 – 400.000 đồng/nồi cho 6 người. Vừa qua, quán phục vụ đến 29 tết, mùng 3 tết đã mở cửa trở lại. Món lẩu chuyên về lẩu lòng, lẩu bò, lẩu ếch được chế biến theo công thức đặc biệt nên rất đông người tò mò đến ăn thử, cao điểm có tối 8 bàn trong quán đều kín khách. Danh Ngọc bảo mọi thứ giờ đang mới mẻ, khách hàng cần một thời gian để quen với quán nên tiêu chí ngon – sạch – rẻ – phục vụ tận tình được tất cả mọi người thống nhất.
Danh Ngọc – Ảnh: T.Hằng
Video đang HOT
Quán của Danh Ngọc được anh vợ (con trai của ông chủ thương hiệu phở 111 tại Hà Nội) làm đầu bếp chính, 4 nhân viên phục vụ, 1 nhân viên rửa bát, giúp quản lý có thêm bố mẹ vợ. Bố mẹ vợ của Ngọc trước đây cũng mở hàng ăn nên rất thông thạo việc chi tiêu tiền nong, chọn lựa nguyên vật liệu. Chừng đó yếu tố để Danh Ngọc an tâm luyện tập thi đấu tại V.Ninh Bình, ngày nghỉ mới có thể về thăm quán.
Bán hàng ăn khó hơn đá bóng
Tiền vệ với kỹ thuật tốt, một khả năng gây bùng nổ trên sân với những màn đi bóng khiến khán giả sửng sốt thừa nhận kinh doanh không đơn giản, “nó phức tạp hơn việc đưa một trái bóng vào lưới đối phương rất nhiều”. Hơn nữa, việc Danh Ngọc đang đầu tư là cửa hàng ăn uống – lĩnh vực béo bở mà nhiều người cùng rót tiền vào đầu tư. Việc chọn lựa thực phẩm không tốt sẽ để lại ấn tượng xấu trong khách hàng. Chất lượng món ăn không phù hợp thị hiếu thì quán sớm muộn cũng phải đóng cửa. Đó chính là lý do vì sao những ngày nghỉ về quán, Danh Ngọc xắn tay áo lên bưng bê, tính tiền, anh tranh thủ hỏi cặn kẽ từng khách phở hôm nay mặn hay nhạt, lẩu như thế này có vừa miệng không, cần thêm bớt gia vị gì. Nhiều người bước vào quán thấy Danh Ngọc đang lúi húi sau những nồi nước phở nghi ngút khói chạy lại, tay bắt mặt mừng, bảo không ngờ hôm nay mình được ăn phở trong quán của người nổi tiếng.
Danh Ngọc vẫn chưa hài lòng lắm với quán của mình. Anh bảo cần phải học hỏi thêm kinh nghiệm để phở 111 được chuyên nghiệp hơn. Ngọc không giỏi về nấu ăn nhưng anh tự tin mình có đủ khả năng thẩm định món ăn, nhận định xu hướng khách hàng.
Thời gian này Danh Ngọc vô cùng bận rộn, thi đấu cùng đội tại Ninh Bình, ngày nghỉ lại chạy về Thanh Hóa thăm cửa hàng. Thanh Thảo – vợ anh đang mang bầu nên thời gian này anh cũng thường xuyên về nhà riêng tại Nam Định, lo cho vợ con nhiều hơn. Mục tiêu thời gian tới của ông chủ sinh năm 1990 là lượng khách sẽ đông hơn, để phở 111 Thanh Hóa không kém cạnh thương hiệu này tại Vũng Tàu, Hà Nội.
Theo VNE
Các cầu thủ mát tay với nghề tay trái
Anh Đức, Tấn Trường duy trì nghề tay trái trong khi Ngọc Hùng hay Mạnh Tú quyết định nghỉ hẳn bóng đá.
Tiền đạo Anh Đức (Bình Dương) mở shop đồ thể thao ở Bình Dương và bán buôn đi cả nước.
Cựu tiền đạo Văn Nghĩa và bà xã năng động Hồng Diễm mở công ty xây dựng lớn ở Đồng Tháp.
Hậu vệ Bùi Văn Sang (An Giang) đầu tư trồng ớt quy mô lớn ở quê nhà Đồng Tháp.
Cựu tiền vệ Nguyễn Mạnh Tú kinh doanh nhiều cửa hàng ăn uống ở TP HCM.
Hậu vệ Phùng Văn Nhiên đầu tư trang trại trồng café và hồ tiêu ở Gia Lai.
Cựu trung vệ Lưu Ngọc Hùng chuyển sang nghề tư vấn và buôn bán mỹ phẩm.
Thủ môn Tấn Trường (Bình Dương) lấn sân với cửa hàng Internet và hệ thống sân cỏ nhân tạo ở TP HCM và Đồng Tháp.
VĐV điền kinh Nguyễn Thị Oanh buôn bán nhỏ mỹ phẩm qua mạng.
Theo VNE
Nghề tay trái của VĐV - Kỳ 7: Trung vệ kinh doanh khách sạn Khách sạn Đại Phát ở số 2A/547 Thành Thái, P.Đông Thọ, TP Thanh Hóa là của trung vệ Hà Nội T&T Nguyễn Đại Đồng. Và đây chỉ là khởi điểm kinh doanh của trung vệ này. Ông chủ kỳ lạ Đại Đồng dự tính một tương lai ổn định bên cạnh nghiệp cầu thủ mà anh cho là còn nhiều chông gai và...