Nghệ sỹ Chí Trung phủ nhận chơi thân với Bộ trưởng Đinh La Thăng
Sau khi nghệ sỹ Chí Trung quyết định bỏ vai Táo Giao thông trong Táo quân 2014 đã có thông tin rằng, ngoài đời nghệ sỹ chơi thân với Bộ trưởng Đinh La Thăng nên có chút áp lực khi vào vai Táo Giao thông.
Lý giải cho việc mình rời khỏi vai Táo Giao thông, Chí Trung cho biết thật ra là vì anh thấy “nói mãi cũng nhàm, trong khi người ta có tiến bộ đấy chứ.” Dù anh vẫn được mời vào vai diễn này nhưng Chí Trung nhất định từ chối. “Thực tế là tôi vẫn được mời vào vai Táo Giao thông, nhưng tôi thực sự muốn đổi sang một vai diễn khác mới mẻ hơn”.
Ngay sau khi Chí Trung quyết định từ bỏ vai Táo Giao thông- vốn đã trở thành “thương hiệu” của anh, đã có thông tin cho rằng, nguyên nhân sâu xa của việc từ bỏ này là do ngoài đời, Chí Trung chơi rất thân với Bộ trưởng Đinh La Thăng. Trả lời về thông tin này, Chí Trung cho biết: “Tôi cũng nghe nhiều người nói, tôi chơi với anh Thăng (Bộ trưởng Đinh La Thăng – PV) nên tôi “chùn chân” nhưng xin thưa không phải. Tôi chẳng việc gì phải sợ ai cả, thân hay không thân cũng không liên quan. Anh Thăng vẫn là Bộ trưởng còn tôi vẫn là Táo. Nhưng những gì người ta sai thì mình nói, người ta làm tốt thì phải ghi nhận. Nhiều người nói là nếu người ta làm tốt thì anh khen ngợi đi. Nhưng xin thưa là hài kịch không có chức năng khen ngợi, hài kịch là phê phán, là chọc ngoáy. Mà nếu như chúng tôi khen, người ta lại nói là “ôi dào, thân nhau nên khen nhau thôi.” Đấy, như thế càng mệt hơn”.
Chí Trung cho biết thêm, “Nói thẳng luôn, tôi, anh Đỗ Thanh Hải là đạo diễn, anh Trần Bình Minh là giám đốc VTV, chúng tôi chẳng chịu áp lực của ai cả. Áp lực là ở chính mình, chúng tôi không muốn “giết chết” chính nhân vật của mình. Bạn biết những năm “Táo” thành công, ra đường ai gặp mình cũng hồ hởi, cũng tâm đắc, mình cũng sướng lắm. Có những năm người ta vừa xem xong, gặp mình người ta ơ hờ: “Anh Trung ạ” rồi lại cúi mặt xuống. Người ta không chê mình nhưng thái độ người ta như thế thì chúng tôi cũng buồn lắm…”
Quan điểm của Chí Trung là khen hay chê cũng cần phải thuyết phục, không thì thôi, đừng làm. “Tôi nghĩ muốn nói xấu ai đó thì phải nói xấu cho đúng, cho hay, cho thuyết phục. Năm trước, năm kia thì đúng là có nhiều chất liệu, năm ngoái đã “cố quá” rồi, năm nay thì sao? Đường, cầu đã được xây, ý thức người dân cũng tốt lên nhiều… Những vấn đề như đường xá lún, cầu cống sập… vẫn là có nhưng đỡ hơn mọi năm rất nhiều. Bây giờ mà cứ “chọc ngoáy” mãi lộ… thì nói mãi cũng nhàm.”
Chí Trung cho biết thêm, năm nay còn có nhiều vấn đề nổi cộm hơn mà chương trình “Táo Quân” nên nói tới, ví dụ như Y tế, Giáo dục… “Chắc chắn là y tế năm nay có nhiều việc để nói, kiểu gì cũng có một nhân vật “đặc thù” xuất hiện. Giáo dục cũng có nhiều vấn đề. Ví dụ như Bà mẹ Việt Nam anh hùng được cộng điểm khi đi thi đại học… Tôi nghĩ những vấn đề như vậy mới là những vấn đề đáng nói tới.”
Video đang HOT
Không đóng Táo Giao thông nữa, Chí Trung cũng không vì thế mà nhàn hạ hơn, anh nói mình sẵn sàng đóng bất kỳ một vai nào trong “Táo Quân”, miễn không phải là Táo Giao thông. Hơn nữa, anh cũng bận rộn với việc “mang quân đi đánh xứ người” khi cùng với gần 50 nghệ sĩ của Nhà hát Tuổi trẻ “Nam tiến”. Với vị trí là Phó giám đốc nhà hát Tuổi trẻ, phụ trách tới 4 đoàn kịch, có thể nhận thấy rõ Chí Trung bận rộn tới mức nào, tuy nhiên anh vẫn “đóng” hẳn một tháng ở Sài Gòn để diễn kịch.
Mặc cho nhiều người nói mang kịch Bắc vào Nam chỉ như “gánh củi về rừng”, bởi sân khấu kịch miền Nam sôi động bao nhiêu thì sân khấu kịch miền Bắc èo uột bấy nhiêu. Hơn nữa, chất kịch Bắc khá kén khán giả miền Nam, kể cả hài kịch.
Chí Trung khẳng định, “Bạn thấy sân khấu kịch Hà Nội im ắng, sân khấu kịch miền Nam sôi động, điều đó hoàn toàn chính xác thôi. Nhưng so sánh tương quan lực lượng giữa các ngành nghề, cơ sở hạ tầng… thì điều đó lại chưa hẳn chính xác. Tôi nói ví dụ tỉ lệ nhà hàng ăn uống ở đây chắc gấp cỡ 100 lần Hà Nội, nhưng số lượng sân khấu gấp thế là còn ít đấy. Hơn nữa, việc mang kịch Bắc vào Nam không có gì lạ hết, bởi chúng tôi đã từng nhiều lần làm rồi. 8 năm gần đây tôi không “Nam tiến” là bởi tôi quá bận với công việc ngoài kia.”
Theo Chí Trung, “Nhân 25 năm ngày mất của anh Lưu Quang Vũ, chúng tôi mang hai vở kịch là “Lời thề thứ 9″ và “Mùa hạ cuối cùng” vào miền Nam để “thắp lại lửa” như cách chúng tôi đã làm “rực lửa” Hà Nội trong 12 suất diễn trước. Hơn nữa, lớp khán giả trước đây từng mê Lưu Quang Vũ cũng muốn thưởng thức lại, còn lớp trẻ hẳn sẽ tò mò xem những giá trị mà các ông bà, cha mẹ, cô dì… mình yêu thích là gì? Hơn nữa người Bắc ở miền Nam rất đông, tôi chẳng lo gì không có khán giả.”
Tuy “nói cứng” là thế, nhưng Chí Trung cũng thừa nhận anh có nhiều lo lắng, dù mang hai vở kịch nổi tiếng, dù mang theo thương hiệu “Đời cười” cũng rất nổi tiếng và quen thuộc. Anh ví von rất hài hước rằng anh cần phải “làm quen” lại với khán giả miền Nnam bởi “vợ chồng xa nhau đi công tác một tháng, tối đầu tiên về cũng cần phải “làm quen” lại từ đầu nữa là…” Mang quân “Nam tiến” một tháng trời, tiền ăn ở, đi lại… của anh em cũng khiến ông phó giám đốc đau đầu. “Tiền ăn ở thì cập rập ngay trước mắt mà chưa thấy khán giả đâu.”
Nói là “làm quen lại” với khán giả miền Nam nhưng không vì thế mà các nghệ sĩ miền Bắc phải “ép” mình theo phong cách miền Nam để chiều khán giả. Chí Trung thừa nhận “điều ngu xuẩn nhất của những kẻ đi gây dựng ước mơ là trộn lẫn những giấc mơ của các vùng miền lại với nhau. “Chúng tôi là “phở Bắc” thì vào Nam chúng tôi phải bán phở Bắc chứ, không lẽ bán bò kho, hủ tíu thì người ta mua của chúng tôi làm gì? Nếu tôi vào đây mà tôi giống anh Thành Lộc, giống chị Hồng Vân thì chúng tôi vào đây làm gì? Đây có phải là hội diễn đâu?”
Chí Trung là thế, nói gì, làm gì cũng suy tính thấu đáo. Như cách anh thừa nhận mình “không được như Thành Lộc hay Lê Khanh, những con thiêu thân cứ thấy ánh lửa là lao ngay vào, là hi sinh hết cho nghệ thuật. Tôi thuộc tip cứ phải bay vòng vòng quanh đốm lửa đó khoảng vài ngàn lần, coi lao vào thì có chết không, có được gì không rồi mới thử.”
Phan Anh
Theo Dantri
Táo quân được ví là "vùng cấm" của cơ quan kiểm duyệt
Tại hội nghị tổng kết một năm thực hiện chỉ thị 65/CT về cấp phép biểu diễn, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn- Nguyễn Đăng Chương đã nhắc lại vụ Táo quân 2013 bị tuýt còi và so sánh, Táo quân đã từng giống như "vùng cấm" về kiểm duyệt.
Hội nghị tổng kết một năm thực hiện Chỉ thị số 65/CT của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về cấp phép biểu diễn vừa diễn ra ngày 8/5 tại TpHCM.
Tại hội nghị, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chỉ ra những điểm làm được và chưa làm được sau một năm thực hiện chỉ thị. Trong đó, việc thiếu một cơ sở pháp lý, chế tài đủ mạnh, đủ quyết liệt... là một trong những vấn đề quan trọng.
Ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng cục Nghệ thuật Biểu diễn thẳng thắn chia sẻ: "Vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý ở một số sở địa phương, vẫn còn tình trạng cấp phép mà không thẩm định. Nói thẳng ra là vẫn còn tình trạng cấp phép theo "văn hoá phong bì"."
Những trường hợp như thế này sẽ bị phạt rất nặng
Tại hội nghị, ông Nguyễn Đăng Chương thẳng thắn thừa nhận: "Vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý ở một số sở địa phương, vẫn còn tình trạng cấp phép mà không thẩm định. Nói thẳng ra là vẫn còn tình trạng cấp phép theo "văn hoá phong bì". Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã luân chuyển, cho nghỉ việc những cán bộ không hoàn thành công việc."
Trong lời phát biểu của mình, Cục trường Nguyễn Đăng Chương đã đưa ra khá nhiều vấn đề còn bất cập trong công tác biểu diễn. Ông cho biết, rất khó để đòi hỏi những tiết mục hay, hấp dẫn đối với các văn nghệ sĩ trực thuộc các sở, ban ngành, đơn vị nhà nước bởi quá nhiều bất cập trong chế độ chính sách đối với văn nghệ sĩ. Bộ cũng vừa ban hành, thành lập ban chỉ đạo rà soát triệt để những bất cập với chế độ chính sách đối với văn nghệ sĩ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm trưởng ban.
Một trong những thông tin quan trọng mà Hội nghị đã đưa ra trong sáng 8/5 chính là việc Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã xây dựng và phê duyệt một đề án dài hơi cho một nghị định mới. Nghị định này sẽ thắt chặt việc cấp phép biểu diễn, tăng mức phạt đối với những vi phạm trong lĩnh vực biểu diễn. Theo đó, phạt tối đa 100 triệu đồng đối với đơn vị tổ chức và 50 triệu đồng với cá nhân nếu xảy ra vi phạm. Ngoài ra, các mức phạt khác như: phạt 1 - 3 triệu đồng với việc không thông báo nội dung biểu diễn cho sở, phạt từ 3 - 5 triệu đồng với việc tự ý thêm bớt lời ca, lời thoại, nghệ sĩ hát nhép cũng sẽ bị phạt từ 5 - 10 triệu đồng.
Ngoài các biện pháp chế tài, nghị định mới cũng sẽ mở rộng hình thức xử phạt bổ sung như: Cấm biểu diễn hoặc tước giấy phép biểu diễn từ 6 tháng tới 2 năm đối với những vi phạm dưới đây: Tự tiện thay đổi nội dung chương trình biểu diễn; tự tiện thêm bớt lời ca, lời thoại hoặc thêm động tác diễn xuất khác so với khi duyệt cho phép công diễn gây hậu quả xấu; mặc trang phục, hóa trang gây phản cảm, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục; người biểu diễn lợi dụng giao lưu với khán giả để có những hành vi thiếu văn hóa hoặc phát ngôn thô tục, không đúng đắn; ca sĩ hát nhép...
Một nội dung cũng đã được đưa ra từ trước nay được nói lại trong hội nghị chính là việc cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sĩ. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã đề cập vấn đề này một lần nữa nhằm nâng cao chất lượng quản lý nghệ sĩ. Vấn đề này đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên ông Trần Thanh Long - Đại diện cho công ty người mẫu PL thì cho rằng nên có giấy phép hành nghề với người mẫu để tiện quản lý.
Vẫn còn tình trạng ăn mặc hở hang trên truyền hình
Vấn để gây nhiều tranh cãi nhất trong hội nghị có lẽ là việc quản lý nội dung trên các đài truyền hình quốc gia và địa phương hiện vẫn đang bị buông lỏng và còn nhiều bất cập. Trên sóng truyền hình quốc gia hiện tại vẫn để xảy ra tình trạng ăn mặc hở hang, phản cảm, phát ngôn thiếu cẩn trọng... trong khi đó sóng truyền hình quốc gia có tác động sâu rộng tới cả nước và có ảnh hưởng sâu rộng. Về vấn đề này, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho rằng cần triển khai Nghị định 65 về tận các đài cơ sở và nên học tập Đài TH TPHCM trong việc lập "cảnh sát hậu đài" để kiểm soát trang phục nghệ sĩ trước khi bước lên sân khấu.
Trong hội nghị, Cục trưởng Nguyễn Đăng Chương cũng đưa ra một ví dụ về sự răn đe để làm nghiêm thông qua chương trình Táo quân của VTV như sau: "Nếu chúng ta vẫn còn những "vùng cấm" thì không thể xử lý triệt để những vi phạm. Thông qua đây tôi cũng muốn nhắc lại chuyện Táo quân của Đài truyền hình Việt Nam mà báo chí đã tốn rất nhiều giấy mực, văn bản đi văn bản lại một thời gian dài cuối cùng VTV đã có công văn xin lỗi. Nếu chúng ta nghĩ VTV là một đơn vị báo chí lớn nhất nước mà cơ quan quản lý nhà nước không xử lý thì sẽ tạo một tiền lệ xấu cho các đơn vị khác. Người ta nói sao VTV làm vậy các anh không xử lý mà lại đi xử lý chúng tôi?"
Ngoài ra, việc cấp phép biểu diễn đối với các nghệ sĩ hải ngoại cũng sẽ được chú trọng, theo đó sẽ tăng thời hạn giấy phép biểu diễn tại Việt Nam cho họ lên thành 6 tháng, thay vì 3 tháng như hiện nay. Tuy nhiên, nghệ sĩ nào vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam, có các hành động ảnh hưởng tới quốc gia sẽ bị xử phạt thích đáng. Ông Chương lấy ví dụ từ các nghệ sĩ trong chương trình Asian 71.
"Các nghệ sĩ hải ngoại tham gia chương trình Asian 71, dù là chưa có ý kiến chỉ đạo của cấp trên nhưng sau khi chúng tôi thẩm định xong chúng tôi vẫn có thông báo tới báo chí về việc xử lý quyết liệt. Chúng ta tạo điều kiện hết sức cho các nghệ sĩ về phục vụ công chúng nhưng khi chúng ta tạo điều kiện mà họ cứ làm trái với lợi ích của dân tộc thì rõ ràng chúng ta cần có những biện pháp mạnh để làm gương cho các nghệ sĩ khác".
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng cho biết thêm, Bộ đã thành lập đường dây nóng của tất cả các sở để người dân có thể tố cáo các sai phạm khi cần thiết. Những người phụ trách đường dây nóng này sẽ phải "tiếp nhận thông tin từ người dân 24/24 và 7 ngày trong tuần".
Theo Dantri
Vào nơi làm pháo hoa duy nhất ở Việt Nam Nhà máy Z121 (thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng) là nơi duy nhất trong nước sản xuất và cung cấp pháo hoa để phục vụ những ngày đại lễ của dân tộc. Nhà máy Z121 (thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng) có nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo, sản xuất cung cấp bộ phận trung...