Nghệ sĩ Việt lợi dụng tình cảm của khán giả để quảng cáo sai sự thật
Tiến sĩ Cao Ngọc cho rằng nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức công dân, đạo đức nghề nghiệp, gây ra những lỗi lớn trong ứng xử văn hóa với số đông.
Ngày 27/2, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức hội thảo với chủ đề Văn hóa ứng xử của nghệ sĩ với công chúng nhằm tìm ra các giải pháp xây dựng hình ảnh đẹp của nghệ sĩ trong mắt công chúng.
NSND Bùi Thanh Trầm cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, cùng với tính “đa chiều đa diện” của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, không ít nghệ sĩ đang đứng trước thách thức trên con đường nghệ thuật để khẳng định vị thế, hình ảnh, uy tín trước công chúng.
“Thậm chí, một số nghệ sĩ có biểu hiện dao động về tư tưởng chính trị, có những hành vi lệch chuẩn trong giao tiếp, ứng xử; thiếu chuẩn mực trong lối sống”, NSND Bùi Thanh Trầm nói.
Một nghệ sĩ quảng cáo sữa giúp “không lo biến chứng tiểu đường, dứt điểm tiểu đêm, hết tê chân tay, đường huyết xuống 6 chấm” bị chỉ trích gay gắt.
Nhà văn Nguyễn Hiếu cho rằng, nghệ sĩ là người của công chúng, là thần tượng của không ít người trẻ. Nhất cử nhất động, lời ăn, tiếng nói trong nghệ thuật và cả đời sống thường nhật đều được công chúng để ý, đánh giá và thậm chí làm theo. Vì vậy, ứng xử của họ trong đời sống tác động đến công chúng ở cả hai chiều tích cực và tiêu cực.
Ông lấy ví dụ: “NSND Hoàng Dũng được khán giả gọi là “bố Phan Quân” (vai diễn trong phim Người phán xử), nhắc nhiều những câu nói ấn tượng của ông trong phim. NSND Minh Hòa từng tâm sự, những trang phục bà mặc trong phim được khá nhiều người khán giả bắt chước mặc theo. Vì vậy, nghệ sĩ luôn ý thức để có hình ảnh, diện mạo chỉn chu, đẹp mắt trước công chúng”.
Nhà văn Nguyễn Hiếu buồn vì không ít nghệ sĩ ứng xử thiếu chuẩn mực ảnh hưởng không tốt đến khán giả, làm xấu đi hình ảnh của nghệ sĩ trong mắt công chúng.
Về việc nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật, theo tiến sĩ, nhà lý luận, phê bình sân khấu Cao Ngọc, đây là hành vi vi phạm trách nhiệm của người nghệ sĩ với cộng đồng, lợi dụng sự tin tưởng, tình cảm của công chúng dành cho họ. Họ đã thiếu trách nhiệm, trục lợi bất chấp, gây ra những hậu quả như tổn hại sức khỏe, tinh thần, niềm tin, tiền bạc của công chúng. Những nghệ sĩ này đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức công dân, đạo đức nghề nghiệp, gây ra những lỗi lớn trong ứng xử văn hóa với số đông.
Video đang HOT
“Họ đã vi phạm quy tắc ứng xử có văn hóa vốn rất cần thiết của những gương mặt đại diện cho văn hóa, nghệ thuật nước nhà”, bà Cao Ngọc nhấn mạnh.
Chính vì vậy, bà Cao Ngọc đề nghị cần có chế tài nghiêm khắc và mạnh mẽ hơn để các nghệ sĩ thấu hiểu và có trách nhiệm trước các hành vi của mình.
Trong khi đó, đạo diễn Đường Minh Giang cho rằng: “Hai từ nghệ sĩ rất lớn lao, tự hào và đáng được trân trọng, nhưng nó dễ làm nghệ sĩ chúng ta ảo tưởng, nếu như chính nghệ sĩ không biết tôn trọng và bảo vệ thành quả nghệ thuật”.
Bàn về những giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội đối với nghệ sĩ, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội NSND Trần Quốc Chiêm đề xuất nghệ sĩ cần ý thức sâu sắc về sứ mệnh, thiên chức nghệ thuật cao cả thiêng liêng đang đảm trách, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, nâng cao trình độ tay nghề, năng lực chuyên môn.
Cùng với đó, các bộ, ngành, cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động sáng tạo nghệ thuật, các cấp hội văn học nghệ thuật ở Trung ương và địa phương cần làm tốt công tác giáo dục, định hướng tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trách nhiệm nghề nghiệp, ý thức công dân cho đội ngũ văn nghệ sĩ; phát hiện kịp thời những tư tưởng, hành vi lệch chuẩn, vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, chuẩn mực nghề nghiệp của một số nghệ sĩ để uốn nắn, chấn chỉnh và nghiêm khắc xử lý, tránh những hiện tượng, vụ việc đáng tiếc xảy ra.
Nghệ sĩ Ngọc Dương (Nhà hát Chèo Việt Nam) cho rằng, có nhiều cách để nghệ sĩ xây dựng hình ảnh đẹp, ghi lại dấu ấn trong lòng khán giả. Nghệ sĩ nên trau dồi nghề nghiệp, tận dụng không gian biểu diễn để sáng tạo những tác phẩm, vai diễn để công chúng yêu quý, nhớ đến.
'Cùng một diễn viên mà hôm nay yếu sinh lý mai viêm khớp, thận hư'
"Nhìn sâu xa hơn, những vi phạm về quảng cáo sai sự thật của nghệ sĩ Việt góp phần làm đảo lộn các giá trị và chuẩn mực cuộc sống", chuyên gia truyền thông Lê Ngọc Sơn.
Nghệ sĩ và những người nổi tiếng có thể được gọi là những người có ảnh hưởng (KOLs). Những KOLs này thường có nhiều người mến mộ (fan/follower), do vậy họ cũng là các đối tượng được các nhãn hàng tìm đến để quảng bá.
Những nghệ sĩ nổi tiếng sẽ có nhiều đơn hàng quảng cáo, tất nhiên là thu nhập sẽ tốt. Đây là lý do giải thích vì sao các nghệ sĩ nổi tiếng thường tham gia quảng cáo cho các sản phẩm nổi tiếng.
Tuy nhiên, với thu nhập hấp dẫn từ việc quảng cáo, nhiều nghệ sĩ bất chấp để quảng cáo cho các sản phẩm rởm, không đạt chất lượng...
Do vậy, thật ngạc nhiên khi ta xem quảng cáo, thấy có những nghệ sĩ "mắc quá nhiều bệnh" từ nhẹ đến nặng. Cũng một ông diễn viên mà khi thì yếu sinh lý, khi thì mất ngủ, khi thì ăn không ngon, khi khác lại đau đại tràng, thận hư, viêm khớp, hôm thì mắc bệnh ung thư này, hôm khác thì lại mắc bênh ung thư khác,...
Nhiều nghệ sĩ bị lên án vì quảng cáo "lố", sai sự thật về các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng.
Tôi cho rằng việc quảng cáo sai sự thật này của các KOLs trong lĩnh vực nghệ thuật đã vi phạm cả các chuẩn mực đạo đức lẫn pháp luật.
Về mặt đạo đức nghề nghiệp, chính việc các KOLs này quảng cáo sai sự thật đã góp phần làm hại người tiêu dùng, trong đó có cả những người hâm mộ (fan/follower) của những nghệ sĩ này. Họ đang trục lợi và làm hại cả những người yêu mến, hâm mộ mình từ việc quảng cáo sai sự thật.
Về mặt pháp luật, những KOLs này đang có dấu hiệu vi phạm nhiều luật hiện hành, chẳng hạn Luật Quảng cáo 2012, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và Bộ luật Hình sự 2015.
Khi khởi sinh các rắc rối pháp lý, tuỳ tính chất và mức độ của các vi phạm, những KOLs này có thể bị khởi kiện và đối mặt với các mức phạt tiền khác nhau, thậm chí là phạt cải tạo không giam giữ.
Nhìn sâu xa hơn, những vi phạm về quảng cáo sai sự thật của nghệ sĩ Việt góp phần làm đảo lộn các giá trị và chuẩn mực cuộc sống.
Những giá trị thật mà không bỏ tiền ra để quảng cáo, PR thì bị hạ thấp và lãng quên; trong khi những giá trị ảo, những sản phẩm không có chất lượng, thậm chí làm hại sức khoẻ con người... lại được nâng lên tận mây xanh do được bỏ tiền ra để các KOLs thổi phồng.
Những điều này đi ngược lại với các chuẩn mực xã hội và các giá trị đạo đức. Do vậy, cần tăng các chế tài pháp luật để nắn chỉnh những KOLs chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân mà gián tiếp hay đồng loã làm hại lợi ích của cộng đồng.
Nghệ sĩ hay những người nổi tiếng cần ý thức rõ trách nhiệm xã hội của bản thân đối với cộng đồng. Mỗi hành vi của họ có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, do đó trước hết họ phải ý thức được "quyền lực mềm" của mình và sống có trách nhiệm khi sử dụng những "quyền lực mềm" đó.
Nghệ sĩ Việt "hồn nhiên" quảng cáo "thầy" xem bói toán, tử vi, phong thủy,... đến khán giả của mình.
Về mặt quản trị rủi ro, điều này tốt cho các nghệ sĩ. Bởi hơn ai hết, khi họ ý thức được rằng nếu họ cổ vũ cho cái xấu thì những hậu quả sẽ đến với họ. Họ nghiêm khắc với bản thân cũng là cách để quản trị các rủi ro cho chính mình.
Tuy nhiên, khi không thể trông chờ vào sự tự giác và tự ý thức, pháp luật cần lên tiếng. Về mặt pháp luật, cần có chế tài thật nghiêm và nặng hơn nữa cho những hành vi quảng cáo sai sự thật, để các nghệ sĩ lấy đó làm gương.
Đồng thời, người hâm mộ cũng cần nâng cao ý thức trách nhiệm trước khi lan truyền bất cứ thông tin nào từ các "thần tượng" của mình và hiểu về các quyền mình có thể có.
Ở một góc độ khác, về bản chất, người hâm mộ cũng có các "quyền lực mềm" của mình. Họ cần sử dụng quyền tẩy chay nếu phát hiện ra các nghệ sĩ vô lương, trục lợi trên sự thiếu hiểu biết của đám đông, làm hại sức khoẻ cộng đồng.
Khi người hâm mộ biết dùng đến quyền của mình, chắc chắn hành vi của những nghệ sĩ/người nổi tiếng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Khán giả Việt Nam đã sẵn sàng đóng vai 'người phán xử'? Chính phần lớn khán giả đã tiếp tay cho những sản phẩm sai trái. Từ đó, những người làm ra nó ngang nhiên cho rằng đó là thời thượng... *Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc Khi ngày càng có nhiều vụ lùm xùm, phần lớn là chuyện đời tư của giới nghệ sĩ, được cho là làm ảnh...