Nghệ sĩ trẻ đưa lời nói cuối cùng của George Floyd lên bầu trời nước Mỹ
Không đổ xuống đường tham gia những cuộc biểu tình bạo lực, một nghệ sĩ trẻ đã phản đối nạn phân biệt chủng tộc bằng cách đưa những lời nói cuối đời của George Floyd lên nền trời của nhiều thành phố nước Mỹ.
Biểu ngữ “Làm ơn, tôi không thở được” trên nền trời thành phố Detroit. Ảnh: Jammie Holmes
Những lời nói cuối cùng của George Floyd, công dân Mỹ gốc Phi đã tử vong sau khi bị cảnh sát thành phố Minneapolis ghì gối vào cổ, đã trở thành khẩu hiệu cho những cuộc biểu tình tại Mỹ. Không xuống đường tham gia vào những cuộc biểu tình như những người khác, nghệ sĩ Jammie Holmes đã tìm cách khiến những lời cầu cứu trước khi chết của Floyd trở nên bất diệt. Anh đã treo những tấm biểu ngữ đó lên bầu trời tại 5 thành phố lớn ở nước Mỹ.
Những dòng chữ “Làm ơn, tôi không thể thở được”, “Họ sẽ giết tôi” đã được nhìn thấy trên những chiếc máy bay lượn quanh bầu trời thành phố Detroit và New York. Những tấm biểu ngữ như “Bụng tôi đau quá” cũng được giăng lên nền trời Miami, “Cổ tôi bị đau” trên không trung thành phố Dallas và “Chỗ nào cũng đau” trên khoảng trời Los Angeles. Tất cả đều là những lời thỉnh cầu đáng thương của nạn nhân da màu trước khi qua đời được ghi lại trong một video đang lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.
Một trong những biểu ngữ tung bay trên bầu trời Miami. Ảnh: Jammie Holmes
Floyd đã tử vong ngay sau khi bị sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin ghì gối vào cổ trong hơn 8 phút, bất chấp lời cầu xin: “Tôi không thở được”. Tất cả 4 sĩ quan liên quan đến vụ việc sau đó đã bị sa thải khỏi Sở cảnh sát thành phố Minneapolis. Trong đó, Chauvin hiện phải đối mặt với cáo buộc giết người cấp độ 3 và ngộ sát cấp độ 2.
Theo kênh CNN, trong một thông cáo báo chí, Jammie Holmes cho biết ý tưởng công phu của anh được lấy cảm hứng từ tinh thần đoàn kết và sự thấu hiểu những gì xảy ra với George Floyd cũng đang xảy ra trên khắp nước Mỹ. Anh cho rằng so với việc đổ ra đường, đây là cách hữu hiệu hơn để đưa ra thông điệp chống phân biệt chủng tộc đến tất cả mọi người.
Một biểu ngữ nhìn thấy ở trên thành phố New York. Ảnh: Jammie Holmes
Đến từ Thibodaux bang Louisiana, Holmes được biết đến là một họa sĩ trẻ với nhiều bức vẽ ấn tượng. Các tác phẩm nghệ thuật của anh chủ yếu tái hiện cuộc sống hàng ngày của cộng đồng da màu ở miền Nam nước Mỹ, phản ánh nạn nghèo đói và phân biệt chủng tộc. Holmes cho biết anh cũng từng là nạn nhân của những hành vi sai trái của cảnh sát trong nhiều lần.
Họa sĩ Jammie Holmes. Ảnh: Instagrams
Đăng trên trang web của mình, nghệ sĩ cho rằng “văn hóa sợ hãi và phân biệt đối xử” ở Mỹ đã bùng phát mạnh mẽ từ năm 2018. Với sự hỗ trợ của Thư viện Đường phố Detroit, Holmes mô tả dự án này là “hành động thể hiện trách nhiệm xã hội và sự phản kháng” nhằm mục đích nâng cao tinh thần đoàn kết chống lại nạn phân biệt đối xử với công dân Mỹ.
“Việc sử dụng phương tiện truyền thông trên bầu trời nhằm thuật lại những lời cuối cùng của Floyd thể hiện sự đối lập hoàn toàn với tiếng ồn của các phương tiện kỹ thuật số. Hình thức truyền thông này rất hiếm khi được sử dụng cho các mục đích chính trị hoặc xã hội, bởi cách thể hiện này thường không dành cho người nghèo và những người thiệt thòi. Những người giàu thường dùng cách này để giăng biểu ngữ cầu hôn, trong các sự kiện thể thao hoặc thúc đẩy tiêu dùng. Tôi hy vọng rằng mọi người sẽ được nhắc nhở về sức mạnh của bản thân. Đằng sau một thông điệp thống nhất chính là chiếc chìa khóa cho sự thay đổi thực sự”, anh nói.
Video đang HOT
Tấm biểu ngữ “Mỹ neck hurts” (Cổ tôi bị đau) trên bầu trời thành phố Dallas. Ảnh: Jammie Holmes
Cận cảnh một trong những tác phẩm trên không của nghệ sĩ trẻ. Ảnh: Jammie Holmes
Cái chết của Floyd không chỉ châm ngòi cho nhiều cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc mà còn truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ trên khắp thế giới. Nhiều tác phẩm nghệ thuật công cộng đã xuất hiện trên các đường phố xa xôi như Syria và Tây Ban Nha. Trong số đó, nhiều người đã đề cập đến cụm từ “Tôi không thở được”.
Hoa, biểu ngữ được đặt tại đài tưởng niệm tạm thời cho George Floyd, gần nơi anh qua đời tại Minneapolis. Ảnh: AFP
Nghệ sĩ Cadex Herrera, người đã đóng góp một bức tranh tường tại ngã tư nơi Floyd bị bắt giữ, cho rằng nghệ thuật như một “liệu pháp” cho các cộng đồng bị tổn thương bởi thảm kịch này.
“Nghệ thuật có thể nói lên những điều bạn không thể diễn tả bằng lời nói. Nó có thể phán ánh, chia sẻ nỗi đau buồn, tiếp thêm sức mạnh và ủng hộ chúng ta”, ông nói.
Vệ binh Quốc gia - 'Cây gậy' Trump dùng ứng phó biểu tình
Vệ binh Quốc gia được Trump tin là công cụ hiệu quả để nhanh chóng giải quyết biểu tình bạo lực, dù đây không phải lực lượng hành pháp.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/6 tuyên bố các thống đốc, thị trưởng để xảy ra biểu tình bạo lực trong nhiều ngày sau vụ George Floyd, người đàn ông da màu bị cảnh sát ghì chết hôm 25/5 ở thành phố Minneapolis, là "yếu kém".
Ông cũng đe dọa sẽ "triển khai quân đội Mỹ và nhanh chóng giải quyết vấn đề" cho họ, nếu các bang, thành phố từ chối thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ tính mạng và tài sản người dân. Trump còn tuyên bố huy động hàng nghìn Vệ binh Quốc gia được "trang bị hạng nặng" để hành động nhanh chóng và quyết liệt nhằm bảo vệ thủ đô.
Theo giới quan sát, đây là phát ngôn mới nhất của Trump thể hiện sự coi trọng vai trò của Vệ binh Quốc gia trong đối phó với biểu tình bạo lực, bạo loạn, bất ổn trong nước. Trước đó, ông cũng khẳng định lực lượng này sẽ sát cánh cùng các thống đốc và tuyên bố "khi tình trạng cướp phá bắt đầu, súng cũng sẽ nổ".
Thống đốc bang Minnesota Tim Walz ngày 28/5 điều động 500 vệ binh quốc gia hỗ trợ cơ quan thực thi pháp luật tại thành phố Minneapolis. Nhiều bang khác cũng có động thái tương tự, triển khai Vệ binh Quốc gia để hỗ trợ cảnh sát đối phó biểu tình.
Hình ảnh Vệ binh Quốc gia mang theo vũ khí trên đường phố Minneapolis, bang Minnesota cùng những dòng tweet gây tranh cãi của Trump đặt ra câu hỏi về những việc lực lượng này được làm để kiểm soát bạo lực, bởi lực lượng này là một phần của lực lượng vũ trang Mỹ, không phải cơ quan hành pháp.
Vệ binh Quốc gia là lực lượng quân sự dự bị của các lực lượng vũ trang Mỹ. Mỗi bang và vùng lãnh thổ Mỹ đều có Lực lượng Vệ binh Quốc gia chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ thống đốc, người đóng vai trò là tổng tư lệnh Vệ binh Quốc gia ở bang đó.
Vệ binh Quốc gia có nhiệm vụ ứng phó với các tình huống khẩn cấp nội địa hoặc tham gia chiến đấu ở nước ngoài như một bộ phận của Lục quân Mỹ. Vệ binh Quốc gia cũng có thể tham gia các chiến dịch chống ma túy, tái thiết... Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ hiện có khoảng 350.000 thành viên.
Vệ binh Quốc gia là một phần của quân đội, song các thành viên chủ yếu là dân thường, được huấn luyện quân sự chuyên nghiệp trong thời gian đầu và tiếp tục được đào tạo bổ sung một lần mỗi tháng, thường là vào dịp cuối tuần, cùng với đó là chương trình huấn luyện tập trung hai tuần mỗi năm.
Thống đốc bang có thể triển khai Vệ binh Quốc gia tới bất cứ địa điểm nào được tuyên bố có tình trạng khẩn cấp của bang. Đó thường là tình huống liên quan đến thiên tai, nhưng lực lượng này cũng được huy động để đối phó với bạo loạn, bất ổn, tấn công khủng bố.
Ngoài ra, Vệ binh Quốc gia có thể được tổng thống Mỹ kích hoạt và được đặt dưới quyền kiểm soát liên bang để thực hiện các nhiệm vụ liên bang trong thời chiến hay tình huống khẩn cấp quốc gia.
Binh sĩ Vệ binh Quốc gia được mang theo vũ khí và mặc quân phục dã chiến khi thực thi nhiệm vụ, song họ chỉ có vai trò hỗ trợ cho lực lượng hành pháp địa phương. Thống đốc Walz trong cuộc họp báo hôm 29/5 liên tục nhấn mạnh rằng "Vệ binh Quốc gia không phải lực lượng cảnh sát".
Thiếu tướng Jon Jensen, sĩ quan quản lý cao cấp của Vệ binh Quốc gia bang Minnesota, nói binh sĩ của ông được vũ trang vì thông tin tình báo của Cục Điều tra Liên bang (FBI) chỉ ra "mối đe dọa chết người có thật" đối với lực lượng khi thực thi nhiệm vụ.
Tướng Jensen nói đã được Thống đốc Walz ủy quyền để cho phép Vệ binh Quốc gia mang theo vũ khí khi được triển khai tối 28/5. Jensen nói chưa cho phép vệ binh nổ súng khi làm nhiệm vụ đối phó biểu tình, song lưu ý họ có vẫn có quyền tự vệ. Vệ binh Quốc gia bang Minnesota không có thẩm quyền bắt người mà chỉ các nhân viên thực thi pháp luật được phép tiến hành.
Người biểu tình (bên phải) đối đầu với Vệ binh Quốc gia tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ, ngày 29/5. Ảnh: Reuters.
Vệ binh Quốc gia bang Minnesota có 4 nhiệm vụ chính là bảo vệ tòa nhà trụ sở cơ quan lập pháp bang, bảo vệ an ninh tại Trung tâm Thực thi Pháp luật hạt Ramsey, đảm bảo an ninh tại Cục Bắt giữ Hình sự và hộ tống nhân viên cứu hỏa vào các khu vực nguy hiểm. Lực lượng cũng đang "tạo ranh giới giữa người biểu tình và các địa điểm có nguy cơ bị xâm hại", Vệ binh Quốc gia bang Minnesota cho biết trong thông cáo.
"Chúng tôi không được phép tiết lộ bất kỳ chi tiết cụ thể nào về chiến thuật hoặc việc dùng vũ lực của mình", thông cáo cho biết. "Các vệ binh được điều động để bảo vệ mạng sống, tài sản và quyền biểu tình hòa bình của dân chúng ở Minneapolis và các cộng đồng xung quanh".
Tướng Jensen cho biết Vệ binh Quốc gia đảm bảo an ninh tại các tòa nhà, giúp lực lượng thực thi pháp luật địa phương rảnh tay và sẵn sàng đối phó với bất cứ bất ổn tiềm tàng nào. Tuy nhiên chỉ sau một đêm, đoạn tweet của Tổng thống Trump mang đến thêm nhầm lẫn về vai trò của quân đội.
"Vừa thảo luận với Thống đốc Tim Walz và nói rằng quân đội luôn sát cánh bên ông ấy. Bất kể tình khó khăn đến đâu, chúng ta sẽ đều kiểm soát được, song nếu cướp bóc bắt đầu, súng cũng sẽ nổ", Trump đăng trên Twitter ngày 29/5 và bị mạng xã hội ẩn đi do vi phạm quy định cấm cổ xúy bạo lực.
Vệ binh Quốc gia có thể được liên bang hóa để thực hiện các nhiệm vụ quốc gia, song điều này không đồng nghĩa tổng thống sẽ tiếp quản quyền chỉ huy vệ binh của bang.
Theo đạo luật Posse Comitatus, được ban hành sau thời kỳ Nội chiến Mỹ 1861-1865, quân nhân chuyên nghiệp bị cấm thực hiện các nhiệm vụ thi hành pháp luật, trừ trường hợp tổng thống tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Vệ binh Quốc gia có thể thực hiện loạt nhiệm vụ như đối phó với thiên tai hay giai đoạn khủng hoảng, họ có thể tham gia kiểm soát đám đông. Vệ binh Quốc gia có thể được trang bị vũ khí trong nhiệm vụ cụ thể và được quyền dùng vũ khí để tự vệ như tất cả quân nhân khác.
Vệ binh Quốc gia được đào tạo về kỹ năng kiểm soát đám đông và cách dùng mũ bảo hộ với tấm chắn, khiên cùng dùi cui. Các kỹ năng này được thiết kế để giảm thiểu bất cứ sự leo thang nào trong các cuộc bạo động.
Vệ binh Quốc gia bang Minnesota được triển khai tại thành phố Minneapolis, trên tay áo họ có dán quốc kỳ Mỹ, ngày 29/5. Ảnh: Reuters.
Năm 1970, khi đối phó biểu tình tại Đại học Kent, Vệ binh Quốc gia bang Ohio đã nổ súng vào đám đông, khiến 4 sinh viên thiệt mạng và 9 người bị thương. Vụ nổ súng khiến dư luận Mỹ bàng hoàng khi Vệ binh Quốc gia lại sử dụng chiến thuật chiến đấu để đối phó với người biểu tình.
Vụ nổ súng đã buộc Vệ binh Quốc gia Mỹ phải phát triển các chiến thuật kiểm soát đám đông ít sử dụng vũ lực chết người hơn và thiên về giảm căng thẳng hơn.
Vệ binh Quốc gia tiếp tục duy trì cách huấn luyện này, song các cơ quan thực thi pháp luật địa phương đã chuyển sang sử dụng trang bị và thiết bị bán quân sự để đối phó với các cuộc biểu tình. Đội Chiến thuật và Vũ khí Đặc biệt (SWAT) đôi khi mặc quân phục dã chiến và sử dụng xe bọc thép trong các tình huống khác nhau.
Lực lượng Vệ binh Quốc gia bang Minnesota đăng đoạn tweet ngày 29/5 cho biết không phải tất cả người mặc quân phục dã chiến trên đường phố Minneapolis đều là thành viên của họ.
"Khó để phân biệt đồng phục của lực lượng thực thi pháp luật. Không phải tất cả ai mặc quân phục dã chiến đều là thành viên của Vệ binh Quốc gia bang Minnesota. Các vệ binh của chúng tôi đều mang biểu tượng lục quân hoặc không quân Mỹ và dán quốc kỳ trên tay áo để nhận dạng. Chúng tôi sống trong cộng đồng của các bạn và tới đây để giúp đỡ", Vệ binh Quốc gia bang Minnesota đăng trên Twitter.
Obama lên án biểu tình bạo lực Cựu tổng thống Obama lên án hành vi bạo lực trong các cuộc biểu tình sau cái chết của người da màu George Floyd. "Phần lớn những người tham gia biểu tình đều ôn hòa, can đảm, có trách nhiệm và truyền cảm hứng. Họ xứng đáng được chúng ta tôn trọng và ủng hộ, chứ không lên án", cựu tổng thống Mỹ...