Nghệ sĩ piano Trang Trịnh: Trong cái khó càng cần sáng tạo
Trang Trịnh đang gặt hái nhiều thành công kể từ sau quyết định táo bạo, trở về quê hương với người chồng Hàn Quốc, bỏ lại sau lưng những cơ hội phát triển sự nghiệp ở nước ngoài.
Cần thay đổi thái độ của người làm nghệ thuật
- Với chị, đây có phải cuộc trở về với đầy ắp ý tưởng, sẵn sàng đối mặt với chông gai trong những dự án mới mẻ và táo bạo?
– Khi chuẩn bị cho các buổi diễn, tôi luôn đặt mình ở vị trí công chúng – nhất là những ai chưa từng nghe nhạc cổ điển. Trang cũng có một mong muốn, hay nói đúng hơn là khao khát, được cùng công chúng bước vào thế giới kỳ diệu của âm nhạc. Mà để làm được điều đó ở Việt Nam thì biểu diễn không thôi là chưa đủ.
Tôi làm các buổi biểu diễn sáng tạo, kết hợp với các loại hình nghệ thuật thị giác, chơi nhạc ngoài phố với các em nhỏ, trò chuyện về âm nhạc với công chúng… Tôi vẫn trên con đường tìm hiểu công chúng và trau dồi khả năng của mình để có thể đưa ra những sản phẩm âm nhạc sáng tạo hơn nữa.
- Trong hành trình mang âm nhạc đến với công chúng tại quê nhà, chị có gặp khó khăn gì không?
– Trước kia tôi đã nghe nhiều nhận xét có phần bi quan về thái độ của công chúng đối với âm nhạc cổ điển. Nhưng với hàng loạt phép thử là những buổi biểu diễn “cháy vé” trong vài năm vừa qua, tôi nghĩ rằng điều cần thay đổi không phải là thái độ của công chúng, mà là thái độ của người làm nghệ thuật. Dĩ nhiên, người làm nghệ thuật cũng vướng phải nhiều cái khó. Khó từ việc tìm kiếm một ê-kíp thực hiện đến việc có được không gian cần thiết để luyện tập.
Nghệ sĩ piano Trang Trịnh.
Video đang HOT
Bài toán về kinh tế cũng không dễ giải quyết khi mỗi buổi biển diễn được đầu tư từ 4 tháng đến 1 năm lại chỉ có thể diễn ở một vài sân khấu đủ tiêu chuẩn – số lượng chỉ đếm trên đầu ngón tay với lượng khán giả tối đa chỉ vài trăm người. Nhưng trong cái khó đó, người nghệ sĩ lại càng cần phải sáng tạo. Tôi vẫn luôn tin rằng nếu mình có một giá trị có thể đóng góp cho xã hội, thì mình sẽ có thể tồn tại được ở xã hội ấy.
Tự tin vì đang đi đúng hướng
- Năm qua, Trang Trịnh đặc biệt gây ấn tượng với dự án dành cho các em nhỏ “Dàn hợp xướng và giao hưởng kỳ diệu”. Chị thấy công sức mà mình bỏ ra đó liệu đã được đền đáp xứng đáng?
– Tôi luôn mong rằng mình có thể tận mắt chứng kiến và trải nghiệm sức mạnh thay đổi cuộc sống của âm nhạc. Ước mơ ấy thành sự thật mỗi khi tôinhìn thấy sự tự tin, niềm vui, sự trưởng thành của các em nhỏ sau mỗi buổi học.
Nếu sự nghiệp nghệ thuật của tôi chỉ được tính bằng những buổi biểu diễn ở trên sân khấu lớn với vai trò một nghệ sĩ biểu diễn thì có lẽ mình đã từ bỏ nhiều cơ hội quý giá. Nhưng nếu sự nghiệp ấy có thể được tính bằng những cuộc đời được âm nhạc thực sự chạm tới, những bản nhạc thực sự mang lại tình yêu thương và niềm hy vọng, thì tôi nghĩ rằng mình đang đi đúng hướng.
- Sự đồng hành trong cuộc sống gia đình và sự đồng hành trong âm nhạc của Trang Trịnh với ông xã có thể được miêu tả như thế nào?
– Có câu nói: khi lập gia đình, hai người thành một. Anh Sung-Min là một nghệ sĩ mà Trang kính nể và cũng là một người đàn ông có thể tin tưởng và chia sẻ mọi suy nghĩ. Có những nhu cầu có phần “quái dị” của người làm nghệ thuật ít khi được hiểu, được trân trọng. Cả hai chăm sóc nhau để có thể có những sản phẩm nghệ thuật tốt nhất. Điều đó đối với tôi là một may mắn lớn. Trang nghĩ rằng dù công việc có khó khăn đến thế nào, chỉ cần hai người đồng lòng thì không gì là không thể.
- Nếu định vị cuộc sống nghệ thuật của chị, có thể miêu tả ngắn gọn nó đang ở đâu trong thế giới nghệ thuật của Việt Nam?
– Nếu được dùng một hình ảnh để định vị, tôi muốn được chọn một khu vườn yên bình. Âm nhạc của tôi cũng là loại âm nhạc đòi hỏi người nghe phải bước chậm để thưởng thức, phải lắng để thực sự nghe.
Nhiều điều kỳ diệu có thể xảy ra trong khu vườn ấy, khi người ta không còn bận rộn với công việc hay những chiếc điện thoại di động, mà có thời gian để ngắm nhìn xem vạt nắng xuân đầu tiên của ngày hôm nay, ngay lúc này, đang làm ấm lên trái tim họ như thế nào.
Theo Nguyên Hoàng/An Ninh Thủ Đô
Tiếng đàn cho mẹ
Mẹ em bị ung thư và đã mất sáng ngày hôm qua. Mẹ em bị điếc bẩm sinh, vì vậy tối nay em đã cố gắng đến đây vì nghĩ rằng đây là lần đầu tiên mẹ có thể nghe em chơi đàn.
Qua nhiều năm dạy piano, tôi nhận ra rằng trẻ em có nhiều cấp độ năng lực về âm nhạc. Tôi chưa bao giờ hân hạnh có được một học trò thần đồng nào cả, dù cũng có một số đồ đệ thật sự tài năng.
Tôi có được cái mà tôi gọi là những học viên "được thử thách về âm nhạc". Robby là một ví dụ. Robby được 11 tuổi khi mẹ cậu bé, một người mẹ độc thân, đưa cậu đến học bài piano đầu tiên. Tôi thích học viên của mình (đặc biệt những bé trai) bắt đầu học ở lứa tuổi sớm hơn, và điều đó tôi cũng có giải thích với Robby. Nhưng Robby nói rằng mẹ em hằng ao ước được nghe em chơi piano. Vì vậy, tôi nhận cậu bé vào lớp.
Qua nhiều tháng, cậu bé thì cần mẫn học bài và cố gắng luyện tập, tôi thì cố gắng nghe và động viên cậu. Cứ cuối mỗi bài học hàng tuần, em lại nói: "Một ngày nào đó mẹ sẽ nghe em đàn". Nhưng dường như vô vọng. Đơn giản là cậu bé không có năng khiếu bẩm sinh. Tôi chỉ nhìn thấy mẹ cậu bé từ xa khi bà đưa con đến hoặc ngồi chờ con trong chiếc xe hơi cũ kỹ. Bà luôn vẫy tay và mỉm cười nhưng không bao giờ vào nói chuyện với tôi.
Rồi một ngày kia, Robby thôi không đến lớp. Tôi có nghĩ đến việc gọi em, nhưng lại thôi, vì nghĩ rằng em đã quyết định theo đuổi một cái gì khác. Thật sự, tôi cũng mừng vì em nghỉ. Robby là một màn quảng cáo tồi tệ cho khả năng dạy học của tôi!
Vài tuần sau, tôi gửi đến nhà các học trò của mình tờ bướm giới thiệu về buổi biểu diễn sắp tới. Thật ngạc nhiên, Robby hỏi em có thể tham gia biểu diễn không. Tôi trả lời rằng buổi diễn chỉ dành cho những bạn còn đang học, trong khi em đã nghỉ rồi.
Robby nói mẹ em bị bệnh nên không đưa em đến lớp được, nhưng em vẫn tiếp tục luyện tập. Em năn nỉ tôi cho em tham gia. Tôi không hiểu điều gì đã xui khiến tôi đồng ý. Có thể vì sự kiên trì của cậu bé, hoặc có thể vì một cái gì đó trong tôi lên tiếng rằng sẽ ổn cả thôi.
Rồi đêm diễn cũng đến. Khán phòng của trường chật ních những phụ huynh, bạn bè, thân nhân của các em học viên. Tôi xếp Robby ở gần cuối chương trình, trước tiết mục nói lời cám ơn học viên và biểu diễn một bản nhạc kết thúc chương trình của tôi. Tôi sắp xếp thế để nếu Robby có làm hư bột hư đường thì tôi cũng có thể cứu vãn với tiết mục của mình.
Và buổi diễn đã diễn ra khá suôn sẻ. Rồi đến lượt Robby. Cậu bé bước lên sân khấu với bộ quần áo nhàu nhèo và mái tóc giống như cậu mới vừa dùng máy đánh trứng để đánh bung nó lên. Tôi thầm nghĩ sao em không ăn mặc như các học viên khác, sao mẹ em không chịu ít ra là nhắc em chải đầu trước khi đến với buổi tối đặc biệt này.
Tôi ngạc nhiên khi Robby tuyên bố em chọn bản Concerto số 21 của Mozart. Tôi vô cùng bất ngờ với những gì được nghe tiếp theo. Các ngón tay cậu bé lướt nhẹ nhàng và linh hoạt trên phím đàn. Tiếng nhạc đi từ cực nhẹ đến cực mạnh, từ rộn ràng đến sâu lắng. Tôi chưa từng được nghe người nào ở tuổi Robby chơi Mozart tuyệt vời đến vậy. Sau sáu phút rưỡi, em kết thúc bằng một đoạn nhạc mạnh dần lên. Mọi người đứng dậy vỗ tay vang dội.
Ngây ngất và giàn giụa nước mắt, tôi chạy lên sân khấu, ôm chầm lấy Robby trong niềm hạnh phúc. "Tôi chưa bao giờ nghe em chơi tuyệt như vậy! Em làm cách nào thế?"
Qua micro, Robby nói trong xúc động, giọng ngắt quãng: "Cô có nhớ em đã nói mẹ em bị bệnh không? Mẹ em bị ung thư và đã mất sáng ngày hôm qua. Mẹ em bị điếc bẩm sinh, vì vậy tối nay em đã cố gắng đến đây vì nghĩ rằng đây là lần đầu tiên mẹ có thể nghe em chơi đàn. Em đã cố hết sức mình cho điều đấy."
Cả khán phòng hôm ấy không ai cầm được nước mắt. Khi những người ở Ban Công tác xã hội dẫn Robby về để nhận người đỡ đầu, mắt họ cũng đỏ và đầy xúc động.Tôi thầm nghĩ cuộc đời mình đã giàu hơn biết mấy khi nhận Robby làm học trò.
Vâng, tôi không có học trò thần đồng nào cả, nhưng tối hôm ấy, tôi trở thành học trò thần đồng của Robby. Em đã dạy tôi ý nghĩa của lòng kiên trì, tình yêu và niềm tin vào bản thân hoặc thậm chí đặt cược vào một người khác mà không hiểu tại sao.
Tôi tin rằng luôn có những thiên thần ở quanh chúng ta, bên cạnh chúng ta, và trong bản thân ta. Có lẽ bạn cũng có một thiên thần trong cuộc đời bạn, chỉ có điều đôi lúc chúng ta không nhận ra mà thôi?
Theo Guu
Ngôi sao thể dục Hà Thanh chơi piano và làm người mẫu Gần đây, mọi người đều ngỡ ngàng khi thấy một Hà Thanh hoàn toàn lột xác trong những bộ ảnh mẫu đặc sắc. Tuyển thủ từng đoạt tấm HC đồng lịch sử tại giải thể dục dụng cụ vô địch thế giới tưởng như rất khắc khổ với đôi bàn tay chai sạn lại thử sức chơi piano rất thành công. Mới 24...