Nghệ sĩ piano hàng đầu thế giới Jean-Yves Thibaudet biểu diễn tại Việt Nam
Ngày 10-10, tại Hà Nội đã diễn ra họp báo công bố mùa diễn 2019-2020 của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và giới thiệu buổi hòa nhạc “Thibaudet trình diễn âm nhạc Saint-Saens”. Đêm diễn với sự góp mặt của nghệ sĩ piano danh tiếng nhất thế giới Jean-Yves Thibaudet sẽ diễn ra tối 23-10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Đây cũng là đêm gala mở đầu mùa diễn mới 2019-2020 của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt Trời.
Những ngón đàn điêu luyện của Thibaudet đã chinh phục hàng triệu người nghe trên thế giới và được tôn vinh là một trong những nghệ sĩ piano tài danh nhất thế giới. Buổi biểu diễn tối 23-10 sẽ là một đêm hòa nhạc đậm tinh thần Pháp. Không chỉ nghệ sĩ độc tấu là một đại diện xuất sắc của âm nhạc cổ điển Pháp, nhạc trưởng tài năng Olivier Ochaninne của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt Trời cũng mang trong mình dòng máu Pháp và nhạc mục của đêm hòa nhạc cũng toát lên tinh thần, văn hóa Pháp.
Khúc mở đầu hoành tráng trong vở opera Le Corsair của Berlioz sẽ mở màn cho buổi hòa nhạc đặc biệt này. Nối tiếp sẽ là sự tương phản đầy ngọt ngào với Dolly Suite của Faure. Saint-Saens dẫn dắt bản Concerto bằng vũ điệu Bacchanale trích từ vở opera Samson và Delilah. Cao trào của buổi diễn sẽ là bản Concerto số 5 – Người Ai Cập – dành cho piano và dàn nhạc của nhà soạn nhạc Saint-Saens.
Quang cảnh buổi họp báo.
Video đang HOT
Chia sẻ về chương trình, nhạc trưởng Olivier Ochanine, Giám đốc Âm nhạc Dàn nhạc Giao hưởng Mặt Trời, cho biết: “Nhận được sự đồng ý hợp tác của nghệ sĩ Jean-Yves Thibaudet cho đêm hòa nhạc “Thibaudet trình diễn âm nhạc Saint-Saens” là một niềm vinh dự lớn, đồng thời cũng là sự khẳng định về uy tín của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt Trời trong giới âm nhạc cổ điển thế giới. Chúng tôi đã xây dựng một nhạc mục rất đặc biệt cho buổi diễn mà chúng tôi lựa chọn là gala concert mở đầu mùa diễn.”
Thực tế, mùa diễn 2019-2020 của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt Trời (SSO) đã khai màn với đêm hòa nhạc “Concerto Hoàng Đế” cùng danh cầm người Tây Ban Nha Iván Martin vào tối 20-9 vừa qua. Đây là chương trình đầu tiên trong chuỗi các chương trình hòa nhạc lớn của mùa diễn mà Dàn nhạc Giao hưởng Mặt Trời sẽ bán vé. Việc khán phòng Nhà hát Lớn Hà Nội chật kín khán giả cho đến giây phút cuối cùng, với những tiếng vỗ tay không ngớt, những lời tán thưởng sau concert đã là minh chứng rõ ràng nhất cho sức hút của dàn nhạc SSO cũng như lời hứa hẹn cho một mùa diễn nhiều điều hấp dẫn.
Ngoài đêm hòa nhạc đầu tiên “Concerto Hoàng Đế” và chương trình gala “Thibaudet trình diễn âm nhạc Saint-Saens”, mùa diễn 2019-2020 của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt Trời với chủ đề “Mặt trời lên” còn có nhiều chương trình hòa nhạc vô cùng đặc sắc và hấp dẫn khác sẽ diễn ra lần lượt trong năm 2019 và 2020. Mùa diễn được xây dựng với cơ cấu các chương trình Hòa nhạc lớn, các chương trình Hòa nhạc Thính phòng và các chương trình nằm trong Chuỗi Chương trình Hòa nhạc Giáo dục mà dàn nhạc hợp tác cùng Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam được tổ chức hằng tháng.
Đây là bước đi tiếp theo trong lộ trình ngày càng chuyên nghiệp hóa các hoạt động của dàn nhạc. “Song song với việc mở bán vé, chúng tôi cũng lên kế hoạch mời những nghệ sĩ độc tấu hàng đầu thế giới trình diễn cùng dàn nhạc trong các buổi hòa nhạc lớn hằng tháng. Chủ đề cũng được lựa chọn và xây dựng bảo đảm các yếu tố đẳng cấp, cuốn hút và thú vị”- nhạc trưởng Olivier Ochanine cho biết. Lựa chọn bán vé các chương trình hòa nhạc lớn, đồng thời tiếp tục song hành với các hoạt động đồng hành, hỗ trợ tài năng âm nhạc trẻ, Dàn nhạc Giao hưởng Mặt Trời khẳng định những bước đi của mình kiên định với sứ mệnh đã đặt ra, đồng thời ngày càng khẳng định đẳng cấp và thương hiệu riêng của mình.
Tin, ảnh: LAN DỊU
Theo Qdnd.vn
Lọ Lem dòng nhạc thính phòng
Khoảng cách khá xa giữa Phạm Thùy Dung của giải Nhì Sao Mai 2013 dòng dân gian và nhân vật chính trong buổi hòa nhạc hoành tráng đẹp như mơ cùng Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội chắc chắn cần được lấp đầy bởi rất nhiều may mắn và sự hỗ trợ quan trọng từ nhiều phía. Nhưng nếu Phạm Thùy Dung không nỗ lực nâng cấp bản thân thì giấc mơ cũng mãi chỉ là giấc mơ...
Dung diện 6 bộ váy của Chung Thanh Phong trong đêm Trăng hát Ảnh: NVCC
Khi tấm màn nhung Nhà hát Lớn mở ra, khán giả không khỏi trầm trồ trước bài trí sân khấu của đêm hòa nhạc Trăng hát. Vô vàn lớp cánh gà màu trắng được cách điệu thành những đường cong tựa đường nét của bầu đàn cello hoặc cũng có thể của người con gái. Giữa các khe có ánh trăng hắt lên. Hình chiếu trên màn hình LED thực sự là những bức tranh tiết chế, tinh tế biến ảo theo từng bài hát. Trang phục nhạc công thay vì đen truyền thống chuyển sang trắng, nền sân khấu cũng trắng. Mỗi giá nhạc và loa là đen. Bộ thiết kế sự kiện cũng được chăm sóc tận tình, xoay quanh chủ đề Trăng hát.
Dàn nhạc giao hưởng và nhạc sĩ phối khí hàng đầu, khách mời cũng là những đại diện nổi bật trong dòng nhạc của mình. Chỉnh thể chỉ còn chờ mảnh ghép quyết định là Phạm Thùy Dung... Dung bỏ ra hai tháng để tập với piano, với nhạc trưởng và dàn nhạc, luôn có huấn luyện viên thanh nhạc đi kèm. Cô vẫn duy trì việc học với nghệ sĩ opera tầm cỡ thế giới Lyubov Kazarnovskaya khi rảnh. Được biết phong độ của cô khi diễn còn tốt hơn tập...
Giờ giải lao của đêm nhạc được dành để tri ân tất cả các thầy cô giáo từng góp sức làm nên giọng hát Phạm Thùy Dung. Thế mới biết giọng hát này "tốn kém" cỡ nào. Các thầy cô thẳng thắn chỉ ra những hạn chế của Dung khi mới học và bây giờ giọng cô được nhà giáo nổi tiếng mực thước Hồ Mộ La đánh giá đã đạt tới độ đẹp, còn NSND Trung Kiên thì thực sự bất ngờ vì Dung hôm nay lên những nốt cao chói vói khác hẳn ngày xưa.
Có thể thấy ánh trăng đạt tới độ lấp lánh trong phần đầu dành cho thứ âm nhạc Dung được học trong trường. Dung chinh phục được những bài bản đòi hỏi kỹ thuật khá cao như trích đoạn Alleluja của W. Mozart hay Mein Herr Marquis của J.Strauss. Với kỹ thuật đang ở độ chín như vậy, Dung nên hát nhiều aria hơn- là đề xuất của "khán giả" NSND Trung Kiên. Tất nhiên nếu đúng chuẩn trường lớp, cô sẽ phải hát cùng dàn nhạc mà không có tăng âm. Nhưng như thế lại không phù hợp với phần sau của chương trình mang tính chất giao thoa. Hãy tưởng tượng Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh mà phải vận dụng kỹ thuật để hát không mic sẽ thế nào... Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng đã phối khí bài này một cách súc tích, rất chặt về nhịp. Để theo được bản phối này, Dung cũng không thể luyến láy ngâm ngợi theo kiểu hát truyền thống. Và cách luyến láy của Dung giờ đây cũng Tây hóa đáng kể. Rõ ràng cô đã thành công trong việc lột xác từ một thí sinh dân gian Sao Mai thành một giọng ca chuẩn thính phòng. Việc hát lại Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh giống như để tri ân quê hương.
Độc đạo là một bản phối thăng hoa và trau chuốt Trần Mạnh Hùng dành cho khách mời Tùng Dương. Nó làm khán giả phải nghĩ đến khả năng Tùng Dương trình diễn với dàn nhạc giao hưởng cả chương trình. Tất nhiên hơi khó cho Tùng Dương khi phải ép mình vào cổ điển giao thoa nhưng biết đâu đấy, với công nghệ xử lý âm thanh phát triển như bây giờ.
Một thực tế nhiều ca sĩ qua đào tạo trường lớp đều thấm thía là càng đi sâu vào kỹ thuật opera, càng khó trở lại hát kiểu dân gian Việt Nam. Dung cũng không phải ngoại lệ. Cô áp dụng kỹ thuật hát liền mạch (legato) không theo chuẩn "tròn vành rõ chữ" trong những bài Việt như Ở rừng nhớ anh (An Thuyên) nghe khá lạ tai nhưng cũng không đến nỗi chỏi, cũng có thể coi như một cách "đổi gió" cho người nghe. Phần cuối dành cho những sáng tác hiện đại đa phong cách (trong đó buộc phải có yếu tố thính phòng cổ điển) từ Phantom of the Opera của A.L.Webber tới Mỗi sớm mai lại thêm bình yên (Vũ Minh Tâm). Đây chính là con đường Dung theo đuổi và cô tiếp tục chứng tỏ lựa chọn của mình hoàn toàn có căn cứ.
Ở tuổi 30 đã có trong tay một ê-kip hoành tráng từ nghệ thuật tới tổ chức sản xuất và thành công trót lọt ngay từ lần ra mắt đầu tiên, có thể nói Dung đang viết những trang "có hậu" của câu chuyện cổ tích đời mình. Xuất thân nghèo khó giờ đây cũng thành một mảng màu tôn lên bức tranh toàn cảnh sáng tươi.
NGUYỄN MẠNH HÀ
Theo Tienphong.vn
Quang Hà nhiều lần rơi nước mắt khi biểu diễn trên sân khấu tạm Dù cố gắng kiềm chế, nhưng Quang Hà vẫn nhiều lần bật khóc khi đứng trên sân khấu "tạm" sau khi Cung Việt Xô bị cháy. Sau vụ cháy ở Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô (Hà Nội) sáng 28/9 khiến sân khấu chính bị thiêu rụi, ca sĩ Quang Hà cùng ê-kíp quyết định tổ chức liveshow "Không thể thay thế"...