Nghệ sĩ Phú Quý tiết lộ tuổi thơ cơ cực, được NSND Kim Cương đưa vào nghề
Sau Cindy Thái Tài, nghệ sĩ Phú Quý tiếp tục trở thành tâm điểm xuất hiện trên sóng “ Sau ánh hào quang”.
Ở tuổi thất thập cổ lai hy, nghệ sĩ Phú Quý đã đi qua cả vinh quang lẫn cay đắng trong nghề và trong đời. Dù vậy, trong tâm tưởng của nam nghệ sĩ, anh như vẫn chỉ đang ở lứa tuổi thanh niên mang lại nụ cười cho mọi người xung quanh nhờ sự hài hước, thân thiện của mình.
Trải qua 5 thế hệ cải lương và kịch nghệ, Phú Quý sẽ lần đầu tiên trải lòng về hành trình tìm đến với con đường nghệ thuật trong Sau ánh hào quang.
Ở nghệ sĩ Phú Quý luôn toát lên một bầu không khí vui nhộn, thoải mái.
Nghệ sĩ Phú Quý tên thật là Huỳnh Phú Quý sinh năm 1946 tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Nghệ sĩ Phú Quý là con út trong gia đình có mười anh chị em ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Cha làm nghề chài lưới, mẹ tảo tần nuôi 10 lứa con, nam danh hài từ bé phải phụ giúp gia đình buôn gánh bán bưng để kiếm sống.
Thời kỳ hoàng kim của cải lương và tấu hài, Phú Quý là một trong những ngôi sao ăn khách cùng Minh Vương, Lệ Thủy, cố nghệ sĩ Út Bạch Lan, Thanh Sang, “đệ nhất danh hài” Bảo Quốc, Kim Ngọc, Duy Phương, Kiều Mai Lý…
Nhà gần đoàn hát, Phú Quý hàng ngày bán trái cây, bưng cháo phục vụ các nghệ sĩ. Khi rạp hạ màn, cậu bé mới lẻn vào sân khấu để được nhìn ngắm hào quang từ các thần tượng. Gần màn nhung, Phú Quý dần bị ánh đèn và âm nhạc mê hoặc. “Má ơi, con muốn đi hát quá” – Phú Quý lấy hết can đảm thổ lộ với mẹ rồi bỏ học, rời gia đình đi theo đoàn hát khi mới 13 tuổi.
Từ đó, “thần đồng” Thanh Quý rong ruổi khắp mọi nơi, trao lời ca tiếng hát cùng các tên tuổi gạo cội. Hát được vài tháng, Phú Quý lại trốn đoàn về nhà vì nhớ mẹ cha. Năm 14 tuổi, Phú Quý may mắn trúng 5.000 đồng từ vé số, cậu cùng gia đình mua lại một ngôi trường bỏ hoang để xây sửa lại thành ngôi nhà.
Nam danh hài bồi hồi kể lại mối lương duyên cùng nghệ thuật.
Vòng xoáy của cuộc đời theo năm tháng vùi lấp niềm đam mê của Phú Quý. Anh trở thành một nhân viên tại xa cảng miền Tây. Ở bến xe, Phú Quý ngày ngày vẫn thường hay giúp đỡ các nghệ sĩ có vé xe sớm để đi diễn ở các tỉnh xa. Thấy Phú Quý nhiệt tình, nhiều nghệ sĩ cũng ngỏ ý hỗ trợ nhưng cơ hội để trở lại sân khấu lúc đó với anh vẫn còn mịt mờ.
Trong một lần hội diễn văn nghệ quần chúng, Phú Quý bất ngờ được chọn trình diễn và thắng lớn với 3 huy chương vàng dù vẫn đang chỉ là một công nhân viên bình thường của ngành giao thông vận tải. “Thấy hình ảnh mình xuất hiện trên TV trắng đen thời đó, Phú Quý sung sướng lắm” – nam danh hài bồi hồi kể.
Nghĩ lại những ngày cơ cực, mờ mịt, nghệ sĩ Phú Quý xúc động.
Như một duyên nợ, năm 1980, kỳ nữ Kim Cương cho người xuống tận xa cảng miền Tây để mời Phú Quý đến nhà riêng của mình. Tại đây, chàng thanh niên thuở ấy lần đầu được “diện kiến” Kim Cương và được chính thần tượng tạo cơ hội diễn cùng trong vở Dưới hai màu áo.
Đạp xe một quãng đường dài rồi bất thình lình được giao một kịch bản dày cộm trên tay, Phú Quý muốn ngất đi vì không tin vào những gì mình đang chứng kiến. Sung sướng kèm sợ hãi, Phú Quý tứa mồ hôi rồi xin trả lại kịch bản cho nữ nghệ sĩ.
Clip: Nghệ sĩ Phú Quý chia sẻ về kỳ nữ Kim Cương
Chính NSND Kim Cương là người mang Phú Quý một-lần-nữa sống đúng với đam mê của mình.
Lúc này, nghệ sĩ Kim Cương mới lên tiếng: “Đây là cơ hội để thay đổi cuộc đời. Nếu em không nắm bắt thì chị có thể tìm diễn viên khác”. Trên đường ra về, Phú Quý đột ngột thay đổi quyết định và quay lại xin kỳ nữ Kim Cương được thủ vai này.
Một tuần sau, Phú Quý chính thức trở thành “ông Công” – người cha của cô bái bán hột vịt lộn do NSND Kim Cương thủ diễn. Kết thúc vở diễn, cả đoàn đã ôm chầm lấy Phú Quý chúc mừng: “Em thành công rồi!”.
Theo Saostar
Anh trai tôi nói "mày bôi gio trát trấu vào mặt gia đình"!
"Tôi có nghe nói người chuyển giới sẽ giảm tuổi thọ. Nhưng 17 năm chuyển giới trôi qua, tôi vẫn khỏe mạnh bình thường", ca sĩ Cindy Thái Tài chia sẻ.
Cuộc đời của ca sĩ chuyển giới Cindy Thái Tài vốn lắm gian truân với nhiều lần bị bạo hành và đổ vỡ tình cảm. Tại chương trình Sau ánh hào quang tối qua (8/1), Cindy Thái Tài đã lần đầu bộc bạch hết về quá khứ của mình.
Từ 3 tuổi đã biết mình khác thường
Từ bé, tôi đã rất cá tính. Có lẽ vì ngay từ nhỏ, tôi đã là đứa trẻ lạc loài. Nói cách khác, tôi là đứa con gái bị nhốt trong cơ thể con trai.
Khi 3 tuổi, tôi biết mình khác thường. Tôi thích chơi búp bê, thích mặc váy, nhưng không dám mặc vì bố tôi là một công chức, còn mẹ lại sinh ra trong gia đình truyền thống.
Tới 5 tuổi, tôi bắt đầu sống theo bản năng, hay nhõng nhẽo và chơi búp bê. Bố tôi thấy thế mới bẻ búp bê vất vào thùng rác. Bố còn cấm tôi chơi với con gái.
Nguyên thời gian học cấp 1, tôi nhận rõ mình không bình thường. Tôi sợ vì bị ăn đòn nhiều từ bố mẹ và chị lớn. Họ nói tôi không được hư như thế, không được bắt chước con gái chơi những trò õng ẹo ngoài đường.
Ngày xưa, nhà tôi ở trong cư xá, hàng xóm rất hay dòm ngó, soi mói nhau. Mình có gì khác thường là bị đánh giá liền. Họ thường hỏi bố mẹ tôi rằng: "Này, ông Lộc ơi, thằng Tài nó bị làm sao mà cứ õng a õng ẹo thế? Nó có bệnh à?".
Phải gồng mình làm con trai vì bị đánh, trấn lột nhưng vẫn lộ ẻo lả
Bạn bè thì tôi có nhiều. Tôi dễ hòa nhập với mọi người lắm. Nhưng vui thì nó chơi với mình, còn không làm theo ý chúng thì chúng bảo mình: " Mày là bóng lại cái". Nếu cãi chúng, chúng sẽ đánh mình.
Thậm chí, tôi còn thường xuyên bị trấn lột vì chúng nghĩ không ai ủng hộ tôi. Tới hồi lớp 4, có đứa bạn còn dọa tôi: "Bố mẹ mày cho tiền ăn quà thì phải nộp cho tao. Nếu không, tao và anh tao sẽ trói mày vào, cột lên cây. Mày nên nhớ, tao mà đánh cũng chẳng ai bênh mày đâu!".
Tôi mà đánh lại thì sẽ bị bố cho ăn đòn mà không cần biết lí do. Tôi nói ra nguyên nhân thì bố bảo: "Đó là do mày không bình thường".
Còn bố mẹ các bạn thì dặn chúng rằng: " Tao cấm mày chơi với thằng Tài, không nó lây bệnh cho mày".
Chẳng có ai bảo vệ tôi, kể cả bố mẹ. Hơn nửa năm, tôi phải ra vòi uống nước. Tới lúc tức nước vỡ bờ, tôi vùng lên đánh trả, đấm túi bụi tới không biết nó sống hay chết.
Bố tôi biết được, mới đánh rất nặng rồi mắng: "Sao mày là con trai mà để nó bắt nạt? Sao không về nhà nói với tao?".
Tôi mới bật khóc: " Bố có bao giờ nghe con nói đâu". Đến lúc đó, bố tôi mới ôm tôi và xoa dầu cho tôi.
Cũng vì thế, tôi đã từng gồng mình lên để làm con trai, nhưng không được. Chẳng hạn, khi tôi đá banh, tôi chỉ lo nhìn cầu thủ mà không chụp được banh, nên bị đuổi ra ngoài.
Tôi có gồng cũng đến vậy mà thôi, vì ánh mắt của tôi vẫn khác thường. Những lúc không để ý, tôi vẫn có những động tác ẻo lả, rồi bị mọi người chê cười.
Từng oán trách bố mẹ vì uất hận
Có những lúc, tôi oán trách bố mẹ mình. Tôi như một đứa trẻ mang nỗi uất hận trong lòng. Tôi muốn bỏ nhà đi, nhưng lại nghĩ ra ngoài chẳng ai thương mình, có khi còn đánh mình chết vì khác người.
Thậm chí, tôi còn ước có ai thương mình, xin bố mẹ cho nhận mình là con nuôi. Được như thế, tôi sẽ đi ngay. Không bao giờ bố mẹ chấp nhận con người tôi. Tôi từng muốn chết, nhưng mãi rồi cũng nguôi ngoai dần.
Ngày trước, tôi ước mơ làm bác sĩ vì nghĩ mình có bệnh như mọi người nói. Tôi cho rằng, cơ thể mình có gì đó bất ổn, nên muốn học y để tìm hiểu rõ hơn.
Tôi còn muốn làm luật sư để bảo vệ bản thân khỏi những người ức hiếp mình và bảo vệ cả những người như mình.
Tôi không bao giờ muốn đưa hình ảnh quá khứ của mình trước công chúng. Mỗi khi nhìn vào nó, tôi cảm thấy đau đớn. Có nhà báo còn hỏi tôi: " Sao chị không đưa hình ảnh đó ra? Chị phải tự hào chứ?". Tôi nói không. Nếu tôi tự hào thì tôi đã không lên bàn mổ để được như bây giờ.
Tất cả hình ảnh quá khứ của tôi trước khi chuyển giới trên mạng hiện nay đều là giả.
Tất cả ảnh trên mạng như này đều là giả
Cương quyết "cãi" chồng để chuyền giới
Hồi tôi quyết định chuyển giới, chị Thủy Hương đã giới thiệu tôi với cô ruột là cán bộ ngành y chuyên về hoóc môn. Cô ấy đã chỉ cho tôi nên dùng loại hoóc môn nào. Thấy cô chỉ cho mình như thế, tôi đã ôm cô và khóc, vì cả gia đình chẳng ai hiểu cho mình như một người ngoài. Đến anh tôi còn nói: " Mày bôi gio trát trấu vào mặt gia đình".
Khi tôi tiêm hoóc môn, cảm giác như địa ngục. Nó vật tôi ăn không được, ngủ không được, người bần thần. Tôi phải chịu đựng suốt 1 năm như vậy.
Tôi đi phẫu thuật chuyển giới bằng chính tiền của tôi làm ra. Tiền phẫu thuật rất lớn, nhưng tôi đủ sức chịu được nên chấp nhận gói đắt nhất để biến mình thành phụ nữ.
Tôi có nghe nói người chuyển giới sẽ giảm tuổi thọ. Nhưng 17 năm chuyển giới trôi qua, tôi vẫn khỏe mạnh bình thường. Nguyên nhân vì tôi hạnh phúc hơn rất nhiều. Tôi không phải mặc đồ của người khác hay né tránh ánh mắt soi mói và tự tin ngẩng cao đầu.
Tôi đã phải gặp bác sĩ tâm lí, bác sĩ thần kinh để khuyên nhủ, nhưng tôi vẫn quyết tâm chuyển giới và không bao giờ hối hận về quyết định này.
Khi tôi qua Thái, chồng tôi còn bảo: " Hay em đừng phẫu thuật, anh sợ em chết. Em để nguyên anh vẫn thương em mà".
Nhưng tôi cương quyết: " Không! Em làm là cho em. Em cần thiết phải làm. Em khao khát phải làm. Đến đây rồi, em không quay lại đâu. Ngày mai, khi em bỏ được những thứ em không cần nữa để được làm phụ nữ, thì chết cũng mãn nguyện".
Sau khi phẫu thuật xong, nhiều người đến xem và thương tôi nhiều hơn.
Người mẫu rất sợ tôi
Những năm học cấp 2, cấp 3, tôi đã biết yêu bạn cùng lớp. Bạn ấy tên Trung, giờ đang ở Mỹ, đẹp trai và cao to lắm. Tôi nghĩ bạn ấy biết tôi thích bạn ấy.
Có lần, tôi bị ức hiếp, bạn ấy nhìn không được mới nhảy vào nói: " Mày đánh nó làm tao ngứa mắt. Mày nói nói bê đê, nhưng tao nhìn nó cũng giống con gái. Giờ mày ngon mày đánh tao nè!". Lúc đó, tôi chết đứng luôn và yêu thầm từ ấy.
Bạn ấy có một chiếc xe cào cào không yên sau, nên thường bảo tôi đứng đằng sau vịn vào vai rồi chở tôi đi, thích lắm. Thậm chí, bạn ấy còn kêu tôi lên hẳn phía trước, như con gái ấy.
Sau khi học xong phổ thông, tôi tự ra đường xin việc làm rồi tự học make up. Lúc bắt đầu make up cho người mẫu, tôi thấy họ đi không đúng, nên mới tự nghiên cứu về người mẫu ở nước ngoài để chỉ lại cho họ.
Ngày xưa, nhiều người mẫu sợ tôi vì tôi rất nghiêm khắc.
Khi ấy, tôi bận trăm công nghìn việc, phải điều hành hai tiệm áo cưới để nuôi cả gia đình. Các anh chị đi làm không thành công, nên tôi đành lôi về làm cho mình.
Chia tay chồng đầu khi thấy nét mặt buồn của anh
Như tôi đã nói, có một người tôi gọi là chồng đã theo tôi suốt thời gian phẫu thuật. Người đó nhỏ tuổi hơn tôi. Tính đến lúc phẫu thuật, chúng tôi đã yêu nhau được ba năm.
Ban đầu, chúng tôi chỉ là bạn. Lâu dần, tình cảm giữa hai đứa phát triển và nhích dần từng chút một cho tới lúc quyết định yêu nhau. Tôi nghĩ, anh yêu tôi vì cảm nhận được phần con gái trong tôi.
Một lần nọ, tôi thấy anh đùa giỡn trên phố với một đứa trẻ con rồi quay đi với nét mặt buồn. Từ đó trở đi, tôi lóe lên ý nghĩ trả anh về cuộc sống thường của anh. Tôi nghĩ, mình không có quyền ích kỉ với anh. Vì vậy, tôi quyết định chia tay.
Tôi rất muốn có con. Nhưng tôi nghĩ, nếu lấy tinh trùng của mình tạo ra đứa con cho mình thì sau này, đứa bé ấy sẽ gọi mình là bố hay mẹ? Vì vậy, tôi quyết không có con.
Cindy Thái Tài chia sẻ chuyện quá khứ cay đắng
Sang nước ngoài chăm chồng Tây bị ung thư
Mối tình đáng nhớ nhất là với người chồng quá cố đã mất cách đây 5 năm của tôi. Anh ấy là người nước ngoài, làm giảng viên của một trường ở Bình Dương.
Tôi quen anh tại Hà Nội. Lúc đầu, anh còn dạy tại Hải Phòng, còn tôi ra Hà Nội chơi với bạn. Tình cờ vào một tiệm sách, tôi thấy anh đang nhìn tôi rồi đỏ mặt ngượng. Tôi có hỏi thì anh bảo: " Nhìn em rất sexy".
Từ đó, chúng tôi quan hệ qua lại với nhau. Cho tới một ngày, anh nói yêu tôi và muốn ở cùng tôi. Tới lúc ấy, tôi mới thú nhận mình là người chuyển giới.
Sau khi nói ra, anh không gọi điện cho tôi vài hôm. Tôi nghĩ, chắc là đứt rồi nên bảo anh cứ đi đi. Nhưng anh lại nói: " Anh shock thật, nhưng vẫn yêu em". Nghe vậy, tôi đã khóc nhiều lắm.
Chúng tôi yêu nhau 3 năm thì phát hiện anh bị ung thư. Cụ thể, vào một buổi sáng, anh đang dạy thì bị mệt và mờ mắt. Đi chụp cắt lớp, bác sĩ nghi anh bị khối u trên đầu.
Cindy Thái Tài và chồng Tây
Thấy vậy, tôi giục anh về nước rồi cũng sang đó chăm sóc anh cùng người nhà. Nhưng mấy tháng sau, bệnh tình của anh càng nặng thêm. Anh bảo tôi: "Anh sắp chết. Nếu em muốn về, anh sẽ thu xếp cho em về ngay ngày mai".
Nghe anh nói câu đó, tôi dỗi vì tưởng anh nghĩ tôi làm phiền gia đình anh, toan bỏ về. Anh mới nắm tay tôi lại rồi nói: " Anh không bao giờ muốn rời xa em. Nhưng sự thật là anh sắp chết rồi".
Sau đêm đó, lúc nào tôi cũng phải tươi cười để cho anh có tinh thần hơn và không mất đi dũng khi. Tôi không thể chấp nhận được chuyện đó.
Khi anh mất, tôi tưởng mình sẽ vượt qua được. Nhưng không, tôi nhìn đâu cũng thấy anh. Tôi không thiết sống nữa. Sau 5 năm, đến giờ tôi đã khá hơn rồi.
Theo Trí Thức Trẻ
Cindy Thái Tài: 2 lần 'chết đi sống lại' cũng chỉ vì hạnh phúc cuộc đời Để chạm đến hào quang, Cindy Thái Tài đã phải đánh đổi cả thanh xuân và hạnh phúc của đời mình. Người ta thường nói cuộc đời vốn dĩ không có sự công bằng. Sự bình đẳng ấy thực chất vẫn hiện hữu khi ném vào mỗi số phận một nỗi đau khác nhau. Với Cindy Thái Tài, cô trải qua thời thơ...